Tại sao con người ngày nay mắc các bệnh tâm lí nhiều hơn?

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

Từ khóa: 

tâm lý học

,

xã hội

Đơn giản là ngày nay người ta không còn đói nữa. Hơi khó liên hệ?
Vậy tại sao ngày xưa ít bệnh tâm lý? Vì khi đó, phải chật vật đấu tranh để sinh tồn, làm gì còn thời gian để suy nghĩ vẩn vơ
Ngày nay, phần lớn con người không còn bị cảnh đói khát chi phối, không còn phải đấu tranh để thoát khỏi cảnh sống nay chết mai như thời loạn lạc. Họ có thời gian nhiều hơn để dành cho thế giới tinh thần, nhưng lại thiếu sự trải nghiệm để xây dựng cho bản thân sự kiên cường. Nên dễ mắc bệnh tâm lý thôi
Để ý đi, ngày xưa, được bao nhiêu người u uất mà chết, thất tình mà chết, trầm cảm mà chết? Chỉ có đói chết, bệnh chết là nhiều thôi
Trả lời
Đơn giản là ngày nay người ta không còn đói nữa. Hơi khó liên hệ?
Vậy tại sao ngày xưa ít bệnh tâm lý? Vì khi đó, phải chật vật đấu tranh để sinh tồn, làm gì còn thời gian để suy nghĩ vẩn vơ
Ngày nay, phần lớn con người không còn bị cảnh đói khát chi phối, không còn phải đấu tranh để thoát khỏi cảnh sống nay chết mai như thời loạn lạc. Họ có thời gian nhiều hơn để dành cho thế giới tinh thần, nhưng lại thiếu sự trải nghiệm để xây dựng cho bản thân sự kiên cường. Nên dễ mắc bệnh tâm lý thôi
Để ý đi, ngày xưa, được bao nhiêu người u uất mà chết, thất tình mà chết, trầm cảm mà chết? Chỉ có đói chết, bệnh chết là nhiều thôi

Người ta chỉ gọi một thứ gì đó là bệnh, khi mà thứ đó không phải trạng thái tự nhiên của cơ thể.

Và cái định nghĩa về trạng tự nhiên của cơ thể nó sẽ luôn phát triển qua từng thế hệ.

Nếu một thế hệ cho rằng, sự đau buồn, lo lắng, tự ti, tức giận, sợ hãi là điều bắt buộc, là điều không thể thay đổi, là bản chất của con người. Thì đương nhiên khi họ trải qua những thứ đó, họ dù có khó chịu đến đâu cũng sẽ không gọi đó là bệnh.

Người thế hệ trước đâu phải là không bị bệnh tâm lí. Họ bị rất nặng là đằng khác. Phải bị nặng thì mới có cái truyền lại cho con cháu sau này.

Chỉ là, họ không có thốt ra thành lời thôi.

Biết càng nhiều thì càng dễ tổn thương.

1, Vì hồi xưa mấy ai để ý mình mắc bệnh tâm lý đâu. Có khi còn chẳng biết đến tồn tại của cái thứ gọi là bệnh tâm lý. Bây giờ internet phát triển, tri thức cũng phổ cập hóa nên mọi người mới nhận ra nó. Chắc gì hồi xưa đã ít hơn bây giờ, nhưng dù có cũng không biết, không có con đường để giao lưu với người khác và nói ra. 

2, Hồi xưa điều kiện vật chất không bằng bây giờ. Nếu vật chất không đủ thì con người ta sẽ tập trung vào vật chất chứ không phải tâm lý. Con người luôn muốn đã tốt càng tốt hơn. Sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu vật chất thì sẽ thường quan tâm đến tâm lý của chính mình. Ta phải đạp từ bậc thấp nhất mới dẫm lên được bậc cao của tháp nhu cầu như dưới đây:

https://cdn.noron.vn/2023/03/11/maslow3-3875733050-1518618514460-1678510635.png

3, Đây là thời đại dạy ta là người người bình đẳng, nhưng sự thực thì vẫn tồn tại bất bình đẳng trong xã hội. Như hồi xưa có phân biệt giai cấp tôn ti trên dưới, họ nghĩ vị trí của mình như vậy là đúng, nên sẽ không cảm thấy nó không ổn dù có chịu bất công. Nhưng chúng ta đã được dạy về nhân quyền, bình đẳng, công bằng... thậm chí bị bơm cái tôi cái nhân và kích thích của những trang mạng xã hội luôn khoe sự hào nhoáng nên khó chịu nổi sự chênh lệch giữa lý tưởng và hiện thực. Tâm lý mất cân bằng sẽ dẫn đến bệnh tâm lý thôi. 

