Có phải bây giờ sinh viên đi thực tập sớm là theo trend?

  1. Xã hội

Chỗ mk làm đang tuyển một sô vị trí inter. Sơ qua thì lương thấp so với mức phí làm thêm của sinh viên, thậm chí là không lương luôn. Nhưng lạ cái là mk thấy rất nhiều bạn ứng tuyển. Hay nữa là phần lớn CV nhận được đều từ các bạn sinh viên chưa đến kì thực tập: năm 2,3 thậm chí là năm nhất cũng nhiều luôn.

Nhưng hầu hết các bạn đến phỏng vấn đều trả lời rất khuôn mẫu và không biết định hướng bản thân muốn gì,. Cảm giác các bạn đang ứng tuyển và muốn đi lm cho vui cho bằng người khác. Liệu đi thực tập có phải là trend của giới trẻ không?

Từ khóa: 

gen z lạ lắm

,

chuyện đi làm

,

xã hội

  • Giới trẻ hầu hết hoàn toàn mất định hướng công việc, hiện tại họ đổ xô theo học ngành hot, nhiều tiền, nghe đồn thổi ngành triển vọng trong tương lai, rồi họ lại nhảy ào ạt vào ngành như con thiêu thân mà không phân tích bản thân cho kỹ lưỡng.
  • Sau đó Gen mới lại thất vọng tràn trề, lầm đường lạc lỗi và long đong lận đận trong chuỗi ngày trên giảng đường. Họ không có mục tiêu, đam mê và tâm sức với chuyên ngành học của mình. 
  • Và thế là, vào trường học một đằng ra trường làm một nẻo. Kèm theo với tư tưởng miễn kiếm nhiều tiền là được. Mới có tình trạng sinh viên với tâm bằng danh dự và hoành tráng ra làm xe ôm công nghệ hay chen chân vào ngành content và Marketing,...
  • Thực ra sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 thực tập sớm và làm thêm, thực chất là tín hiệu đáng mừng vì họ lo lắng cho tương lai kẻo lại mù mịt. Những bạn này họ đang thử, kiểm tra và kế tiếp là đánh giá "liệu mình có phù hợp với chuyên ngành hay không để rẽ hướng đi mới".
  • Sau đó tùy vào ngã rẽ lựa chọn, họ sẽ có hướng đi khác nhau.
  • Có người sẽ tiếp tục học chuyên ngành để cố gắng có bằng, có người sẽ nghỉ học bảo lưu theo đuổi công việc, thậm chí có người sẽ bỏ học ngang với một tâm thế chuẩn bị chinh chiến trường đời. 
  • Mặc khác, doanh nghiệp thì mong muốn làm sao khai thác tuổi trẻ nhằm bóc lộc nhân sự tạo nhiều lợi ích và giá trị lâu dài cho cty. Nhưng DN lại khốn khổ vì nhiều bạn trẻ hiện nay nhảy việc liên tục. Do đó, một số doanh nghiệp dùng inter để sàn lọc ứng viên hoặc có tiêu chí cao để tuyển trực tiếp nhân viên.
  • Vì thế, thường vị trí thực tập mức lương rất bèo, kèm với đào tạo thu hút nhiều ứng viên trẻ trung ít lão luyện cv, vị trí này giúp các bạn trẻ cọ xác thực tế để có kinh nghiệm. Sau khi thông qua quá trình thực tập, HR sẽ giữ chân số ít những bạn trẻ có sự gắng bó và năng lực kết tinh trong quá trình làm việc.
  • Vậy chỉ là vị trí inter thì HR không nên đòi hỏi quá nhiều về ứng viên mà cái cần là HR phải phát hiện ứng viên tiềm năng, vạch ra lộ trình phát triển CV, có khả năng đánh giá năng lực và giữ chân nhân sự năng lực ở lại sau kết quả thực tập. 
  • Tóm lại theo mình một số sinh viên đi thực tập sớm là theo trend nhưng số sinh viên khác lại có mong muốn và mục đích khác như thử sức, có kinh nghiệm sau khi ra trường tìm chỗ "ngon" làm việc,... Nên không nên đánh đồng tất cả sinh viên là theo trend.

