Có phải thanh niên thời nay nghĩ mắc bệnh tâm lý là ngầu?

  1. Tâm lý học

Thấy trên mxh mấy bạn teen cứ đăng ảnh đăng nhạc trầm cảm các thứ, hở tí là kêu mắc bệnh tâm lý này nọ. Cái trend này là sao vậy, sao cứ phải khoe là mình bị này bị nọ thế??

Từ khóa: 

tâm lý học

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này. Mình nghĩ là có nhiều người cũng có cùng suy nghĩ với bạn. Là một người từng trẻ, dưới đây là những chia sẻ của mình.

1. “Đăng ảnh đăng nhạc trầm cảm các thứ” có phải là một “trend” không?

Trend là một xu hướng thịnh hành trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể bắt gặp nhiều người trẻ chia sẻ những bài viết, ca khúc như vậy trên mạng xã hội, với tần suất nhiều hơn những năm về trước. Điều đó thể hiện sự chuyển đổi trong cách người trẻ Việt Nam nhìn nhận về sức khỏe tinh thần. Và việc bộc lộ cảm xúc trên mạng xã hội sẽ có xu hướng ngày một tăng. Vì vậy, mình không nghĩ việc chia sẻ nội dung liên quan đến rối loạn tâm lý là trend.

2. Tại sao “cứ phải khoe là mình bị này bị nọ”

2.1 Đặc điểm tâm lý của tuổi teen

Tuổi teen là thời điểm tâm lý cực kì nhạy cảm, do có sự phát triển nhanh về mặt não bộ, hormone,... Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực lúc nhỏ (ví dụ: bị phân biệt đối xử, bạo hành,...) cũng thường bộc phát vào độ tuổi này. Ngoài ra, việc tiếp xúc với nhiều người và nhiều môi trường khác nhau cũng tác động lớn đến tâm lý của các bạn. Vì vậy, tâm lý tuổi teen thường dễ bị tổn thương nhiều hơn.

Ngoài ra, ở lứa tuổi teen, xu hướng thể hiện bản thân và nhu cầu quan tâm thường mãnh liệt hơn.

2.2 Tại sao chia sẻ trên mạng xã hội

Bản thân mình thấy thương các bạn teen rất nhiều, vì đó là thời gian cô độc nhất, nhưng không mấy ai để tâm tới.

  • Rất ít bạn teen có thể chia sẻ với ba mẹ, do có những khác biệt suy nghĩ giữa các thế hệ.

  • Khi các bạn chia sẻ với bạn bè cùng tuổi, những cảm xúc tiêu cực có thể vơi đi trong chốc lát, nhưng rồi nó sẽ quay lại và tệ hơn. Bạn bè thì thường không thể hiện nhiều được sự quan tâm và cho nhau những lời khuyên để cảm thấy tốt hơn.

  • Các bạn cũng khó có thể tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Theo mình biết, chưa nhiều trường học có dịch vụ tham vấn tâm lý cho học sinh, hoặc là chất lượng chưa cao. Để gặp chuyên gia, các bạn lại chưa tự chủ về mặt pháp luật lẫn kinh tế.

So với những khó khăn trong việc chia sẻ với mọi người xung quanh, mạng xã hội có vẻ là một nơi an toàn và thuận tiện để giúp các bạn teen:

  • Thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc (công khai hoặc ẩn danh). Việc trút ra những điều này cũng giúp tâm trạng tốt lên phần nhiều.

  • Kết nối với mọi người. Các bạn biết đến nhiều người với những vấn đề tương tự, và thấy rằng mình không cô đơn.

  • Có cảm giác được quan tâm và ghi nhận qua những lượt thích, bình luận, lời mời kết bạn.

3. "Có phải thanh niên thời nay nghĩ mắc bệnh tâm lý là ngầu"?

Mình không biết. Mình cũng thừa nhận là trong khi có một số bạn có rối loạn tâm lý thật sự; thì cũng sẽ có một vài bạn chỉ gặp những khó khăn tinh thần nhất thời. Nhưng mình tin là, dù bạn ấy có làm vậy vì muốn “ngầu”, hay chỉ “muốn được quan tâm” - như cách mà mọi người vẫn gọi - thì sâu thẳm trong lòng bạn ấy cũng có những vấn đề cần được giải tỏa. Đó có thể là sự thiết tha mong được quan tâm và công nhận, sự hoang mang vì không biết làm thế nào với những cảm xúc tiêu cực,...

