Tri thức là vô hạn nhưng khả năng học hỏi của mỗi con người có phải có giới hạn?

  1. Triết học

  2. Tư duy

Xuất phát từ chia sẻ của một bạn trên Noron! Về những Giới hạn trong cuộc sống, mình tự hỏi về khả năng học, tiếp thu kiến thức của con người có phải chăng có giới hạn: do bo nao, trí nhớ, qua trinh lão hóa.... Và giới hạn đó đc xác định như thế nào?

Làm thế nào để mở rộng hoặc nâng cao giới hạn đó?

Từ khóa: 

khám phá tri thức

,

triết học

,

tư duy

Những cái khác mình không rõ, điều rõ ràng nhất ở giới hạn của con người chính là thời gian. Mỗi người chỉ có mấy chục năm để sống, bởi vậy rất nhiều điều cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, không thể nào làm hết mọi thứ mình mong muốn được. Đó là giới hạn cao nhất chưa thể vượt qua.

Còn về não, nghe đâu là chưa ai xài được hết cái não của bản thân, mà người ta vẫn bảo nhau "hại não, hại não" mỗi khi có việc gì cần suy nghĩ. Ồ, não không hại thì để bảo dưỡng đến lúc ra đi hay sao?

Bởi vậy, ai nói gì nói, nếu có 1 điều ước thì mình ước bất tử trước đã :)))

Trả lời

Những cái khác mình không rõ, điều rõ ràng nhất ở giới hạn của con người chính là thời gian. Mỗi người chỉ có mấy chục năm để sống, bởi vậy rất nhiều điều cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, không thể nào làm hết mọi thứ mình mong muốn được. Đó là giới hạn cao nhất chưa thể vượt qua.

Còn về não, nghe đâu là chưa ai xài được hết cái não của bản thân, mà người ta vẫn bảo nhau "hại não, hại não" mỗi khi có việc gì cần suy nghĩ. Ồ, não không hại thì để bảo dưỡng đến lúc ra đi hay sao?

Bởi vậy, ai nói gì nói, nếu có 1 điều ước thì mình ước bất tử trước đã :)))

Rõ ràng một điều là kiến thức thì vô hạn mà sức người thì có hạn. Mặc dù có nghiên cứu não ng trung bình có thể lưu cả 1 petabyte, và 1 số khác thì nói rằng dung lượng ko hạn chế nhưng điều đó chắc chắn ko đủ. Não ko như cái ổ cứng, ghi vào là ở yên đó, nếu kiến thức ko đc sử dụng, dần dần não sẽ đào thải các kiến thức đó. (Kiểu như RAM máy tính càng trống càng xử lý nhanh chăng? 😂😂). Do đó nếu con ng có văn minh đến độ ko cần học mà chỉ cần truyền thông tin trực tiếp vào não nhưng ko xử lý việc đào thải thì con người chắc chắn ko thể nắm hết tất cả được. Một hạn chế của não nữa là quá trình truy xuất thông tin. Càng nhớ nhiều thứ thì càng phải cố nhớ ra những thứ khác. Việc nắm quá nhiều kiến thức sẽ khiến việc truy xuất chậm hơn và lẫn lộn.

Não lại ko chỉ có dùng để ghi nhớ mà nó còn 1 lúc phải điều khiển, tư duy, cảm nhận..... và "n" thứ khác. Nên có lẽ vì vậy mà những ng bị tự kỷ mới có thể nhìn qua 1 lần cả thành phố là có thể vẽ lại chi tiết.

Vậy đấy, bộ não có những khả năng rất to lớn nhưng lại bị hạn chế về phần sinh học của nó. Vì vậy, khả năng của nó có một cái trần, một giới hạn. Và nó phụ thuộc nhiều thứ như cấu tạo chính bộ não, tuổi tác, giới tính, thể trạng....

Muốn tăng lên thì phải cải thiện những cái như tập tư duy, luyện tập thể chất, tập tập trung, giảm bớt những hoạt động không cần thiết, học nhiều và học xong cần ôn lại, chọn những kiến thức phù hợp, áp dụng để tránh lâu ngày ko đụng đến mà quên...

Thời gian của con người là hữu hạn, thời gian học hỏi càng ít hơn nữa.

Còn kiến thức nhân loại nếu không có reset như sự kiện nấm, hành tinh khỉ hay xác sống... thì sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Mỗi ngày đều có kiến thức mới được tạo ra, mỗi ngày càng có thêm học giả, nhà nghiên cứu tìm hỏi phát minh mở rộng kho tri thức.

Ngày xưa từng có thời một người có thể học hết tri thức nhân loại, bây giờ thì con người cần một công cụ mới để làm điều đó, vd như BCI :3

Học nữa học mãi là lý do này

Tri thức là hữu hạn nhưng có thể coi là vô hạn vì nó quá lớn.
Khả năng học hỏi của con người chắc chắn là hữu hạn. Vì tư duy con người phụ thuộc vào ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ khoa học, toán học, triết học,...). Tạm gọi là nhận thức logic.
Nhưng có một khả năng mà mình cho là có thể có, đó là nhận thức trực giác. Nhận thức trực giác không phụ thuộc vào ngôn ngữ. Nếu vũ trụ là một dạng như toàn ánh trong ánh xạ. Thì hoàn toàn có khả năng chỉ cần 1 bộ não nhỏ bé có thể nhận thức được toàn bộ vũ trụ.

Để đạt được mức độ nhận thức trực giác, mình nghĩ có phần nào đó thiền định sẽ giúp ích được. Vì bản chất của thiền là loại bỏ tạp niệm để trở nên vô niệm, không có những suy nghĩ hay tiếng nói thầm bên trong nữa. Và mình thì chưa thiền định bao giờ, nên chỉ mới suy đoán như vậy.

Giới hạn bởi thời gian sống, chứ giới hạn về khả năng thì chắc ko thể kết luận đc 
Thọ giới là hữu hạn, tri thức là vô hạn. Lấy hữu hạn đấu vô hạn ?