Đâu là GIỚI HẠN của VẬT CHẤT?

  1. Khoa học

Một vật tạo nên từ nguyên tử. Nguyên tử gồm electron và hạt nhân, hạt nhân gồm proton và neutron. Proton, neutron lại tạo nên từ hạt quark...

Rồi con người lại tìm ra hạt quark được cấu thành từ hạt abc nào đấy...abc lại tạo thành từ xyz...

Vậy rốt cuộc đâu là giới hạn của chuỗi những hạt này?

Chẳng lẽ nó như một đường tiệm cận, càng ngày càng gần nhưng mãi mãi không chạm?

Từ khóa: 

proton

,

hạt electron

,

quark

,

neutron

,

khoa học

Giới hạn của vật chất thực ra là do con người tự đặt ra mỗi khi chúng ta tìm thấy 1 thứ gì đó nằm ngoài giới hạn ban đầu. Như nguyên tử chẳng hạn, thời kỳ đầu khi nó vừa mới được khám phá ra thì người ta cho rằng đó là điểm tới hạn của vật chất, nhưng sau này người ta bắt đầu khám pha ra những hạt siêu nhỏ hơn nữa như electron, hạt nhân, proton, neutron,.... thì họ lại cũng cho rằng đây là những hạt cơ bản và cũng là giới hạn. Sau đó thì họ lại tiếp tục phát hiện ra những hạt cơ bản như hạt quark, hạt photon,... thì họ lại đặt cho những hạt này là những giới hạn của vật chất. Giới hạn tức là định mức mà tại đó bạn cho rằng nó không thể vượt qua, nếu có điều gì đó vượt qua định mức thì sẽ là 1 dạng giới hạn mới

Trả lời

Giới hạn của vật chất thực ra là do con người tự đặt ra mỗi khi chúng ta tìm thấy 1 thứ gì đó nằm ngoài giới hạn ban đầu. Như nguyên tử chẳng hạn, thời kỳ đầu khi nó vừa mới được khám phá ra thì người ta cho rằng đó là điểm tới hạn của vật chất, nhưng sau này người ta bắt đầu khám pha ra những hạt siêu nhỏ hơn nữa như electron, hạt nhân, proton, neutron,.... thì họ lại cũng cho rằng đây là những hạt cơ bản và cũng là giới hạn. Sau đó thì họ lại tiếp tục phát hiện ra những hạt cơ bản như hạt quark, hạt photon,... thì họ lại đặt cho những hạt này là những giới hạn của vật chất. Giới hạn tức là định mức mà tại đó bạn cho rằng nó không thể vượt qua, nếu có điều gì đó vượt qua định mức thì sẽ là 1 dạng giới hạn mới

Đâu biết đâu, khoa học khám phá tới đâu thì giới hạn của vật chất đến đó 😄 Giống như giới hạn của tôi là có thể bơi mỗi ngày 600m, bạn nghĩ giới hạn của tôi tới đó á? Tôi lúc nhỏ đã từng cho rằng giới hạn của bản thân khi bơi là thế nhưng giờ tôi có thể bơi 800m một ngày 😄 Hiện tại thì giới hạn tới đâu thì hay tới đó thôi, chứ còn nữa hay không thì đâu biết được, như thầy của tôi ổng có thể bơi 2Km một ngày đấy. Lúc người ta chưa biết đến sự tồn tại của quark thì người ta cho rằng Proton và Neutron là giới hạn của vật chất đấy.

Cũng giống như người xưa cho rằng Trái Đất là cái bánh hình vuông với cái bát úp lên trên là bầu trời. Họ không thể xác định được Trái Đất hình cầu cho đến khi khoa học công nghệ phát triển, giúp loài người biết được Trái Đất hình cầu, rồi thì ko phải là tâm vũ trụ, đến khi chúng ta phóng đc tàu vũ trụ, kính thiên văn vũ trụ, với những kính thiên văn càng ngày càng mạnh, các giới hạn càng ngày càng mở rộng.

Vật chất cũng vậy. Chúng ta đang ở giới hạn của vật chất là các hạt sơ cấp (quark, lepton, các phản hạt của nó, Higgs boson và gause boson). Theo lý thuyết hiện nay, đây là các hạt nhỏ nhất cấu thành nên vật chất có thể xem đây là giới hạn của vật chất. Nhưng nó chỉ là giới hạn mà với công nghệ hiện nay con người thăm dò đc. Hay nói cách khác, giới hạn ở đây là giới hạn về công nghệ, khi công nghệ chưa đủ để tìm được giới hạn tiếp theo của các hạt sơ cấp.

Ngoài ra, nếu muốn nói đến giới hạn cuối cùng của vật chất, theo lý thuyết hiện nay thì có lẽ giới hạn đó nằm ở đơn vị Planck, đây là đơn vị nhỏ nhất trong vật lý. Lý thuyết Dây xem các hạt là các dây có kích thước Planck dao động. Cũng có thể xem như là giới hạn của vật chất. (Nhưng cũng chỉ theo các lý thuyết và công nghệ hiện nay chúng ta có, chứ chưa chắc đã là giới hạn cuối cùng).