[Góc tranh biện] Nếu con người chuyển dần sang ăn chay thì đó là thích nghi hay "tiến hoá lùi"?

  1. Khoa học

Tuần này mình xin phép mở một đề tài tranh biện khác mà mình thấy khá thú vị và đang được bàn luận gay gắt ở một fanpage nước ngoài. Theo như mình đọc thì có hai luồng quan điểm thế này:

1. Phe ăn chay: Con người chuyển dần sang ăn chay là để thích nghi với môi trường và điều kiện sống ngày càng độc hại. Ăn chay giúp con người có sức khoẻ tốt và sống lâu hơn.

2. Phe ăn thịt: Con người chuyển dần sang ăn chay là "tiến hoá lùi", vì trước đây con người đã mất rất nhiều năm để chuyển từ ăn chay (hái lượm hoa quả) sang săn bắt, chế biến và tiêu thụ thịt.

Mọi người sẽ ủng hộ phe nào? Nếu ủng hộ, hãy đưa ra những luận điểm để chứng minh cho quan điểm của mình. Giống như lần trước, mình xin tặng coin những bạn có phần tranh luận hợp lý và thuyết phục nhất nhé! :3

Từ khóa: 

góc tranh biện

,

ăn chay

,

vegan

,

tiến hoá lùi

,

thích nghi

,

khoa học

Thứ 1:

Nguồn đạm thực vật khi chế biến món chay có thể bị thiếu một số axit amin quan trọng cho cơ thể như lysine (gạo, bắp, lúa mì), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Ăn chay không đơn thuần chỉ sử dụng rau củ mà đòi hỏi phải tỉ mẩn trong lựa chọn và chế biến món ăn. Vì lý do này, bữa cơm chay thường được chuẩn bị kỳ công, kết hợp nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng. 

Chế độ ăn hàng ngày cần phải đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng. Thứ nhất là bột đường có trong gạo, khoai, bắp, lúa mì và các loại ngũ cốc. Thứ hai là chất đạm, có nhiều trong các loại đậu. Thứ ba là chất béo có từ các loại hạt có dầu như đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc... Nhóm còn lại là vitamin và khoáng chất có trong các loại rau, củ quả và trái cây.

Chế biến sai cách, sơ xài - qua loa thì dĩ nhiên chất lượng bữa ăn cũng sẽ không đảm bảo.

Người ăn chay hoàn toàn có thể đảm bảo dinh dưỡng nếu biết cách ăn cân đối. Vì vậy, nên nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm đậu như đậu Hà Lan, đậu đũa, các chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, tương hột. Bổ sung canxi từ rau có màu xanh đậm như cải thìa, bông cải xanh, tảo và rong biển. Sắt và kẽm có rất nhiều trong rau xanh như cải thía, bắp cải, cải bó xôi, súp lơ xanh và hạt sấy khô như: hạt điều, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt.

Thứ 2:

Người ăn chay hoàn toàn có thể đảm bảo dinh dưỡng nếu biết cách ăn cân đối. Vì vậy, nên nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm đậu như đậu Hà Lan, đậu đũa, các chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, tương hột. Bổ sung canxi từ rau có màu xanh đậm như cải thìa, bông cải xanh, tảo và rong biển. Sắt và kẽm có rất nhiều trong rau xanh như cải thía, bắp cải, cải bó xôi, súp lơ xanh và hạt sấy khô như: hạt điều, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt.

Thứ 3:

Ở góc nhìn của mình thì nó không liên quan đến tiến hóa lùi hay thích nghi gì cả.

Cái mình thấy xung quanh mình bây giờ toàn là hệ quả của việc"Tiến hóa lùi" của:

  • Ý thức - Trách nhiệm
  • Đạo đức - Nhân cách
  • ..... Còn nhiều sự tiến hóa lùi khác mà mình không tiện nêu ra.


Một điều quan trọng nữa là, quan điểm của mình thì không nên và cũng không bao giờ nghĩ đến việc "Phe" này "Phe" kia, ai cũng cho là mình đúng. Đó là một trong những nguyên nhân gây mất đi sự đoàn kết giữa người này và người khác.

