Em chán học, phải làm sao đây ạ?

  1. Giáo dục

Em 17 tuổi, học lớp 12 và em nhận thức được năm học này vô cùng quan trọng vì em sẽ bước vào kì thi tốt nghiệp THPT nhưng em lại chán học.

Việc chán học đã tồn tại trong đầu óc em từ khi vừa bước vào phổ thông và chẳng hiểu sao trong giai đoạn này em còn chán học hơn thế. Trước đó em học khá, có thể dành hàng tiếng đồng hồ cho việc tự học và mục tiêu phấn đấu là sao cho bằng bạn bằng bè.

Nhưng giờ kết quả học tập của em cứ trượt dài. BTVN cũng không buồn làm. Thời gian tự học cũng óp ép có 30 p hay chẳng buồn học. Em không chơi game, rảnh thì lướt MXH chơi chơi, cũng chẳng chươi bời bạn bè, yêu đương gì

Vậy mà mỗi khi quyết định học nghiêm túc, ngồi vào bàn học thì mắt lại díu lại, chán nản rồi trì trệ, qua loa. Em dường như không tìm thấy ý nghĩa trong việc học nữa.

Thứ nhất, em không thể xác định được ngành học, trường đại học nên chọn, nhiều khi không biết học để làm gì.

Thứ hai, em thấy thực trạng xã hội có quá nhiều người thất nghiệp dù học rất giỏi, nhiều văn bằng. Các anh chị họ của em đa phần đều nghỉ học sau tốt nghiệp vì quan niệm học nhiều tốn của mà ra trường vẫn thất nghiệp.

Thứ ba, em rất ghét học kiến thức ở trường; nó quá lý thuyết, không thấy áp dụng vào thực tế, được truyền dạy kiểu nhồi nhét vô cùng nhàm chán, hầu như học rồi cũng bỏ quên. Vậy mà thầy cô, bạn bè, người thân đều rất coi trọng điểm số. Em từng coi việc học là tất cả, bởi quan niệm học giỏi sẽ có được thành công, nhưng những năm đó kỹ năng xã hội của em rất tệ. Đến khi em nhìn nhận rằng mình không cần học một cách thái quá vì chưa chắc học giỏi đã thành công, nên kết hợp trau dồi kỹ năng hơn thì kết quả cũng trượt dần theo; từ đứng nhất lớp đến còn hạng hai, hạng ba, tần suất điểm 5-6 dày đặc hơn. Em đã giải thích với ba mẹ những lý do trên nhưng họ cho rằng em ham chơi, lêu lổng, yêu đương sớm, vì thế em cảm thấy rất áp lực.

Em cảm thấy rất khó chịu và chán ghét bản thân khi kinh tế gia đình không mấy khá giả nhưng họ vẫn luôn đầu tư cho việc học của em. Em cảm thấy có lỗi vì đã để bản thân trượt dài. Cứ mỗi ngày thì em đều cảm thấy vô cùng chán chường.

Gia đình cùng quan tâm em lắm vì năm nay là năm cuối cấp nên học không bắt em làm gì, nấu cơm, quét nhà,....Ba mẹ bảo em là cứ lo học thôi, đừng nghĩ nhiều. Nhưng em lại càng cảm thấy khó chịu hơn vì em không có động lực, không tìm thấy lý do, ý nghĩa. Em bị mất phương hướng.

Em rất mong mọi người cho em lời khuyên, lời động viên để vượt qua tâm lý bất thường này. Lúc này em rất cần động lực để làm lại, để học, để nỗ lực hết mình nhưng giờ mình em không thể nghĩ được gì. Em cảm ơn mọi người rất nhiều.

Từ khóa: 

chán học

,

nói về cuộc sống

,

chuyện học tập

,

giáo dục

Chào em nhé, anh cũng đã từng rất chán học, nên hiểu một phần nào cảm giác của em. Học tốt không phải là quá khó. Nhưng khi đã chán thì không thể làm tốt được. Vì vậy:

Đầu tiên em phải tự trả lời được vì sao em cần học?

Thực ra có rất nhiều lý do để cần học tốt, nhưng với mỗi người lý do đó có thể lại hơi khác nhau đấy. Có người học vì đó là con đường "duy nhất" mà họ biết để thoát nghèo. Có người học vì đó là thứ duy nhất mà họ giỏi. Có người chọn học vì đó là thứ giúp họ hiểu biết hơn về cuộc sống (cái này thì rất ít với học sinh Việt Nam), có người học vì ba mẹ muốn thế, học để mọi người vui. Có người học chỉ vì người yêu học giỏi... Lý do nào cũng được, chỉ cần có 1 lý do phù hợp để chúng ta hành động.

