Đại học đã trao cho bạn và lấy đi của bạn những gì?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Giáo dục

Đại học thì chắc sẽ cho ta nhiều kiến thức và trải nghiệm... nhưng đại học có lấy đi gì cuả bạn không?

Từ khóa: 

đại học

,

tâm sự cuộc sống

,

giáo dục

Hi bạn, thời đại học của bọn mình chắc khác các bạn bây giờ nhiều lắm, nhưng mình cứ mạnh dạn chia sẻ trên quan điểm cá nhân nhé.

1. Những cái được khi học đại học:

- Làm quen với tự học, tự nghiên cứu nhiều thay vì thầy cô cầm tay chỉ việc như cấp 3. Ai muốn giỏi còn phải tự đọc trước tài liệu trước khi lên lớp, có ngày chúng mình học đến 1 chương sách luôn nên không đọc trước là không hiểu gì hết;

- Được đào tạo các chuyên ngành sâu về một nghề chuyên biệt. Dù sau này đến 3/4 lớp mình bỏ nghề:))) nhưng ít nhất cũng quen với áp lực thi cử, việc làm đồ án, luận văn, bài tập lớn nhỏ, kĩ năng tính toán, sử dụng phần mềm;

- Được đi thực tập nhiều. Mình học ngành môi trường nên có đến hơn chục lần cả lớp đi thực tập xa cùng nhau, ngoài học hỏi trực tiếp còn có cơ hội giao lưu gắn kết về đời sống cá nhân, tha hồ có nhiều kỉ niệm đẹp. Sau còn có giai đoạn thực tập tốt nghiệp cũng coi như chuyển tiếp để hướng nghiệp hoặc là bước đệm để tìm kiếm các cơ hội phát triển tốt hơn như du học;

- Được giao lưu học hỏi kết bạn bè với khóa trên dưới, các trường bạn thông qua hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi, trại hè, tình nguyện...túm lại mở rộng nhiều mối quan hệ.

2. Những hạn chế

- Nếu có thể mình muốn trường ĐH bây giờ dạy cho tân sinh viên về phương pháp học tập đúng và định hướng nghề tương lai trong tuần lễ làm quen với trường. Đa phần bọn mình không học đúng cách, cộng với tuổi trẻ mải chơi nên nhiều bạn lãng phí những cơ hội phát triển tốt, hoặc là học rồi mới biết không hợp ngành;

- Mình dành 5 năm để học ĐH, trong đó 2 năm đầu học quá nhiều môn đại cương về sau không dùng để làm gì cho cuộc đời:))) thực sự mình nghĩ ĐH chỉ nên 3 -4 năm, cắt hết những môn nào râu ria;

- Giáo trình nhiều khi rất là cũ kĩ và phương pháp dạy kiểu truyền thống quá làm cho sinh viên hay bị chán học. Điểm này thì về sau khi quay lại trường mình đã thấy được cải thiện nhiều;

- Còn một điểm nữa nhưng hơi khó yêu cầu ở cấp ĐH. Hầu hết các ngành đào tạo của chúng ta chỉ tập trung vào chuyên môn chứ không mạnh về giáo dục đạo đức nghề nghiệp hoặc các kỹ năng mềm. Một số trường ĐH có chú trọng đáng kể phần kỹ năng và hướng nghiệp như FTU hay FPT hoặc các trường chuyên biệt như Y dược thì chắc chắn bắt sinh viên phải thề nguyện đạo đức do đặc thù ngành liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy vậy thì đây vẫn là mảng khó, mà cũng không thể một mình ĐH gánh được, nó phải là một hệ thống từ nhỏ đến lớn. Nhưng nếu bạn là sinh viên và bây giờ mới được biết thì rất nên đi học các khóa học bên ngoài để bổ trợ;

- Quên không nói nốt một hiện tượng bây giờ mình thấy sinh viên rất hay va vào là mải mê làm thêm kiếm tiền tiêu và cứ để việc học trượt dài. Rồi sau lại dùng chính tiền đó để thi lại học lại, mất công mất của. Các bạn còn là sinh viên mà đọc được bài này hãy suy nghĩ kĩ về chi phí - lợi ích có được khi quyết định đẩy mạnh làm thêm không nhé. Các bạn còn cả đời để làm giàu nhưng chỉ có mấy năm thanh xuân để tận hưởng, dăm ba cái đồ dùng tiện nghi vật chất bên ngoài về sau cũng sẽ hết thời, ăn uống vui chơi thì cũng dãn cách chứ không nên dồn dập nó lại hết vui. Thay vì đi tìm những giá trị bên ngoài để khẳng định mình, hãy tìm sức mạnh từ bên trong như rèn luyện nghị lực hoặc đạo đức, vì nó mới là nguồn năng lượng vô hạn để đẩy cuộc sống sau này của các bạn thăng hoa.