Hi vọng mọi người chia sẻ với suy nghĩ này!

Trân trọng./.

Trả lời

Thứ 1:

Nguồn đạm thực vật khi chế biến món chay có thể bị thiếu một số axit amin quan trọng cho cơ thể như lysine (gạo, bắp, lúa mì), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Ăn chay không đơn thuần chỉ sử dụng rau củ mà đòi hỏi phải tỉ mẩn trong lựa chọn và chế biến món ăn. Vì lý do này, bữa cơm chay thường được chuẩn bị kỳ công, kết hợp nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng. 

Chế độ ăn hàng ngày cần phải đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng. Thứ nhất là bột đường có trong gạo, khoai, bắp, lúa mì và các loại ngũ cốc. Thứ hai là chất đạm, có nhiều trong các loại đậu. Thứ ba là chất béo có từ các loại hạt có dầu như đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc... Nhóm còn lại là vitamin và khoáng chất có trong các loại rau, củ quả và trái cây.

Chế biến sai cách, sơ xài - qua loa thì dĩ nhiên chất lượng bữa ăn cũng sẽ không đảm bảo.

Người ăn chay hoàn toàn có thể đảm bảo dinh dưỡng nếu biết cách ăn cân đối. Vì vậy, nên nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm đậu như đậu Hà Lan, đậu đũa, các chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, tương hột. Bổ sung canxi từ rau có màu xanh đậm như cải thìa, bông cải xanh, tảo và rong biển. Sắt và kẽm có rất nhiều trong rau xanh như cải thía, bắp cải, cải bó xôi, súp lơ xanh và hạt sấy khô như: hạt điều, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt.

Thứ 2:

Người ăn chay hoàn toàn có thể đảm bảo dinh dưỡng nếu biết cách ăn cân đối. Vì vậy, nên nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm đậu như đậu Hà Lan, đậu đũa, các chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, tương hột. Bổ sung canxi từ rau có màu xanh đậm như cải thìa, bông cải xanh, tảo và rong biển. Sắt và kẽm có rất nhiều trong rau xanh như cải thía, bắp cải, cải bó xôi, súp lơ xanh và hạt sấy khô như: hạt điều, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt.

Thứ 3:

Ở góc nhìn của mình thì nó không liên quan đến tiến hóa lùi hay thích nghi gì cả.

Cái mình thấy xung quanh mình bây giờ toàn là hệ quả của việc"Tiến hóa lùi" của:

  • Ý thức - Trách nhiệm
  • Đạo đức - Nhân cách
  • ..... Còn nhiều sự tiến hóa lùi khác mà mình không tiện nêu ra.


Một điều quan trọng nữa là, quan điểm của mình thì không nên và cũng không bao giờ nghĩ đến việc "Phe" này "Phe" kia, ai cũng cho là mình đúng. Đó là một trong những nguyên nhân gây mất đi sự đoàn kết giữa người này và người khác.

Hi vọng mọi người chia sẻ với suy nghĩ này!

Trân trọng./.

Vì yêu thương mà ăn chay dù cho thiếu chất dẫn đến chết cũng chẳng màng

Con người là frugivore( động vật ăn hoa quả, hạt, các loại lạc,...)

Răng con người phẳng, răng động vật ăn tạp sắc như dao găm

Con người nhai thức ăn, động vật ăn tạp nghiền và nuốt thức ăn

Động vật ăn tạp ko bị máu nhiễm mỡ, con người bị nếu ăn nhiều thịt

Con người chỉ có thể ăn hoa quả sống, động vật ăn tạp có thể ăn thịt và rau sống. Nếu ko nấu đồ ăn con người chỉ có thể ăn đc hoa quả và 1 số ít loại rau

Acid trong dạ dày con người yếu. Nếu ăn quá nhiều thịt gây chướng bụng khó tiêu. Động vật ăn tạp ko gặp vấn đề này

Gan con người có khả năng giải độc yếu. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật sẽ dễ ngộ độc vitamin A. Động vật ăn tạp ko bị.

Cơ hàm con người có thể chuyển động sang 2 bên, cơ hàm của động vật ăn tạp có thể há rất rộng.