Lý do cần phải học mà anh nhận ra, khác với các lý do trên. Đó là vì anh thích chơi game, nên ra điều kiện với bố mẹ để nếu học tốt sẽ được mua máy tính để chơi. Bạn thấy đấy, lý do là gì cũng được, miễn là cần 1 lý do.

Cần tìm những tấm gương học tập

Em cần có những tấm gương học tập để noi theo. Thực tế những người thành công đều học tập không ngừng. Họ có thể không cắp sách tới trường để học, nhưng là người luôn luôn tự học. Những ngươi anh chị thất bại do học nhiều mà em thấy, thực ra là họ không biết học. Họ chưa từng tự học. Tất cả kiến thức của họ có chỉ là kiến thức từ sách vở, thầy cô, là kiến thức chết. Tự học, tự nhận thức, tự định hướng, tự xác định vấn đề, tự tìm lời giải đó mới là thực học.

Hãy quan sát xung quanh, tìm những người thành công thật cao, chắc chắn họ sẽ là tầm gương học tập. Những người giàu nhanh nhờ buôn bán, nhờ trúng quả thì không đáng để học hỏi đâu em.

Phương pháp học tập đúng: Học, hiểu, hành

https://cdn.noron.vn/2022/08/06/4995647141688053-1659763198.jpg

Học mà không đọng lại gì, học mà quên ngay đi, học mà không thấy bổ ích đó là vì chúng ta chỉ học vẹt. Trong 3 bước học, hiểu, hành chúng ta chỉ dừng ở việc học: đọc, nghe, và ghi nhớ. Sinh viên trước mỗi kỳ thi đều học nhồi nhét kiểu này, không cần quá hiểu, cứ luyện dạng luyện đề, nhớ mẫu, nhớ bài. Thi xong là chữ thầy lại trả cho thầy.

Để học tốt bạn phải học và hiểu. Tức là ít nhất bạn phải liên tưởng, tự đào sâu thêm những gì đã học trên lớp, và chuyển hóa nó thành kiến thức của mình. Khi nó đã là kiến thức của bạn, bạn sẽ không bao giờ quên được.

Người thành công thì không chỉ cần học, hiểu, mà còn cần hành động mạnh mẽ. Có nhiều người học nhiều, học giỏi, học tới tận tiến sĩ, giáo sư nhưng thực ra... cũng ít thành công trong cuộc sống bởi họ gần như không hành, không biết áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Học sinh: học nhiều, hiểu ít, thi xong quên. Ra đời không biết làm gì, hoang mang.

Mọt sách: học nhiều, hiểu nhiều, chém gió hay, nhưng không hành động, toàn lý thuyết, vẫn thất bại.

Người liều lĩnh: Học ít, hiểu ít, làm bừa, ngẫu nhiên thành công

Người thành công: học nhiều, hiểu sâu, mạnh dạn hành động, quyết liệt bền bỉ, đúng phương pháp.

Trả lời

Chào em nhé, anh cũng đã từng rất chán học, nên hiểu một phần nào cảm giác của em. Học tốt không phải là quá khó. Nhưng khi đã chán thì không thể làm tốt được. Vì vậy:

Đầu tiên em phải tự trả lời được vì sao em cần học?

Thực ra có rất nhiều lý do để cần học tốt, nhưng với mỗi người lý do đó có thể lại hơi khác nhau đấy. Có người học vì đó là con đường "duy nhất" mà họ biết để thoát nghèo. Có người học vì đó là thứ duy nhất mà họ giỏi. Có người chọn học vì đó là thứ giúp họ hiểu biết hơn về cuộc sống (cái này thì rất ít với học sinh Việt Nam), có người học vì ba mẹ muốn thế, học để mọi người vui. Có người học chỉ vì người yêu học giỏi... Lý do nào cũng được, chỉ cần có 1 lý do phù hợp để chúng ta hành động.

Lý do cần phải học mà anh nhận ra, khác với các lý do trên. Đó là vì anh thích chơi game, nên ra điều kiện với bố mẹ để nếu học tốt sẽ được mua máy tính để chơi. Bạn thấy đấy, lý do là gì cũng được, miễn là cần 1 lý do.

