Đi du học khi chưa biết mình muốn làm gì

  1. Du học

Chuyện gì sẽ xảy ra khi có ngày càng nhiều thanh thiếu niên thích đi ra nước ngoài học văn hóa hoặc học nghề trong khi chưa biết mình muốn làm gì? Có những rủi ro nào có thể xảy ra cho họ?

Ảnh: Duhocthanhtam.com

Chuyện du học từ trước đến nay vốn được rất nhiều gia đình và cá nhân quan tâm vì nhiều lý do:

  • Trong nhiều lĩnh vực, nền giáo dục của nước ngoài có thể cung cấp cho sinh viên kiến thức cập nhật nhanh và sâu rộng hơn so với trong nước.
  • Sau khi học xong, dù chọn ở lại định cư hay chọn về quê hương vẫn phát huy tốt những kiến thức và kỹ năng đã học mà không gặp trở ngại gì nhiều.

Tuy nhiên, như chúng ta cũng biết và nhận thấy qua nhiều trường hợp, để du học hay thực tập và làm việc ở nước ngoài thì trước hết bạn phải là người có điều kiện kinh tế (gia đình bạn có điều kiện thì càng tốt). Tất nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt như bạn được tổ chức tiến cử để tham gia vào một khóa huấn luyện ngắn hạn nào đó, hay như bạn tìm kiếm và tự thân vận động nhận được học bổng,... Nhưng dù như thế nào thì cũng có một số vấn đề lăn tăn như sau:

  • Dù trong nước hay nước ngoài thì cũng có nhiều loại trường. Như thế nào là một trường tốt để chọn học? Là nơi quy tụ nhiều giáo viên giỏi? Là nơi được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ? Là trường có danh tiếng và lịch sử lâu đời? Là nơi xuất thân của nhiều nhân vật thành đạt? Hay là trường có học phí cao? Học phí thấp?
  • Chọn học ở một trường tốt có đảm bảo sau này bạn sẽ được tuyển vào một công ty tốt và sống an nhàn suốt đời?
  • Nên chọn học theo trường hay chọn theo ngành nghề?
  • Bạn phù hợp với môi trường hàn lâm nghiêm ngặt hay phóng khoáng hay không khí gia đình?

Và quan trọng:

  • Bạn đi du học vì mục đích gì? Vì được những người thành công ở nước ngoài truyền cảm hứng? Hay vì bạn không chịu nổi tính gò bó của xã hội nên muốn đi để giải thoát? Hay đơn giản chỉ là vì bạn muốn rời xa cha mẹ?
  • Bạn có "đi để trở về" không?

Những rủi ro nào sẽ xảy ra nếu bạn du học không có mục đích?

  • Bị sốc văn hóa dẫn đến không chịu nổi cuộc sống căng thẳng ở nước ngoài?
  • Không thích nghi với môi trường và hoàn cảnh, chỉ có thể sống được ở những nơi có đồng hương, người cùng cảnh ngộ dẫn đến không thu được thành quả gì?
  • Điều nguy hiểm hơn, bạn sẽ trở nên mất kiểm soát và đánh mất chính bản thân mình.

Đi du học dù sao cũng là một lựa chọn và mỗi người đều có cho mình một lựa chọn riêng. Nhưng nếu phải đối mặt với những rủi ro như vậy, thì cần phải làm gì?

Từ khóa: 

du học

,

kinh nghiệm du học

,

chuyện du học

,

du học sinh

,

du học

Em thấy đây là vấn đề nhiều du học sinh Việt Nam ở bên em gặp phải đấy ạ. Các bạn đi vì gia đình muốn vậy thôi chứ chưa thực sự hiểu được mình muốn gì trước khi đi. Do vậy sang đây đi học một thời gian bắt đầu cảm thấy chán nản, không theo kịp, dần dần dẫn đến nợ môn, bố mẹ thì cứ rót tiền sang để duy trì với mong muốn con tốt nghiệp rồi đi làm nhưng thực tế các bạn đã chọn sai ngành, nghề từ đầu thì rất khó để bắt đầu lại vì chi phí đánh đổi đã quá lớn rồi ạ.
Trả lời
Em thấy đây là vấn đề nhiều du học sinh Việt Nam ở bên em gặp phải đấy ạ. Các bạn đi vì gia đình muốn vậy thôi chứ chưa thực sự hiểu được mình muốn gì trước khi đi. Do vậy sang đây đi học một thời gian bắt đầu cảm thấy chán nản, không theo kịp, dần dần dẫn đến nợ môn, bố mẹ thì cứ rót tiền sang để duy trì với mong muốn con tốt nghiệp rồi đi làm nhưng thực tế các bạn đã chọn sai ngành, nghề từ đầu thì rất khó để bắt đầu lại vì chi phí đánh đổi đã quá lớn rồi ạ.