Muốn bằng chứng rõ hơn cứ đánh Jim Morris trên google sẽ rõ

Tác hại của việc ăn chay

Tuy ăn chay có rất nhiều lợi ích như giảm cân, ngừa béo phì, giảm bệnh tim mạch, giảm ung thư, giảm bệnh tiểu đường, giảm bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh… song việc ăn chay lâu dài cũng có những tác động xấu. Vì vậy tại sao có những người từng ca ngợi phương pháp ăn chay trường nhưng sau một thời gian lại từ bỏ và quay về với chế độ ăn có thịt?




Tác hại của ăn chay trường

Nếu ăn chay không khoa học, bạn dễ gặp phải những tác hại sau đây:

Thiếu vi chất thiết yếu

Theo giáo sư Stella Volpe, Đại hoạc Drexel, Mỹ, người ăn chay trường có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng như thiếu vitamin B12, omega 3, kẽm, canxin, vitamin D, i-ốt. Trong đó vitamin B12 và D không có trong thực vật, hàm lượng i-ốt trong thực vật cũng không cao. Do đó người ăn chay hay bị giảm sức đề kháng, bị ốm vặt và loãng xương.

Thiếu protein quan trọng

Nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật không cung cấp đủ các protein quan trọng, đặc biệt là các axit amin, collagen, elastin (cần cho sắc đẹp), myosin (cần cho cơ).

Thiếu cholesterol

Thực phẩm thực vật có rất ít hoặc không có cholesterol, chất rất hữu ích với trẻ. Đây là tiền chất để tổng hợp nên các hooc môn sinh dục. Với bé trai đó là testosterone, với bé gái đó là estrogen. Nếu thiếu cholesterol, các em bị thiếu hụt hooc môn này, dẫn đến quá trình dậy thì bị chậm lại. Khi trưởng thành, điều này ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng và rối loạn kinh nguyệt.

Thèm ăn nhiều hơn

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc thay đổi toàn bộ chế độ ăn cũng khiến bạn phải điều chỉnh tâm lý. Với bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, bạn cũng phải bỏ hẳn một nhóm thực phẩm. Điều đó sẽ càng thúc đẩy cơn thèm ăn những món ấy. Ăn chay có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống. Một số trường hợp sau vào tháng ăn chay, lượng đường trong máu của họ tăng lên đột biến và họ trở nên thèm ăn kinh khủng.

Tăng nồng độ homocysteine

Đây là một axit phá hoại các mô máu, gây bệnh tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ và lú lẫn. Nguyên nhân do ăn chay trường làm thiếu vitamin B12, B6 gây ứn đọng axit amin này.

Ành hưởng sức khỏe răng miệng

Sự thiếu hụt vitamin khiến răng sễ bị sâu. Hơn nữa, việc dùng nhiều carbohydrate cũng tạo một môi trường thừa axit trong khoang miệng, gây hại cho nướu và men răng.

Gây bong tróc, lột da

Khi ăn chay, bạn vô tình đã giảm tiêu thụ chất béo, một chất chính giúp duy trì vẻ mỡ màng của da và sắc đẹp.

Nếu có vấn đề về sức khỏe do ăn chay bạn nên làm gì?

Nên ngừng ăn chay và bổ sung cấp tốc vi chất dinh dưỡng bằng viên uống bổ sung nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Chuyển từ chế độ ăn chay sang chế độ ăn bình thường, Khu chức năng cơ thể bình thường thì có thể chuyển về lại chế độ ăn chay. Bạn nên ăn chay bán phần và có thể bổ sung sữa, trứng vào chế độ ăn.

Trẻ em, phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy, người lao động nặng, người bị chấn thương, người mắc bệnh nhiễm trùng không nên ăn chay.

Người béo phì, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, ung thư, táo bón, viêm ruột, đái tháo đường, đột quỵ não thì nên có chế độ ăn chay.

Từ 1 bài báo nào đó.

Nói chung với mình ăn chay chưa kể đến việc ko ngon miệng bằng ăn mặn thì có hại nhiều hơn có lợi, thế nên ăn chay trường là hoàn toàn KHÔNG nên, có thể có vài ngày ăn chay cho đổi vị thì cũng tốt nhưng đừng nhiều quá.