Cần tìm những tấm gương học tập

Em cần có những tấm gương học tập để noi theo. Thực tế những người thành công đều học tập không ngừng. Họ có thể không cắp sách tới trường để học, nhưng là người luôn luôn tự học. Những ngươi anh chị thất bại do học nhiều mà em thấy, thực ra là họ không biết học. Họ chưa từng tự học. Tất cả kiến thức của họ có chỉ là kiến thức từ sách vở, thầy cô, là kiến thức chết. Tự học, tự nhận thức, tự định hướng, tự xác định vấn đề, tự tìm lời giải đó mới là thực học.

Hãy quan sát xung quanh, tìm những người thành công thật cao, chắc chắn họ sẽ là tầm gương học tập. Những người giàu nhanh nhờ buôn bán, nhờ trúng quả thì không đáng để học hỏi đâu em.

Phương pháp học tập đúng: Học, hiểu, hành

https://cdn.noron.vn/2022/08/06/4995647141688053-1659763198.jpg

Học mà không đọng lại gì, học mà quên ngay đi, học mà không thấy bổ ích đó là vì chúng ta chỉ học vẹt. Trong 3 bước học, hiểu, hành chúng ta chỉ dừng ở việc học: đọc, nghe, và ghi nhớ. Sinh viên trước mỗi kỳ thi đều học nhồi nhét kiểu này, không cần quá hiểu, cứ luyện dạng luyện đề, nhớ mẫu, nhớ bài. Thi xong là chữ thầy lại trả cho thầy.

Để học tốt bạn phải học và hiểu. Tức là ít nhất bạn phải liên tưởng, tự đào sâu thêm những gì đã học trên lớp, và chuyển hóa nó thành kiến thức của mình. Khi nó đã là kiến thức của bạn, bạn sẽ không bao giờ quên được.

Người thành công thì không chỉ cần học, hiểu, mà còn cần hành động mạnh mẽ. Có nhiều người học nhiều, học giỏi, học tới tận tiến sĩ, giáo sư nhưng thực ra... cũng ít thành công trong cuộc sống bởi họ gần như không hành, không biết áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn.

Học sinh: học nhiều, hiểu ít, thi xong quên. Ra đời không biết làm gì, hoang mang.

Mọt sách: học nhiều, hiểu nhiều, chém gió hay, nhưng không hành động, toàn lý thuyết, vẫn thất bại.

Người liều lĩnh: Học ít, hiểu ít, làm bừa, ngẫu nhiên thành công

Người thành công: học nhiều, hiểu sâu, mạnh dạn hành động, quyết liệt bền bỉ, đúng phương pháp.

Chị cũng mới vừa trải qua kì thi đh nên cũng hiểu rõ và có vài lời cho e. 
Thứ nhất, việc e quá sa đà vào việc lướt web dẫn đến việc học tập sa sút, hãy tưởng tượng vào năm học bạn bè e tụi nó học giỏi giải VD VDC một cách nhanh chóng các thứ còn nhìn lại mình thì học dốt tủi thân biết nhường nào. Đó cũng là 1 động lực để e học ko thua kém bạn bè. E có thể tải app Focus to do nó có chức năng khoá điện thoại trong 1 khoảng time tùy mình chọn ko cho làm cqq j hết, rất hiệu quả để tránh xa đth nhưng mà phải mua VIP or lên gg tải APK mod. 
Thứ hai, e ko xác định được ngành gì thì chị thấy e nên xem xét điểm mạnh của mình là gì và phù hợp với ngành nào. Còn trường thì rất dễ cứ trg top mà thẳng tiến sau đó để mấy trg bth ở phía sau. Nếu e không biết học ngành gì e có thể xem xét ngành ngoại ngữ vd như Anh, Trung, Hàn, Nhật,... nhưng với điều kiện e phải thật quyết tâm vì học ngôn ngữ phải có đam mê. Sở dĩ học ngoại ngữ t sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn bởi bất kể ngành gì họ đều đòi hỏi ngoại ngữ, học ngoại ngữ ra làm trái ngành rất nhiều vì nó có thể bổ trợ công việc chuyên môn của mình. E có thể tham khảo bài viết này https://vietcetera.com/amp/vn/con-duong-nao-cho-sinh-vien-ngoai-ngu.   
Thứ ba, e thấy nhiều người giỏi ra trường nhưng thất nghiệp cũng có nhiều yếu tố tạo thành lắm. Nhưng chị thấy ngày nay các bạn Gen Z rất giỏi, năng động, tài năng, không sợ thiếu việc làm nếu mình giỏi, nỗ lực. E chưa tự trải nghiệm sao e đã biết là mình học đh xong sẽ thất nghiệp vả lại mình không học đh đã thua một khối người r. Cả gia đình chị khuyên nên học đh vì vào đh t sẽ học đc nhiều bài học, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Nhà chị có mấy người học ra làm trái ngành nhưng đều khuyên quãng đời đh sẽ dạy cho e nhiều điều quý giá và xứng đáng nên là nên học đh nha. 
Thứ tư, ở VN mình phải học những cái đấy th e ạ ai cũng phải trải qua chứ ko cũng ko biết học cái gì, không giống như nước ngoài họ sẽ học thực hành thiết thực hơn là lí thuyết. Học giỏi hay giỏi cái gì cũng sẽ cho e nhiều điều lắm, chị yêu môn Sử và thích chạy điền kinh và chúng đã đem đến nhiều thành tích học tập cũng như danh hiệu, tiền bạc cho đỗ nghèo khỉ như chị tiêu đã luôn nên là e hãy cố gắng học giỏi một môn gì đó để có giải sẽ có lợi cho mình lắm nhất là kì thi xét tuyển vào đh. 
Vậy nha khuyên hết lời r nên cố gắng học tập nha, học trước sau này hãy tính sau.

