Giới thiệu về Cà phê Capuchino

  1. Ẩm thực

Nhắc đến cà phê Ý, mọi người sẽ nghĩ ngay đến một loại cà phê có hương thơm nồng với màu nâu nhẹ được tạo bởi lớp crema cũng với đó là những hình vẽ nghệ thuật đầy tinh tế cầu kỳ từ sữa được tạo bởi bàn tay tài ba, hào hoa của một barista Ý (người pha cà phê). Đó chính Capuchino, một hương vị hoàn hảo của nước Ý. Và đó cũng là chủ đề chúng ta nói ngày hôm nay.

Sua_cafe_Capuchino8


Capuchino là gì ?

Cappuccino (/kæpʊˈtʃiːnoʊ), phát âm tiếng Ý: [kapputˈtʃiːno] – đọc đơn giản là ca-pu-chi-nô. Nó có tên là Cappuccino bởi vì xuất phát từ các tu sĩ dòng Capuchin với màu áo thụng của các nhà tu gần giống với màu nâu của một tách cà phê Cappuccino hoàn hảo. Mũ của chiếc áo tu này được gọi trong tiếng Ý là cappuccio.

Lịch sử cà phê Cappuccino

Cappuccino có nguồn gốc từ Kapuziner, một loại đồ uống cà phê trong các quán cà phê của Vienna vào những năm 1700. Cùng xuất hiện với đồ uống có tên Franziskaner, Kapuziner xuất hiện trên thực đơn của nhiều nhà hàng cà phê trên khắp Habsburg Monarchy vào thời điểm này. Kapuziner lấy tên từ màu cà phê với một vài giọt kem, nên được đặt biệt danh vì các nhà sư Capuchin ở Vienna. Những mãi đến những năm 30 của thế kỷ XX cà phê Capuchino mới thức sự phổ biến và lan rộng trên thế giới.

Tại Ý, người ta thường thưởng thức cà phê Cappuccino vào mỗi sáng như một nghi thức khởi đầu cho ngày mới. Khởi nguồn, thức uống này chỉ được pha chế bằng máy pha cà phê Espresso chuyên dụng. Theo thời gian, cà phê Capuchino được biến tấu đa dạng hơn, hợp với khẩu vị người dùng hơn. Nhanh chóng được ưa chuộng và lan rộng khắp châu Âu và khu vực Anh. Sau đó với hướng tiếp thì rộng rãi mà Capuchino phổ biến rộng ra khắp thế giới.

Đến Vương quốc Anh, cà phê Espresso trở nên phổ biến dưới dạng Cappuccino. Do chịu ảnh hưởng của phong tục uống cà phê với sữa của người Anh.

Tại Hoa Kỳ, Cappuccino được phổ biến rộng rãi cùng với Espresso trong các khu phố người Mỹ gốc Ý, như North End của Boston, Little Italy của New York và North Beach của San Francisco. Caffe Reggio của thành phố New York (thành lập năm 1927) tuyên bố đã giới thiệu Cappuccino cho Hoa Kỳ. Trong khi Caffe Trieste của San Francisco tuyên bố đã giới thiệu nó đến bờ biển phía Tây.

Ở Bắc Mỹ, Cappuccino đã trở nên phổ biến đồng thời với sự bùng nổ trong ngành công nghiệp cà phê của Mỹ cho đến cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, đặc biệt là ở khu vực đô thị Tây Bắc Thái Bình Dương. 

Đến thời điểm hiện tại, nói đến Cappuccino, hẳn ai cũng biết đến. Tại các cửa hàng cà phê, thức uống này chiếm một vị trí đặc biệt trong menu. Cũng chính vì lý do này, người ta dần chú ý hơn về công thức pha chế sao cho vẫn giữ được chuẩn vị truyền thống, vừa hợp với khẩu vị của đại đa số người dùng.

Thành phần ly cafe Capuchino

Tách Cappuccino bao gồm 3 thành phần chính: Café espresso, sữa nóng và sữa sủi bọt, tạo nên sự hòa quyện hoàn hảo về hương vị với vị café trầm và nhẹ, hơi đăng đắng và vị béo của sữa, ngọt ngào của kem.

cappucino-1-1


Thành phần của Cappuccin tương tự như Latte – một loại café khác của Ý nên thường khiến nhiều người nhầm lẫn hai loại café này. Về cơ bản, thành phần của Cappuccino và Latte giống nhau nhưng lượng sữa và bọt sữa trong tách Cappucino khá tương đồng. Còn với latte, lượng bọt sữa chỉ xấp xỉ một nửa lượng sữa, nên Cappuccino có độ bồng bềnh hơn so với Latte.

Yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của Cappuccino đó là lớp bọt sữa (foam), có độ dày chừng 2 – 3 cm. Về hương vị, lớp bọt sữa tăng độ béo, hương thơm cho kem sữa và giảm độ chua, đắng của café, giúp tách café trở nên tròn vị hơn. Bên cạnh đó, lớp bọt sữa này còn có tác dụng giữ nhiệt, giữ phần café và sữa phía dưới nóng và thơm lâu hơn. Còn về mặt thẩm mỹ, lớp bọt sữa được tạo hình đa dạng từ hình trái tim, dương xỉ… sẽ khiến tách café đẹp mắt hơn, hấp dẫn hơn. Lớp bọt sữa cũng phần nào thể hiện được trình độ và đẳng cấp của một Barista. Với nhiều người, tạo hình cho bọt sữa hay còn gọi là nghệ thuật trang trí trên ly café (Latte Art) chính là một thử thách khó khăn và đầy thú vị. Tạo hình càng sáng tạo, đẹp mắt thì chứng tỏ Barista càng lành nghề.

Một chút đắng, một chút bùi, cùng hương thơm ngào ngạt khi thưởng thức. Có nhiều người cho rằng, tình yêu mới chớm nở chính là hương vị của Cappuccino: “Khi tình yêu chớm nở, nó mang hương vị nhẹ dịu, ngọt ngào của Cappuccino, nhiều bọt và “vui tươi”, rất dễ uống và mang đến cho người ta cảm giác nhẹ nhàng, bắt mắt với hình ảnh của những trái tim quyện vào nhau”. Cũng có người cho rằng, tình yêu là một ly Cappuccino: “Mới đầu là cái gì đó bềnh bồng làm cho người ta ngây ngất. Nhưng sau đó là vị đắng của café – thử thách. Cuối hết là lớp sữa ngọt ngào – đó là kết quả”.

Còn bạn, bản thưởng thức Capuchino như thế nào, hãy để lại ý kiến dưới đây nào?

Từ khóa: 

noron cafe

,

cafe

,

cà phê

,

coffee

,

cafe noron

,

ẩm thực