Còn đúng là tiến hóa bao nhiêu năm mới có cái hệ tiêu hóa ăn được tạp mà giờ lại muốn quay về chỉ ăn cỏ như bò thì rõ ràng là tiến hóa ngược còn gì.

Hi Linh, cảm ơn câu hỏi của e. A xin phép départ nhé:

Cá nhân a thiên về ăn chay hơn. Nói là "thiên về" vì a không ăn chay trường, chỉ là ăn chay thường xuyên hơn ăn thịt. Lý do là vì ăn chay làm a cảm thấy cơ thể, dạ dày mình "nhẹ nhõm" hơn. Chắc đó là tác dụng của việc tiêu thụ thực vật thay vì động vật.

Tuy nhiên ăn chay đường dài, mà cộng với việc đi làm nhiều giờ mỗi ngày thì khá là mệt (có thể a ăn chưa đúng cách). Nên a thấy kết hợp cả chay cả thịt là oke nhất.

Về vấn đề môi trường thì đúng là ăn chay sẽ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu con người chuyển sang ăn chay, thì hiệu ứng nhà kính sẽ thuyên giảm, tuy không thực sự đáng kể. Nên nếu người nào nói chỉ cần toàn bộ nhân loại chuyển sang ăn chay là sẽ bảo vệ được môi trường thì e là không chính xác, em và các bạn có thể tham khảo sơ đồ sau:

undefined

Nguồn: Viện Nguồn lực Thế giới (World Resources Institute).

Theo đó, chính công tác sản xuất & tiêu thụ điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel) mới là tác nhân lớn nhất (64%) gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, chứ không phải lĩnh vực nông nghiệp-thực phẩm (13%).

Rồi thì bàn đến vấn đề đạo đức, nghiệp, v.v...nhiều người cho rằng thực vật cũng là các sinh linh, cũng có linh hồn của riêng chúng. Nên nếu ăn thực vật thay vì động vật thì cũng chưa chắc đã tránh khỏi cái "nghiệp" (ngoại trừ thuyết nói rằng độ nghiêm trọng của "nghiệp" tỉ lệ thuận với mức độ thông minh của các sinh vật bị chúng ta tiêu diệt, tiêu thụ - trong trường hợp đó, ăn chay vẫn tạo ít nghiệp hơn). Còn giết mổ động vật lấy thịt thì tất nhiên là ghê rợn dã man rồi, nhưng có một sự thật là chúng ta vẫn tiêu thụ chúng mỗi ngày đó thôi.

Thế nên, cá nhân a lựa chọn việc ưu tiên ăn chay, vì những lợi ích nó mang lại tuy không quá nhiều, nhưng không phải là không có. Và a thấy các giải pháp dung hòa thường hiệu quả hơn là cực đoan. ^_^

Loài ng là loài vật ăn tạp chứ ko phải ăn chay rồi tiến hóa sang ăn thịt (nếu bạn xem côn trùng, bò sát, chim, thú nhỏ là đồ chay thì ok, con ng ăn chay). Nên việc ăn chay ko phải là tiến hóa lùi. Chỉ là con ng chuyển từ ăn chủ yếu rau (vì ko phải là thú săn mồi) sang chủ yếu thịt (nhờ vào sự phát triển của công cụ). Chứ ko phải từ chay sang mặn.

Ăn chay cũng chưa hẳn là có sức khỏe tốt. Bạn cứ thử làm thợ xây hay nghề cửu vạn, bốc vác mà ăn chay xem, đếm thử đón thêm đc bao nhiêu cái tết 😂😂. Và mình cũng ko thấy thích nghi ở chỗ nào khi ăn mặn chuyển sang chay. Môi trường độc hại ko có nghĩa ăn chay là sẽ tránh đc.

Vì vậy, mình sẽ ủng hộ (hoặc là tự lập ra 1) phe "ba phải". Ko phản đối ăn chay, nhưng cũng ko ủng hộ ăn chay.