Chào em, cá nhân anh nghĩ rằng "lý do, ý nghĩa, động lực" chỉ là những từ ngữ.

Anh mạn phép suy luận vấn đề của em rất có thể đến từ việc "lướt mạng xã hội chơi chơi". Bởi đây thường là nơi khiến sức tập trung và sự tĩnh tâm của con người bị ảnh hưởng. Trên mạng xã hội, chúng ta dễ rơi vào trạng thái thụ động, so sánh và lãng phí thời gian, tâm sức để quan sát cuộc sống của người khác (mà mớ thông tin ấy chỉ là những điều chúng ta có thể thấy và người đăng muốn cho chúng ta thấy mà thôi). 

Bản chất của việc học là để phục vụ cho nhu cầu sinh tồn (không chỉ bó hẹp trong việc chọn ngành nghề). Do đó, học tập là thiết yếu và cũng thiết thực như ăn, mặc, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân. Tức là nó thuộc về ý chí sống còn và năng lực tự lập của mỗi cá nhân. Như vậy, không nhất thiết có phải có người truyền động lực, truyền cảm hứng thì chúng ta mới học, em ạ. Anh chia sẻ thẳng thắn như vậy bởi dù sao em cũng đã cuối cấp, đủ lớn để hiểu về ý thức tự giác. Và anh tin em là một người con có lòng tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình.

Giải pháp trong giai đoạn này là em có thể chủ động tìm kiếm và lắng nghe tâm sự về việc học của những người có vốn sống phong phú mà em quý mến, tin tưởng. Ngoài ra, em cũng có thể trò chuyện với cha mẹ để em có thời gian tham gia làm việc nhà cho vui tay, vui chân. Chọn một môn thể thao để thư giãn, rèn luyện sau giờ học cũng rất có ích nhé em.

Một câu trả lời có lẽ sẽ chưa phải là đáp án. Nhưng với các câu trả lời khác nhau, em có thể tìm thấy gợi ý cho vấn đề của bản thân. Anh mong rằng em sẽ thành công, để cuộc đời có thêm một người ham học, có thực học.

Thực ra hiện trạng chán học không chỉ xảy ra đối với mỗi mình bạn mà mình cơ bản thấy tất cả mọi người như thế. Việc trì hoãn nhiều hay "procrastinating" chỉ đơn giản là vì bạn không cảm thấy hứng thú vào việc học vì bạn chău xác định được mong muốn của mình. Mình cũng như bạn năm nay lên 12 và gia đình mình cũng không khá giả và nói thật thì mình cũng rất lười học cũng như chưa xác định được mình muốn học ngành gì trường gì vì mình thấy chán. Rút kinh nghiệm từ bản thân mình nên mình nghĩ bạn có thể đặt ra mục tiêu như là có nhiều tiền hoặc là đi du lịch nhiều nơi như mình. Từ đó bạn sẽ có nhiều tinh thần để học tập hơn.