Việc xã hội có định kiến với rối loạn tâm lý là một điều thực sự đau lòng. Giống như một đứa trẻ sẽ tiếp tục khóc cho tới khi nào được mẹ quan tâm, có những bạn sẽ tiếp tục thể hiện những cảm xúc tiêu cực trên mạng xã hội, cho đến khi nào có người tới xoa dịu bạn. Hay có bạn từng mở lòng chia sẻ, nhưng nhận lại những phản hồi gay gắt, bạn lựa chọn ôm lấy những nỗi đau ấy một mình, để lại ảnh hưởng lớn về sức khỏe khi tới tuổi trưởng thành. Hoặc là, bạn không thể chịu đựng nổi, nên chọn cách rời xa cuộc đời.

4. Nên làm gì khi bắt gặp những thông tin ấy

Dù cho thế nào, nếu mọi người không nghĩ về rối loạn tâm lý như một điều tiêu cực, thì mình và nhiều bạn sẽ biết ơn vô cùng. Chúng ta có thể đăng tải những thông tin về dịch COVID, bệnh đau lưng,... nhưng lại thấy khó chịu với những chia sẻ về tâm lý. Có thể mọi người nghĩ tới nó như một sự yếu đuối, hoặc cũng có thể bản thân họ muốn chối bỏ phần tiêu cực đó của mình. Mình không biết.

Mình nghĩ điều tốt nhất có thể làm là lặng lẽ lướt qua, nếu như không đủ thoải mái để lắng nghe và đưa ra những lời an ủi. Nếu bạn cảm thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi những dòng thông tin ấy, mình hy vọng là bạn vẫn cảm thấy ổn, và hãy bỏ theo dõi/hủy kết bạn.

Cuối cùng, mình chỉ muốn nói rằng: Nếu đã có người từng chịu đựng và vượt qua những khó khăn tinh thần trong im lặng, không có nghĩa là ai cũng phải vậy. Mỗi người có một sức chịu đựng khác nhau, và có quyền được sống một cuộc đời viên mãn nhất. Những năm tháng tuổi teen sẽ đi qua, nhưng thay vì đợi cho khỏi ốm, chúng mình có thể dựa vào nhau, và tìm cách trị liệu để nhanh khỏe hơn mà.

Trả lời

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này. Mình nghĩ là có nhiều người cũng có cùng suy nghĩ với bạn. Là một người từng trẻ, dưới đây là những chia sẻ của mình.

1. “Đăng ảnh đăng nhạc trầm cảm các thứ” có phải là một “trend” không?

Trend là một xu hướng thịnh hành trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể bắt gặp nhiều người trẻ chia sẻ những bài viết, ca khúc như vậy trên mạng xã hội, với tần suất nhiều hơn những năm về trước. Điều đó thể hiện sự chuyển đổi trong cách người trẻ Việt Nam nhìn nhận về sức khỏe tinh thần. Và việc bộc lộ cảm xúc trên mạng xã hội sẽ có xu hướng ngày một tăng. Vì vậy, mình không nghĩ việc chia sẻ nội dung liên quan đến rối loạn tâm lý là trend.

2. Tại sao “cứ phải khoe là mình bị này bị nọ”

2.1 Đặc điểm tâm lý của tuổi teen

Tuổi teen là thời điểm tâm lý cực kì nhạy cảm, do có sự phát triển nhanh về mặt não bộ, hormone,... Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực lúc nhỏ (ví dụ: bị phân biệt đối xử, bạo hành,...) cũng thường bộc phát vào độ tuổi này. Ngoài ra, việc tiếp xúc với nhiều người và nhiều môi trường khác nhau cũng tác động lớn đến tâm lý của các bạn. Vì vậy, tâm lý tuổi teen thường dễ bị tổn thương nhiều hơn.

Ngoài ra, ở lứa tuổi teen, xu hướng thể hiện bản thân và nhu cầu quan tâm thường mãnh liệt hơn.

2.2 Tại sao chia sẻ trên mạng xã hội

Bản thân mình thấy thương các bạn teen rất nhiều, vì đó là thời gian cô độc nhất, nhưng không mấy ai để tâm tới.

  • Rất ít bạn teen có thể chia sẻ với ba mẹ, do có những khác biệt suy nghĩ giữa các thế hệ.

  • Khi các bạn chia sẻ với bạn bè cùng tuổi, những cảm xúc tiêu cực có thể vơi đi trong chốc lát, nhưng rồi nó sẽ quay lại và tệ hơn. Bạn bè thì thường không thể hiện nhiều được sự quan tâm và cho nhau những lời khuyên để cảm thấy tốt hơn.

  • Các bạn cũng khó có thể tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Theo mình biết, chưa nhiều trường học có dịch vụ tham vấn tâm lý cho học sinh, hoặc là chất lượng chưa cao. Để gặp chuyên gia, các bạn lại chưa tự chủ về mặt pháp luật lẫn kinh tế.