Cần hiểu vì sao loài ng từ ăn chủ yếu rau sang chủ yếu thịt, vì thịt cung cấp nhiều năng lượng hơn, và bạn biết đấy não chiếm 1 lượng lớn trong tổng năng lượng của cơ thể để hoạt động, ăn thịt giúp não phát triển. Và cũng cần hiểu tại sao ngày nay ăn mặn lại sinh nhiều bệnh. Vì ngày nay, thực phẩm quá dư thừa, việc ăn mặn đồng nghĩa với ăn quá số năng lượng, từ đó sinh ra bệnh.

Vậy ăn chay có giải quyết đc vấn đề? Tất nhiên 1 khẩu phần nhiều rau là tốt, nhưng khi và chỉ khi bạn có 1 cơ thể khỏe mạnh. Ko bàn đến lượng thực phẩm vì hiện nay thực phẩm rất dồi dào. Nếu bạn thiếu sức khỏe, việc ăn chay có thể khiến cơ thể suy kiệt. Ví dụ đơn giản, bạn cứ thử cho trẻ con ăn chay đi, xem nó có suy dinh dưỡng ko biết liền à.

Và vì môi trường độc hại nên ăn chay. Môi trường độc hại thì từ thịt tới cây đều độc cả, nên việc ăn chay chỉ hạn chế phần nào đó thôi.

Nói chung, mình ko phản đối ăn chay, vì tuy nói vậy nhưng nếu bạn đáp ứng cách điều kiện thể chất, nguồn cung và cả thời gian (đồ chay ít năng lượng nên tốn nhiều thời gian để nạp đầy hơn) thì việc ăn chay là rất tốt. Và mình cũng ko ủng hộ việc ăn mặn hoàn toàn. Vì sự quá no đủ sẽ nảy sinh bệnh tật đối với cơ thể. Tốt nhất là ăn khẩu phần đa dạng đầy đủ, có cả rau, quả, thịt, cá để đảm bảo cân bằng, cộng với các hoạt động thể chất thì mới là phe sống lâu nhất.

P/s: hôm nay rằm, ăn chay, giờ cái ruột đang réo lên vì đói. Đúng là bụng đói thì làm gì nó cũng chả mạch lạc lắm. Ko thực lấy gì vực Đạo.

Có 2 khái niệm đối lập về ăn thịt và ăn chay. Từ đây tui dùng từ thông dụng là ăn chay và ăn mặn;

1. Trong ăn mặn thì có phần chay, tức rau củ quả, thực phẩm xanh thực vật;

2 . Trong ăn chay thì:

2.1 Xu hướng phương tây có trứng, hoặc trứng công nghiệp;

2.2. Ăn chay dạng “trường trai tuyệt dục” ko dính đến các khái niệm đề cập trên, tức chỉ thuần thực vật. Cái 2.2 này là liên quan đến Phật giáo thì khỏi phải bàn.

Tui ko biết lịch sử tiến hoá loài người thuở hồng hoang là chăn bắt hái lượm, nhưng thời đó chắc chắn có chay lẫn mặn, nhưng mặn có lẽ nhiều hơn chay.

Đối với 2.2 thì có 2 trường hợp: ăn chay cực đoan, ăn toàn nước tương, rau, chao. Một dạng phá huỷ mình do tư kiến lệch lạc. Ăn chay theo một xu hướng Phật giáo, tinh chọn và tận dụng mọi khả năng có thể, khai thác toàn diện về thực vật, sử dụng cả chất sữa và bơ vào thức ăn, và đó là cái hích giới phương Tây đến với ăn chay.

Ah mà quên, người ta nói: trường trai tuyệt dục. Ăn chay trường theo phe cực đoan mục 2.2 ở trên, nếu sinh hoạt “duy trì nòi giống” nó sẽ giảm thọ, vì con “loăng hoăng” nó bốc hơi chứ ko kết tụ vào tử cấm thành. Sẽ tuyệt mệnh trc khi tuyệt dục.

Bản thân tôi thiên hướng về ăn chay tiến bộ, và chẳng thấy cái gì thụt trc thụt sau trong xã hội này. Và tất nhiên tôn trọng và ko can dự vào việc ăn mặn của người khác.

