Giảng viên và nhà trường có thể làm các cách nào để giảm trầm cảm ở sinh viên?

  1. Kỹ năng mềm

Những năm gần đây, có lẽ chúng ta đều dễ dàng thấy được vấn đề trầm cảm đang ngày càng lan rộng đến mọi độ tuổi và tầng lớp. Từ những người nổi tiếng với gia tài khổng lồ tới người bạn trẻ còn đang đi học. Và một thực tế là, tỷ lệ người mắc trầm cảm hiện nay đang chuyển dần đến độ tuổi thanh thiếu niên.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
Về sinh viên nói riêng, em nghĩ có lẽ một vài cách từ mọi người xung quanh sẽ có thể giúp họ giảm áp lực và trầm cảm, trong đó có nhà trường và giảng viên. Theo mọi người thì nhà trường và giảng viên có thể làm gì để giảm tình trạng sinh viên trầm cảm? Em tin là khi thực hiện đúng cách và "có tâm" thì cũng phần nào có hiệu quả cho vấn đề này.
Từ khóa: 

sinh viên

,

giảng viên

,

đại học

,

áp lực

,

kỹ năng mềm

Trầm cảm là một thực trạng đáng báo động trong cuộc sống ngày nay. Ngay cả học sinh sinh viên cũng là đối tượng cuả bệnh lý này. Lí do cũng một phần do áp lực học tập căng thẳng.
Để giải quyết, hạn chế việc trầm cảm ở sinh viên mình nghĩ nhà trường có thể:
+ Khuyến khích định hướng phát triển các câu lạc bộ, đội nhóm để sinh viên có thể tham gia, học hỏi kĩ năng từ các thành viên trong clb. Quan trọng là có đk phát huy khả năng giao tiếp, teamwork, ban chủ nhiệm có thể đề ra những ''event'' để cho thấy được tinh thần nhiệt huyết, hợp tác giữa các thành viên... Có hai tác dụng
1. Bạn tìm thấy được công việc ngoài việc học mình thực sự yêu thích
2. Các hoạt động đội nhóm, hoạt động xã hội sẽ giúp bạn thấy ý nghĩa cuộc sống hơn
+ Tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn đội tuyển tham gia cuộc thi cấp cao hơn. Tinh thần rèn luyện thể thao
Giảng viên thì có thể trở thành thầy cũng như thành người bạn để sinh viên tin tưởng giãi bày những nút thắt, vấn đề sinh viên gặp phải. Giảng viên đặt mình như một người bạn thực sự, có năng lực lắng nghe để đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho sinh viên. Hiện nay có nhiều trường ĐH có phòng hỗ trợ tâm lý cho các bạn sinh viên
Trả lời
Trầm cảm là một thực trạng đáng báo động trong cuộc sống ngày nay. Ngay cả học sinh sinh viên cũng là đối tượng cuả bệnh lý này. Lí do cũng một phần do áp lực học tập căng thẳng.
Để giải quyết, hạn chế việc trầm cảm ở sinh viên mình nghĩ nhà trường có thể:
+ Khuyến khích định hướng phát triển các câu lạc bộ, đội nhóm để sinh viên có thể tham gia, học hỏi kĩ năng từ các thành viên trong clb. Quan trọng là có đk phát huy khả năng giao tiếp, teamwork, ban chủ nhiệm có thể đề ra những ''event'' để cho thấy được tinh thần nhiệt huyết, hợp tác giữa các thành viên... Có hai tác dụng
1. Bạn tìm thấy được công việc ngoài việc học mình thực sự yêu thích
2. Các hoạt động đội nhóm, hoạt động xã hội sẽ giúp bạn thấy ý nghĩa cuộc sống hơn
+ Tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn đội tuyển tham gia cuộc thi cấp cao hơn. Tinh thần rèn luyện thể thao
Giảng viên thì có thể trở thành thầy cũng như thành người bạn để sinh viên tin tưởng giãi bày những nút thắt, vấn đề sinh viên gặp phải. Giảng viên đặt mình như một người bạn thực sự, có năng lực lắng nghe để đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho sinh viên. Hiện nay có nhiều trường ĐH có phòng hỗ trợ tâm lý cho các bạn sinh viên