____________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

Nhớ follow mình nhé. Cảm ơn bạn ^^

Trả lời
  • Giới trẻ hầu hết hoàn toàn mất định hướng công việc, hiện tại họ đổ xô theo học ngành hot, nhiều tiền, nghe đồn thổi ngành triển vọng trong tương lai, rồi họ lại nhảy ào ạt vào ngành như con thiêu thân mà không phân tích bản thân cho kỹ lưỡng.
  • Sau đó Gen mới lại thất vọng tràn trề, lầm đường lạc lỗi và long đong lận đận trong chuỗi ngày trên giảng đường. Họ không có mục tiêu, đam mê và tâm sức với chuyên ngành học của mình. 
  • Và thế là, vào trường học một đằng ra trường làm một nẻo. Kèm theo với tư tưởng miễn kiếm nhiều tiền là được. Mới có tình trạng sinh viên với tâm bằng danh dự và hoành tráng ra làm xe ôm công nghệ hay chen chân vào ngành content và Marketing,...
  • Thực ra sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 thực tập sớm và làm thêm, thực chất là tín hiệu đáng mừng vì họ lo lắng cho tương lai kẻo lại mù mịt. Những bạn này họ đang thử, kiểm tra và kế tiếp là đánh giá "liệu mình có phù hợp với chuyên ngành hay không để rẽ hướng đi mới".
  • Sau đó tùy vào ngã rẽ lựa chọn, họ sẽ có hướng đi khác nhau.
  • Có người sẽ tiếp tục học chuyên ngành để cố gắng có bằng, có người sẽ nghỉ học bảo lưu theo đuổi công việc, thậm chí có người sẽ bỏ học ngang với một tâm thế chuẩn bị chinh chiến trường đời. 
  • Mặc khác, doanh nghiệp thì mong muốn làm sao khai thác tuổi trẻ nhằm bóc lộc nhân sự tạo nhiều lợi ích và giá trị lâu dài cho cty. Nhưng DN lại khốn khổ vì nhiều bạn trẻ hiện nay nhảy việc liên tục. Do đó, một số doanh nghiệp dùng inter để sàn lọc ứng viên hoặc có tiêu chí cao để tuyển trực tiếp nhân viên.
  • Vì thế, thường vị trí thực tập mức lương rất bèo, kèm với đào tạo thu hút nhiều ứng viên trẻ trung ít lão luyện cv, vị trí này giúp các bạn trẻ cọ xác thực tế để có kinh nghiệm. Sau khi thông qua quá trình thực tập, HR sẽ giữ chân số ít những bạn trẻ có sự gắng bó và năng lực kết tinh trong quá trình làm việc.
  • Vậy chỉ là vị trí inter thì HR không nên đòi hỏi quá nhiều về ứng viên mà cái cần là HR phải phát hiện ứng viên tiềm năng, vạch ra lộ trình phát triển CV, có khả năng đánh giá năng lực và giữ chân nhân sự năng lực ở lại sau kết quả thực tập. 
  • Tóm lại theo mình một số sinh viên đi thực tập sớm là theo trend nhưng số sinh viên khác lại có mong muốn và mục đích khác như thử sức, có kinh nghiệm sau khi ra trường tìm chỗ "ngon" làm việc,... Nên không nên đánh đồng tất cả sinh viên là theo trend.