Chào chị, e cảm ơn lời mời cuả chị. Quan điểm cá nhân thì:

- Nếu được lựa chọn thì em thích ''ăn chay'' hơn là ''ăn mặn'' 🤔

Vì những lợi ích sau:

+ Đồ ăn chay dễ tiêu hoá, nhẹ nhàng, thuần khiết , có thể nói là đồ chay thường lấy từ cac nguyên liệu gần với tự nhiên nhỉ ? Hmm

+ Ăn mặn sẽ tích lũy nhiều chất độc, chất béo động vật đã bão hòa khiến ta dễ mắc phải các bệnh liên quan ( tăng huyết aṕ nếu ăn mặn quá nhiều, tim mạch...) => Ăn chay có thể tránh được những hiểm hoạ đó

+ Ăn chay giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp ổn định lượng đường máu (đặc biệt với những bệnh nhân tiểu đường)

+ Phần nào giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện một số bệnh ung thư…, ít mắc phải những căn bệnh mãn tính như hiện tượng kết tụ sỏi trong thận và túi mật

+Ăn nhiều rau đậu, ngũ cốc, cũng như các loại hạt có chứa nhiều Vitaminvà các chất oxy hóa như VitaminE, Vitamin C,... rất tốt cho cơ thể, thanh lọc cơ thể.

+ Ăn chay cũng giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng, tạo đk cho những người không có thời gian chế biến những loại thực phẩm động vật (thịt, cá...)

- Tác hại cuả ăn mặn: Như ta đã biết để nuôi gia cầm, gia súc phục vụ cho nhu cầu thì ta phải tác động mạnh đến môi trường. Ví dụ như chất thải từ gia cầm, gia súc thải ra mà không được xử lí sẽ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, để nuôi thì con người nhiều lúc phải chặt phá cây, rừng để có diện tích. Chưa kể đến việc gia cầm, gia súc mắc phải các bệnh nghiêm trọng như lở mồm lông móng, cúm H5N1... => Người dân không ý thức sẽ vứt xác động vật xuống sông gây ô nhiễm, người tiêu dùng cũng rất ngại mua những loại thực phẩm mắc bệnh như thế.

- Những điều mà e thấy không có lợi ở ''Ăn chay''

+ Người ăn chay nếu không có kế hoạch dinh dưỡng hợp lí thì sẽ không thể nào đủ sức khoẻ để khoẻ mạnh. Rất ít người quan tâm đến điều này, những ai tìm hiểu mới có kế hoạch ăn uống hợp lí

+ Những thực phẩm chay ngày nay thực sự rất phong phú, tưởng chừng như nó có hình dạng, hương vị giống hệt như thực phẩm mặn => Chắc là phải có sự can thiệp hoá chất mới làm được điều đó, điều này tiềm ẩn sự nguy hiểm khi dùng lâu dài. Ví dụ Đậu hủ có sử dụng Thạch Cao (CaSO4) để có thể đông lại....

+ Giá cả không biết mọi người thấy sao chứ em thấy tiền mua đồ chay có khi lại cao hơn mua đồ ăn mặn nữa 😂😂😂

=>>>> Tóm lại ăn chay cũng rất tốt cho cơ thể, nó có nhiều lợi ích (tuy nhiên vẫn có một số theo mình là bất lợi) Ăn chay không phải ''tiến hoá lùi'' gì cả, mình thích nó và thấy nó hợp lí thì ăn thôi 😅

Nhưng để có cơ thể khoẻ mạnh thì cũng nên chú ý phối hợp sao cho đủ chất dinh dưỡng (không thừa cái này cũng không thiếu cái kia) ,nếu có thể cần tham khảo thông tin hoặc nhờ sự tư vấn để lựa chọn thực phẩm chay an toàn, tốt cho sức khoẻ.

*** Và mặc dù thích ăn chay nhưng hiện tại em không theo hẳn một phe . Em theo phe ăn cả hai - Thích đủ thứ 😆, nhưng bản thân vẫn luôn cố gắng bổ sung cân đối, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giữa các lọai thực phẩm chay lẫn mặn ạ cùng với giờ giấc sinh hoạt hợp lí để có sức khoẻ ạ 😄

Em xin hết !