So với những khó khăn trong việc chia sẻ với mọi người xung quanh, mạng xã hội có vẻ là một nơi an toàn và thuận tiện để giúp các bạn teen:

  • Thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc (công khai hoặc ẩn danh). Việc trút ra những điều này cũng giúp tâm trạng tốt lên phần nhiều.

  • Kết nối với mọi người. Các bạn biết đến nhiều người với những vấn đề tương tự, và thấy rằng mình không cô đơn.

  • Có cảm giác được quan tâm và ghi nhận qua những lượt thích, bình luận, lời mời kết bạn.

3. "Có phải thanh niên thời nay nghĩ mắc bệnh tâm lý là ngầu"?

Mình không biết. Mình cũng thừa nhận là trong khi có một số bạn có rối loạn tâm lý thật sự; thì cũng sẽ có một vài bạn chỉ gặp những khó khăn tinh thần nhất thời. Nhưng mình tin là, dù bạn ấy có làm vậy vì muốn “ngầu”, hay chỉ “muốn được quan tâm” - như cách mà mọi người vẫn gọi - thì sâu thẳm trong lòng bạn ấy cũng có những vấn đề cần được giải tỏa. Đó có thể là sự thiết tha mong được quan tâm và công nhận, sự hoang mang vì không biết làm thế nào với những cảm xúc tiêu cực,...

Việc xã hội có định kiến với rối loạn tâm lý là một điều thực sự đau lòng. Giống như một đứa trẻ sẽ tiếp tục khóc cho tới khi nào được mẹ quan tâm, có những bạn sẽ tiếp tục thể hiện những cảm xúc tiêu cực trên mạng xã hội, cho đến khi nào có người tới xoa dịu bạn. Hay có bạn từng mở lòng chia sẻ, nhưng nhận lại những phản hồi gay gắt, bạn lựa chọn ôm lấy những nỗi đau ấy một mình, để lại ảnh hưởng lớn về sức khỏe khi tới tuổi trưởng thành. Hoặc là, bạn không thể chịu đựng nổi, nên chọn cách rời xa cuộc đời.

4. Nên làm gì khi bắt gặp những thông tin ấy

Dù cho thế nào, nếu mọi người không nghĩ về rối loạn tâm lý như một điều tiêu cực, thì mình và nhiều bạn sẽ biết ơn vô cùng. Chúng ta có thể đăng tải những thông tin về dịch COVID, bệnh đau lưng,... nhưng lại thấy khó chịu với những chia sẻ về tâm lý. Có thể mọi người nghĩ tới nó như một sự yếu đuối, hoặc cũng có thể bản thân họ muốn chối bỏ phần tiêu cực đó của mình. Mình không biết.

Mình nghĩ điều tốt nhất có thể làm là lặng lẽ lướt qua, nếu như không đủ thoải mái để lắng nghe và đưa ra những lời an ủi. Nếu bạn cảm thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi những dòng thông tin ấy, mình hy vọng là bạn vẫn cảm thấy ổn, và hãy bỏ theo dõi/hủy kết bạn.

Cuối cùng, mình chỉ muốn nói rằng: Nếu đã có người từng chịu đựng và vượt qua những khó khăn tinh thần trong im lặng, không có nghĩa là ai cũng phải vậy. Mỗi người có một sức chịu đựng khác nhau, và có quyền được sống một cuộc đời viên mãn nhất. Những năm tháng tuổi teen sẽ đi qua, nhưng thay vì đợi cho khỏi ốm, chúng mình có thể dựa vào nhau, và tìm cách trị liệu để nhanh khỏe hơn mà.

phải thừa nhận là thanh niên thời nay có áp lực nhiều mà tự tạo áp lực cho bản thân cũng nhiều. Áp lực từ cuộc sống chưa đủ lại còn tự nạp thêm áp lực trên các thiết bị nghe nhìn vào nữa: toàn xem mấy phim dài tập lê thê tập trung hết vào đời sống của nhân vật chính rồi so sánh với đời thực lại cảm thấy tức giận vì bản thân chẳng phải trung tâm của vũ trụ :v mong manh yếu ớt thế thì khó sống lắm thanh niên ơi!! :v

Cũng còn tùy, bạn đã bao giờ lướt fb và thấy chủ đề mà bạn luôn suy nghĩ về nó và nó miêu tả đúng tâm trạng của bạn chưa, và ngược lại " bệnh tâm lý" như đại diện cho sự trưởng thành giống thuốc lá, bcs... Và ở cái tuổi mới lớn thì là chuyện bình thường :))))

Đang dậy thì.