Gần Tết rồi, đừng nghe nhạc Tết nữa!

  1. Tâm lý học

Có lẽ một trong những dấu hiệu dễ nhận ra nhất khi những dịp lễ, Tết đang đến gần chính là việc chúng ta dễ dàng bắt gặp những bài nhạc Tết quen thuộc trên đường phố. Những bài hát này thường mang sắc thái vui vẻ, yêu đời, tích cực, nhưng đó có phải là toàn bộ ảnh hưởng mà chúng đem lại? Bài viết này sẽ đưa ra một vài lý do cho việc tại sao chúng ta nên hạn chế việc nghe nhạc Tết.

nhac-tet-2

(Nguồn: Vietnammoi.vn)

1/ Nghe nhiều quá thành ra...nhàm

Một bài hát, dù hay đến đâu, khi nghe quá thường xuyên, bộ não của chúng ta cũng sẽ thích nghi dần, và các hormone như dopamine ngừng được sản sinh. Việc này tạo ra cảm giác nhàm chán của chúng ta đối với bài hát đó. Trong tiếng Anh, khái niệm này thường được gọi là "mere exposure effect".

Trong khi đó, cứ mỗi dịp lễ đến, không kể là Tết tây, Tết ta hay Giáng Sinh, những bài hát đặc thù của dịp lễ lại được các cửa hàng, quán xá tận dụng và phát liên tục trước gần cả tháng trời, khiến cho chúng ta, đặc biệt là dân cư khu vực lân cận, không thể tránh khỏi tình trạng "bị tra tấn lỗ tai" bởi những bài hát này.

nhac-tet

Đồ thị trên cho thấy: độ hay của bài hát sẽ bắt đầu giảm sút khi tần số nghe tăng lên quá cao. (Nguồn: Pinterest)

2/ Nhạc Tết có thể tạo căng thẳng cho chúng ta

Việc nghe những bài nhạc Tết có thể khiến chúng ta liên tưởng ngay đến rất nhiều những việc phải làm khác khi Tết đến. Những việc này có thể bao gồm: tích lũy đủ tiền để mua sắm Tết, đi du lịch, chơi Tết, về thăm gia đình, chuẩn bị tiền lì xì, sửa soạn lại nhà cửa...Với rất nhiều việc phải lo nghĩ như vậy khi Tết đến, những bài nhạc Tết thực chất có thể mang lại nhiều cảm giác tiêu cực hơn tích cực cho người nghe.

Và trong một dịp lễ cần lắm trạng thái tinh thần tích cực như Tết để đón năm mới, chúng ta lại càng cần chú ý đến những ảnh hưởng tiêu cực mà việc nghe nhạc Tết quá mức độ có thể mang lại.

cang-thang-ngay-tet

(Nguồn: Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo)

3/ Ô nhiễm tiếng ồn

Ở những khu vực trung tâm các thành phố lớn, vào các dịp lễ, Tết, các bài nhạc quen thuộc lại được bật lên để phục vụ người dân trong khu vực. Các bài nhạc này thường được bật với volume rất lớn và tại nhiều cửa hàng, quán xá khác nhau, tạo nên một bầu không khí với rất nhiều tạp âm trên đường.

Về mặt tâm lý, âm lượng quá cao của các bài nhạc có thể gây ra cho chúng ta các cảm giác căng thẳng, hồi hộp. Trong khi đó, về mặt thể chất, nó có thể khiến chúng ta gặp các vấn đề như mất ngủ, ù tai, giảm sút thính lực, và nhiều vấn đề sức khỏe khác...

o-nhiem-tieng-on

(Nguồn: The Mix)

4/ Âm nhạc có thể khiến chúng ta mất tập trung

Hiệu ứng này có thể được thấy rõ tại các công sở, và rõ nhất là trong môi trường làm việc tại các cửa hàng, shop quần áo, nhà hàng, quán cafe...đây là những nơi mà các bài nhạc lễ, Tết được bật liên tục trong ngày, và thường là cả tháng trời trước khi dịp lễ, Tết này chính thức bắt đầu.

Khi vừa làm việc vừa nghe nhạc, hầu hết chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung vào công việc. Sự mất tập trung này vừa xuất phát từ việc não bộ của chúng ta vốn không được thiết kế cho khả năng thực hiện đa nhiệm (multitask), vừa xuất phát từ việc những bài nhạc Tết có thể khiến chúng ta liên tưởng đến việc nghỉ dưỡng, những chuyến du lịch...và bị phân tán khỏi công việc.

am-nhac

(Nguồn: A Life of Productivity)


Tham khảo:

Từ khóa: 

tết

,

nhạc tết

,

âm nhạc

,

ô nhiễm tiếng ồn

,

tâm lý học