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, có nhiều loại cây đã tiến hoá để khi phát hiện ra có loại động vật nào đó đang ở gần và ăn lá cây thì nó sẽ truyền thông tin đó sang các cây xung quanh để tiết ra một chất làm lá cây đắng hơn bình thường để tránh bị động vật ăn lá. Thực vật cũng được biết đến việc chúng giao tiếp với nhau bằng những bộ rễ của chúng. Tôi là một người yêu động vật, yêu thiên nhiên và tôi cũng thấy rất xót xa cho những cây cổ thụ bị chặt xuống, tôi cũng cảm nhận được cái đau đớn của cây vậy, còn việc bạn tiêu thụ thực vật ngắn ngày vì nó phát triển nhanh lên, mọi người tự cho quyền ăn thực vật là nhân đạo thì cũng giống như việc họ tiêu thụ các loài động vật công nghiệp bây giờ vậy.

Thực vật bản thân chúng không phải sinh ra để bị ăn, chỉ là nó đã hoà mình vào chuỗi cung ứng thức ăn thôi. Một khi con người giết hại động vật quá đà sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ sau này. Giả sử khi giết nhiều mèo thì tự nhiên chuột sẽ phát triển hơn, bệnh tật do chuột mang đến con người nhiều hơn, buộc con người phải dùng nhiều chất hoá học, khi đó sẽ huỷ hoại môi trường cuối cùng bằng cách này hay cách khách sẽ tự dẫn đến sự diệt vong cho loài người. Loài người cũng không phải loài vật tiến hoá duy nhất trên trái đất này, trước đó cũng đã có nhiều loài đã tiến hoá và tuyệt chủng với những loài và những lý do không ai hay biết.

Sinh - Trụ - Hoại - Diệt là một vòng tròn rồi, chỉ là con người sẽ làm cách nào để duy trì nó dài hơn mà thôi.

Tôi thấy vấn đề này không phải là cuộc tranh luận khoa học, mà nó chỉ là quan điểm. Tất nhiên, nhiều người viện dẫn khoa học vào để tăng sức thuyết phục, nhưng họ chỉ đề cập đến khoa học một chút, sau đó đưa quan điểm vào để phân tích. Và vì vậy, cuộc tranh luận này sẽ không đi tới đâu.

Tại sao?

Cũng giống như một cốc nước có 1/2 nước. Bạn có thể nói "chỉ còn một nửa nước" hoặc "có đến một nửa nước lận" đều đúng cả. Ở đây, khoa học là "cốc nước có một nửa nước, còn việc nhìn vào nó là vơi hay đầy là quan điểm.

Cuộc tranh luận mà các bạn đề cập giữa một phe "ăn chay hoàn toàn" và phe "vừa ăn thịt vừa ăn chay", rõ ràng phần thắng sẽ nghiên về phe không ăn chay hoàn toàn. Và cuộc tranh luận sẽ cực kỳ vô nghĩa nếu có một phe chắc chắn thua.

Tại sao mình nói vậy?

Vì khoa học dường như cho thấy cả việc ăn chay hay ăn thịt nhiều đều có vấn đề của nó. Như vậy vấn đề này là vấn đề lưng chừng, kiểu như cốc nước có một nửa. Vậy một phe khẳng định là "cốc nước đã không có nước" là sẽ không thể địch lại phe "cốc nước vơi một nửa" + "cốc nước đầy". Bởi vì lý luận như thế nào thì cũng quay về vấn đề thoả hiệp kiểu "thôi thì 20-80 cũng được".

Tức là kết cục sẽ là:

  • 2 bên sẽ không bên nào nhường bên nào
  • 2 bên sẽ thoả hiệp theo kiểu con người sẽ dần dần ăn chay nhiều lên, và thay thế dần khẩu phần thịt.


Và có nghĩa là không bao giờ đạt được đồng thuận rằng "chúng ta nên ăn chay trường". Vì thế mình nói phe ăn chay hoàn toàn sẽ không thể thắng. Một cuộc tranh luận mà có một bên không bao giờ thắng thì là một cuộc tranh luận chán ngắt và mình không bao giờ muốn tham gia.