4, Hồi xưa khổ vật chất. Nhưng áp lực học hành không nặng nề như bây giờ, cũng không phải lo lắng sẽ không lấy được ai (vì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy), tiêu chuẩn nuôi con không cao (nuôi sống là được chứ không cần giáo dục nên người như bây giờ), cũng sẽ không phải luôn thay đổi cập nhật bản thân trong thời đại đầy biến động thế này... Khoa học kĩ thuật trong trăm năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc qua hàng thế kỷ tích lũy đà. Như chục năm trước ở Việt Nam điện thoại vẫn chưa phổ biến nhưng bây giờ ai cũng truy cập internet, xuất hiện robot al cạnh tranh với con người... Đây là thời đại NHANH, nên ai chậm sẽ bị bỏ rơi, không ai muốn bị thời đại bỏ rơi cả. 

5, Con người đang phải hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu vì đã hủy hoại hoàn cảnh sống vì kinh tế. Cũng quá tập trung tiêu diệt sinh mệnh (chiến tranh) mà không phải cứu vớt sinh mệnh (y tế), thành ra khó phản ứng lại dịch như COVID. Thiên tai, bạo loạn, dịch bệnh, nạn đói... xảy ra ở nhiều nơi, chỉ cần lên mạng xem tin tức là biết. Nên dễ dẫn đến một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, mất cảm giác an toàn. Bắt đầu tìm kiếm tâm linh, tôn giáo để làm trụ cột tinh thần. Tâm lý con người không thể bình thường trong hoàn cảnh không an toàn được. 

6, Đô thị hóa, hiện đại hóa. Con người dần mất kết nối với tự nhiên và ở trong những căn nhà bê tông cốt thép. Chúng ta có khoảng cách với nhau, không còn tình cảm được như xưa vì hồi xưa cơ sở hạ tầng lạc hậu nên phải để ý tình làng nghĩa xóm để họ giúp đỡ mình, còn bây giờ chỉ cần có tiền thì sẽ có dịch vụ giải quyết tận nhà. Mất kết nối với tự nhiên, mất kết nối với người khác. Đóng mình trong 4 bức tường, chìm trong thế giới ảo. Không có vấn đề tâm lý mới là lạ. 

Có lẽ có nhiều lý do hơn nữa nhưng tạm thời mình chỉ nghĩ đến vậy 😃

Số liệu nào chứng minh ngày xưa và ngày nay khác nhau. Do truyền thông, báo chí, mạng xã hội đưa tin liên tục lên bạn có cảm giác nhiều hơn thôi. Còn thời nào mà chẳng có nhiều người bị bệnh tâm lý, tâm thần.

Nếu có nhiều hơn là do bệnh lý tự kỷ, trầm cảm ở trẻ nhỏ. Loại này mới mà ngày xưa thời 8x trở về không có.

Cũng có thể do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, trẻ con thiếu sân chơi, làm quen nhiều với thiết bị điện tử, không giao tiếp và vận động ngoài trời thành ra đần đụt và tự kỷ.

Không phải hiện tại mắc bệnh tâm lý ngày càng nhiều mà bởi vì chúng ta ngày càng quan tâm đến bản thân hơn. Khi đã vượt qua khỏi giai đoạn cố gắng để sống chúng ta sẽ chuyển đến giai đoạn hưởng thụ. Xưa ông bà chúng ta có câu" phú quý sinh lễ nghĩa" là vậy, khi xã hội đến một giai đoạn nhất định con người sẽ để ý đến sức khoẻ thân thể, sức khoẻ tinh thần hơn giai đoạn trước. Còn bệnh tâm lý thì thời kỳ nào cũng có cả, ngay cả hiện đại bây giờ mắc bệnh tâm lý chưa chắc nhiều bằng các giai đoạn cận đại, trung đại hoặc trước nữa. Áp lực thời đại nào cũng có, các bạn có cam đảm vỗ ngực bảo mình dễ dàng vượt qua được luật lệ phong kiến, hủ tục mê tín, chiến tranh như các cụ không. Nhưng mình thấy một điều thế hệ sau khả năng chịu đựng về tâm lý tinh thần ngày càng kém đi.

Theo góc nhìn của bản thân, mình xin bổ sung thêm,người thường bị bệnh tâm lý nhiều nhất là ở trẻ em

Mình lấy ví dụ, khi xưa mỗi lần bị ba mẹ la, đánh là chuyện bình thường, khi lên trường bản thân chia sẻ với các bạn rằng mình bị đánh, ai cũng vui vẻ, vì ai cũng thế, đau thì đau thiệt nhưng vài ngày cũng hết. Điểm quan trong là ta có được sự đồng cảm, biết rằng bản thân không cô đơn. Đó là tư tưởng ngày xưa

Còn thời đại bây giờ, phương pháp dạy con này gần như bị xóa bỏ, và mỗi khi mẹ hoặc ba đánh, cảm xúc của trẻ em lúc ấy là gì, đầu tiên là đau, sau đó lại buồn vì không có ai đồng cảm với bản thân lúc đó. Khi lên trường hay đi đâu mà có bạn bè đều xấu hổ vì những vết sẹo, tìm mặc đồ dài để che lại. Cảm thấy tủi thân, trong khi bạn bè ai ai cũng được ba mẹ yêu thương, từ đó mới dẫn đến tổn thương tâm lý

Làm con người này nay dễ mắt bệnh tâm lý hơn ngày xưa