Tóm lại là ĐH vẫn là một trải nghiệm đẹp, thú vị mà mình không hối hận là đã trải qua một lần. Chúc bạn học vui vẻ nhé!

Trả lời

Hi bạn, thời đại học của bọn mình chắc khác các bạn bây giờ nhiều lắm, nhưng mình cứ mạnh dạn chia sẻ trên quan điểm cá nhân nhé.

1. Những cái được khi học đại học:

- Làm quen với tự học, tự nghiên cứu nhiều thay vì thầy cô cầm tay chỉ việc như cấp 3. Ai muốn giỏi còn phải tự đọc trước tài liệu trước khi lên lớp, có ngày chúng mình học đến 1 chương sách luôn nên không đọc trước là không hiểu gì hết;

- Được đào tạo các chuyên ngành sâu về một nghề chuyên biệt. Dù sau này đến 3/4 lớp mình bỏ nghề:))) nhưng ít nhất cũng quen với áp lực thi cử, việc làm đồ án, luận văn, bài tập lớn nhỏ, kĩ năng tính toán, sử dụng phần mềm;

- Được đi thực tập nhiều. Mình học ngành môi trường nên có đến hơn chục lần cả lớp đi thực tập xa cùng nhau, ngoài học hỏi trực tiếp còn có cơ hội giao lưu gắn kết về đời sống cá nhân, tha hồ có nhiều kỉ niệm đẹp. Sau còn có giai đoạn thực tập tốt nghiệp cũng coi như chuyển tiếp để hướng nghiệp hoặc là bước đệm để tìm kiếm các cơ hội phát triển tốt hơn như du học;

- Được giao lưu học hỏi kết bạn bè với khóa trên dưới, các trường bạn thông qua hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi, trại hè, tình nguyện...túm lại mở rộng nhiều mối quan hệ.

2. Những hạn chế

- Nếu có thể mình muốn trường ĐH bây giờ dạy cho tân sinh viên về phương pháp học tập đúng và định hướng nghề tương lai trong tuần lễ làm quen với trường. Đa phần bọn mình không học đúng cách, cộng với tuổi trẻ mải chơi nên nhiều bạn lãng phí những cơ hội phát triển tốt, hoặc là học rồi mới biết không hợp ngành;

- Mình dành 5 năm để học ĐH, trong đó 2 năm đầu học quá nhiều môn đại cương về sau không dùng để làm gì cho cuộc đời:))) thực sự mình nghĩ ĐH chỉ nên 3 -4 năm, cắt hết những môn nào râu ria;

- Giáo trình nhiều khi rất là cũ kĩ và phương pháp dạy kiểu truyền thống quá làm cho sinh viên hay bị chán học. Điểm này thì về sau khi quay lại trường mình đã thấy được cải thiện nhiều;

- Còn một điểm nữa nhưng hơi khó yêu cầu ở cấp ĐH. Hầu hết các ngành đào tạo của chúng ta chỉ tập trung vào chuyên môn chứ không mạnh về giáo dục đạo đức nghề nghiệp hoặc các kỹ năng mềm. Một số trường ĐH có chú trọng đáng kể phần kỹ năng và hướng nghiệp như FTU hay FPT hoặc các trường chuyên biệt như Y dược thì chắc chắn bắt sinh viên phải thề nguyện đạo đức do đặc thù ngành liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Tuy vậy thì đây vẫn là mảng khó, mà cũng không thể một mình ĐH gánh được, nó phải là một hệ thống từ nhỏ đến lớn. Nhưng nếu bạn là sinh viên và bây giờ mới được biết thì rất nên đi học các khóa học bên ngoài để bổ trợ;

- Quên không nói nốt một hiện tượng bây giờ mình thấy sinh viên rất hay va vào là mải mê làm thêm kiếm tiền tiêu và cứ để việc học trượt dài. Rồi sau lại dùng chính tiền đó để thi lại học lại, mất công mất của. Các bạn còn là sinh viên mà đọc được bài này hãy suy nghĩ kĩ về chi phí - lợi ích có được khi quyết định đẩy mạnh làm thêm không nhé. Các bạn còn cả đời để làm giàu nhưng chỉ có mấy năm thanh xuân để tận hưởng, dăm ba cái đồ dùng tiện nghi vật chất bên ngoài về sau cũng sẽ hết thời, ăn uống vui chơi thì cũng dãn cách chứ không nên dồn dập nó lại hết vui. Thay vì đi tìm những giá trị bên ngoài để khẳng định mình, hãy tìm sức mạnh từ bên trong như rèn luyện nghị lực hoặc đạo đức, vì nó mới là nguồn năng lượng vô hạn để đẩy cuộc sống sau này của các bạn thăng hoa.