____________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

Nhớ follow mình nhé. Cảm ơn bạn ^^

Đó là lí do vì sao mình không bao giờ đến phỏng vấn những công ty tuyển dụng kiểu “kế hoạch của bạn trong năm năm tới?”, “mười năm nữa bạn sẽ là ai?”, trên tay cầm cốc nước xong “nếu giờ mình làm đổ cốc nước ra bàn bạn sẽ xử lí như thế nào?”. Đến cả những người đi làm lâu rồi còn chưa chắn chắn biết mục tiêu, định hướng cơ mà? Ra trường thì đòi kinh nghiệm nhưng lúc đi học xin đi làm TTS thì chê nó k có định hướng. ủa alo?
Thật sự nó cũng sáo rỗng và mệt mỏi như chủ thớt viết cái bài này vậy. Đi làm vì mức lương và công việc phù hợp với năng lực của bản thân, đương nhiên học hỏi thêm những thứ mới cũng là yếu tố quan trọng. Đọc bài này thấy hình ảnh mấy cty tuyển dụng chấp nhận sinh viên mới ra trường nhưng yêu cầu kinh nghiệm 5 năm và lương…5 triệu vậy, hết sức hài hước.
Hồi năm hai mình cũng đi thực tập cũng có mong muốn trải nghiệm và tìm hiểu thêm về lĩnh vực mình đang học thì có 1 chị trong cty cũng nói y như vậy 🤣Giờ nghĩ lại vẫn thấy buồn cười năm nhất năm hai chỉ là mấy đứa nhỏ mới tốt nghiệp cấp 3 chân ướt chân ráo lên thành phố học tập và làm việc nếu may mắn có người lớn chỉ bảo thì có thể có định hướng tốt chứ còn không thì rõ ràng là phải tự tìm hiểu trải nghiệm để biết cái gì phù hợp với mình cái gì không từ đó mới có thể phát triển và định hướng đúng chứ đâu ra mới ngần ấy tuổi đầu mà phải có định hướng đúng 😀 thậm chí có nhiều người 30 40 mà còn chưa có định hướng ấy chứ. Người lớn đi trước nếu có lòng tốt thì chỉ dạy bảo ban em nó chứ tư duy kiểu vầy có mà thua luôn ấy.
Tâm sự của một chiếc freelancer 28 tuổi và chưa biết mình muốn gì =)))))
https://cdn.noron.vn/2022/12/26/1490d3df07a522339c4fbc5f4fc60af1-1672038182.jpg
Năm nhất năm hai thì đã định được mình đang đứng ở đâu đâu mà hướng với chả đường =_=
Ra đi làm vài năm phát hiện ra mình chọn sai nghề là bình thường, bạn đòi hỏi gì ở một bé intern. Có gì sai khi đi làm để lấy kinh nghiệm, để có cái hình dung tổng quan về ngành mình chọn, nghề mình thích. Chưa biết nên mới phải tìm cách mà học, kiến thức từ trường đủ để áp dụng thực tế? 
"Đừng mất không 3 tháng đi làm vất vả chỉ để nhận ra mình muốn làm công việc khác." Chính xác thì đây là đặc quyền của tuổi trẻ, ko trải nghiệm ko trải qua sai lầm thì làm sao biết bản thân mình thích cái gì? 18t đến 22t là khoảng thời gian bạn có quyền đổi sự lựa chọn cuộc đời mình RẤT NHIỀU LẦN. Mà cả sau 22t dám thay đổi cũng là 1 điều dũng cảm và đáng khen ngợi.
Còn trẻ thì cứ thử r sai thôi chứ. Sao lại áp đặt người ta là không được đi làm hả bà nội.
Bạn thấy không phù hợp thì không tuyển, chứ đưa câu chuyện lên đây để đánh đồng Sinh viên đi thực tập vì đu trend thì là thiển cận lắm. 
( Tất cả đều là ý kiến cá nhân, nếu có phản biện thì xin hãy nhẹ lời )
Do hoàn cảnh đưa đẩy thôi ạ, trường em nhiều bạn đi thực tập từ năm nhất. 
- Bây giờ đi làm nhiều cty tuyển nhân viên toàn yêu cầu kinh nghiệm, mới ra trường thì đành phải lấy kinh nghiệm từ lúc đi thực tập thui ạ. 
- Apply đi du học, thạc sĩ mấy ngành kỹ thuật thì yêu cầu Báo hoặc Kinh nghiệm việc làm, còn nếu mà mấy ngành kinh tế thì kinh nghiệm làm việc là 1 điểm cộng.
- Em cũng nghe nhiều anh chị em bạn bè khuyên là, đi thực tập để biết mình có hợp với con đường mình đang chọn hay không 😅
Với 1 phần là do hiệu ứng đám đông nữa ạ, trong khi các bạn cùng lớp cùng trường rục rịch đi thực tập từ năm 2, em thì 4 năm chả đi thực tập ở đâu, ngẫm lại tự thấy bản thân không năng động như bạn bè 😅
Cá nhân mk thấy việc tuyển dụng của bạn đứng với góc độ của doanh nghiệp thì sẽ rất là ok và tốt cho công ty. Nhưng về mặt cá nhân thì mình thấy nhiều khi bạn đang đứng ở 1 góc độ để đánh giá.
- Nếu ko có mục tiêu, ko có kế hoạch thì các bạn nhân viên ứng tuyển vị trí với một mức lương thấp ko đòi hỏi thêm gì để làm gì?
- Một bản kế hoạch chi tiết tỉ mỉ và cụ thể sẽ được phơi bày ra nếu như vị trí ứng tuyển là một vị trí quan trọng tầm quản lý trở lên với một chính sách đãi ngộ tốt. Bạn đã nghe câu " Sợ nhất là ước mơ bị đánh cắp chưa"
- Xét về góc độ giai đoạn thì rõ ràng các bạn ấy đều đang còn rất trẻ và muốn trải nghiệm nhiều môi trường để tích lũy, để học hỏi, nên chắc chắn để mà xác định gắn bó lâu dài với một doanh nghiệp hay môi trường nào đó là điều sẽ khó xảy ra. Nên có những câu hỏi nhạy cảm HR cũng nên tránh khi mà bản thân cũng có thể nhìn thấy được ra vấn đề.
- Với câu bán mình cho tư bản thì tại sao bạn lại ko nghĩ rằng các bạn sinh viên đang muốn kết hợp giữa lý thuyết trên ghế nhà thường và thực chiến tại các đơn vị họ xin làm thêm cộng tác viên. Đó là một điều mình nghĩ chúng ta nên ủng hộ cho sự nhiệt huyết và năng nổ của tuổi trẻ.
- Nếu môi trường công ty của bạn đủ tốt, chính sách đủ đảm bảo, văn hóa doanh nghiệp đủ chuẩn thì ko cần bạn phải nói đâu, các bạn sinh viên sẽ tự biết phải nên theo ai và muốn gắn bó với ai.
Thật ra nhiều khi cũng chẳng phải do theo trend đâu mà là do nhà trường bắt đi là phải đi, không đi thì không được học các kỳ sau thực tập, tức là không được tốt nghiệp.

Nếu như trong buổi phỏng vấn, sinh viên thẳng thắn nói với nhà tuyển dụng là em cần đi thực tập để qua được kỳ intern và kỹ năng của em match với những yêu cầu này yêu cầu nọ được viết trong JD, thì bạn này có khả năng được nhận cao không ạ?
https://cdn.noron.vn/2022/12/22/effectiveinternqualities-1671700072.png