Tóm lại là ĐH vẫn là một trải nghiệm đẹp, thú vị mà mình không hối hận là đã trải qua một lần. Chúc bạn học vui vẻ nhé!

Đại Học trao cho ta những: Kho kinh nghiệm quý báu.

Đừng nhầm lẫn giữa “kinh nghiệm” và “kiến thức” nhé. Kiến thức là những quyển giáo trình dày cộm, là đa số những gì giảng viên cố gắng nhồi nhét vào đầu chúng ta mỗi ngày lên lớp. Là những điều chúng ta chỉ nhận ra tầm quan trọng của nó vào một số khoảnh khắc đặc biệt, ví dụ như thi cuối kì chẳng hạn. Còn kinh nghiệm thì khác, nó là kiến thức đã được mài giũa qua thực tế, là tinh túy đúc kết từ trải nghiệm xương máu.

Bạn tự hỏi, tôi học 4 năm mà có thấy trường cho tí kinh nghiệm nào đâu? Bạn ơi, kinh nghiệm nằm ngay đấy, trong những chia sẻ của thầy cô, trong những buổi giao lưu nói chuyện với các anh chị khóa trên, trong cả những câu lạc bộ tưởng chừng chỉ “tham gia cho vui.” Đại học cho bạn cơ hội nhận lấy kinh nghiệm hoàn toàn miễn phí. Hãy hỏi thầy cô nếu bạn không biết, hãy quan sát nhiều hơn, lắng nghe thông minh hơn, bạn sẽ học được nhiều thay vì chìm đắm trong mớ kiến thức sách vở vô hồn đấy.

Mối quan hệ

Đại học cho chúng ta nhiều mối quan hệ quan trọng cho cả cuộc đời và sự nghiệp sau này. Thử nghĩ xem, bạn có bao nhiêu cơ hội được tiếp xúc với môi trường cả ngàn người mỗi ngày như thế. Không chỉ riêng ở trong trường đại học, bạn sẽ còn quen nhiều người khác nữa qua các câu lạc bộ, qua chiếc dịch tình nguyện, qua những lời giới thiệu từ bạn bè của bạn.

Việc được “rải thính” trên diện rộng sẽ tăng cơ hội tìm ra nhiều thành viên hơn cho hội cạ cứng của bạn, và nếu may mắn, bạn còn có thể phá giải lời nguyền FA - điều mà thời trẻ trâu bạn luôn trăn trở.

Bạn nên tận dụng mọi cơ hội để tìm cho mình những người bạn mới

Lời khuyên dành cho bạn là hãy luôn trân trọng các mối quan hệ đại học. Bạn đã từng nghe về sức mạnh của network chưa? Càng quen nhiều, tiếng tăm của bạn càng vang xa hơn (tất nhiên, nếu bạn làm điều tốt), bạn có nhiều cơ hội hơn, bạn nắm bắt thông tin nhanh và nhiều hơn. Đừng bao giờ bỏ phí những mối quan hệ này, sẽ có lúc chúng mang lại giá trị bất ngờ cho bạn, một công việc tốt sau khi ra trường chẳng hạn.

Kĩ năng

Lên Đại học, chẳng ai nói bạn phải làm cái này hay cái kia, cũng chẳng ai hơi đâu cầm tay chỉ việc cho bạn như hồi cấp ba nữa. Bạn phải tự giác trong tất cả mọi việc: tự học, tự tìm tòi, tự đọc tài liệu. Nếu thấy cần cải thiện chỗ nào, bạn phải tìm cách hoặc chủ động đặt câu hỏi.

Bạn phải học cách quản lí thời gian sao cho hiệu quả, biết tận dụng sức mạnh đội nhóm để giảm thiểu công sức và thời gian mà vẫn đạt kết quả tốt. Cả một lô kĩ năng khác đỏi hỏi bạn phải rèn luyện để vượt qua những môn học hóc búa: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phân tích số liệu, tìm kiếm thông tin, kĩ năng thuyết phục người khác, vân vân và mây mây.

Bạn có thể dửng dưng: “Nếu tôi không học cũng chẳng sao.” Đúng vậy, nếu không có những kĩ năng ấy, chẳng có gì ngay lập tức xảy ra cả - trái đất vẫn quay, thời tiết vẫn đẹp, bạn vẫn ăn no ngủ kĩ như thường. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ vô cùng hối hận vì suy nghĩ ấy khi tất cả hậu quả rơi xuống đầu: điểm kém, rớt môn, bị xa lánh, mất kiểm soát bản thân, trầm cảm, tự ti,…

Kĩ năng học nhóm rất quan trọng ở bậc Đại học hoặc sau mỗi giờ học có gì không hiểu mk có thể tìm thầy cô để giải đáp

Tất nhiên, chẳng công ty nào muốn tuyển một người thiếu kĩ năng như vậy cả. Trước khi những điều tồi tệ ấy xảy ra, hãy tận dụng thời gian để rèn luyện cho mình càng nhiều kĩ năng càng tốt. Đại học là môi trường tuyệt vời để bạn học hỏi và trải nghiệm đấy.

Trải nghiệm

Có câu nói vui: “Đại học là cái lò biến những chú cừu non ngây thơ thành bầy cáo già.” Những sinh viên năm nhất, đặc biệt là những ai học xa nhà, cứ như một tờ giấy trắng vậy, cái gì cũng thấy lạ, cũng muốn tìm hiểu, dễ tin người. Bị lừa tình, bị gạ gẫm, bị mất tiền oan vì mấy chiêu trò “đa cấp” là những thứ bạn có thể sẽ vướng phải.

Ban đầu, sẽ là rất khó khăn để chấp nhận và vượt qua. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bạn không phải là người duy nhất chịu những đau khổ đó. Chính những lần “lọt hố” như thế sẽ giúp bạn rút ra những kinh nghiệm xương máu cho bản thân và trưởng thành hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, những năm tháng Đại học cũng giúp bạn biết thêm nhiều nơi mà trước đây chưa từng đến, bỏ túi những địa chỉ “ngon, bổ, rẻ” cho sinh viên, kịp trở thành khách quen của quán photocopy trước cổng trường hay nằm lòng những bí kíp xả stress. Tất tần tật những thứ đó sẽ mãi nằm trong một góc riêng của bạn, nhắc rằng bạn cũng từng có một thời tuổi trẻ “ đầy oanh liệt” như thế.

Và bên cạnh đó ĐH lấy mất đi rất nhiều nhưng điều mất lớn nhất chính là cả một khung trời ảo tưởng mà các bạn sinh viên ôm vào đầu rằng: mình biết rất nhiều; trong khi thực tế thì họ chẳng vận dụng được vào cuộc sống.Một số người ngụy biện: đào tạo đại học là giúp tư duy, biết cách tự học, biết làm việc chung với mọi người, biết đặt mục tiêu, biết làm chủ bản thân… Nhưng phải nhìn nhận sự thật là giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đa phần chỉ dạy đối phó, dạy cho xong chuyện. Kiến thức được dạy cũ kỹ, lạc hậu, thiếu cập nhật, thiếu nghiên cứu. Giáo trình nếu có được tái bản thì chỉ là “tái đi tái lại” chứ không có gì mới mẻ cả. Về phía sinh viên thì học để đối phó, để có điểm, để qua các kỳ thi. Tình trạng này dẫn đến nhiều tiêu cực: môi trường giảng dạy và học tập trở thành “trung tâm thương mại”: mua điểm, bán điểm. Lẽ ra đó là nơi tôn vinh, tiếp truyền và làm lan tỏa những giá trị tri thức, thì khả năng “quan hệ” lại là giá trị được “công nhận” nhiều hơn: “đồng tiền đi trước thì điểm vào theo sau”.Cuối cùng, nhìn lại trong tay một sinh viên ra trường là gì? Là một mẫu giấy! Lẽ ra mẫu giấy đó chứng nhận ít nhất một chuyên môn để làm nghề, nhưng thực tế thì nó chẳng có giá trị là mấy khi mọi doanh nghiệp đều lắc đầu trước hầu hết chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngày nay.

Không trao cho mình điều gì và cũng không lấy của mình điều gì.... Vì mình học hết lớp 10 nghĩ rồi hahaha.... với lại theo mình nghĩ thì đại học đơn giản đã lấy đi rất nhiều thời gian của mọi người có người thì thành công cũng có người học xong đại học vẫn ra đời thất bại và cũng không áp dụng được gì trong cuộc sống.....

Bảo là lấy đi thì cũng không đúng vì việc học Đại học là lựa chọn của mình, cũng có thể coi là dấu mốc rất quan trọng trong cuộc sống của mình nên việc đi học Đại học là một điều mình rất trân trọng.

Còn lại bạn bè, thầy cô, mọi thứ sẽ có vui, có chưa vui, nhưng dù sao cũng vẫn là những kỉ niệm đẹp.