Hãng hàng không "năm ấy" bây giờ sao?

  1. Marketing


Scandal vừa xảy ra đầu năm (lại) chìm nghỉm trước bao nhiêu tin tức giật gân mỗi ngày. Mình tự hỏi, sau đợt đó, không biết hãng hàng không kia đã "đi về đâu", doanh số có tăng thêm được phần nào và làn sóng phẫn nộ liệu có gây ra ảnh hưởng gì sâu sắc?

Những scandal kiểu vậy, dưới góc nhìn của người làm Marketing, có thể cũng được coi là đạt hiệu quả bước đầu - là dành được sự chú ý từ dư luận. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: "Mày đùa, hiệu quả đâu chưa biết nhưng thế là làm bẩn đi hình ảnh thương hiệu, tao thề từ nay không bao giờ tao đi cái hãng chết tiệt đấy"

Oh chắc không?

Mình nhớ đến case của Điện Máy Xanh (mình đưa ra không có ý định so sánh)

Năm 2016, ĐMX tung ra series TVC "Bạn muốn mua TV, đến Điện Máy Xanh" mà nó viral vì "quá khủng khiếp" và hội tụ đủ độc - dị - lạ đến nỗi cư dân mạng phải kêu gào. Mình có tham gia buổi chia sẻ bên phía Brand ĐMX sau case đó, và theo họ thống kê thì năm đó doanh số tăng. Tất nhiên, có rất nhiều lý do khác khiến cho doanh số tăng. Nhưng nếu chỉ xét về hiệu quả truyền thông, ĐMX cho dù bị dư luận "kêu gào" đến mấy thì cuối cùng, họ vẫn bán được hàng và khi nhắc đến thì hầu như ai cũng biết.

**

Về lại với hãng hàng không "năm ấy" mà chúng ta đang nói đến (mạn phép gọi là hãng X)

  • Doanh số cứ thế mà tăng đều đều?

Nhìn chung, người ta đi máy bay (trừ những người không cần bận tâm về tiền) chủ yếu là vì giá rẻ. Điều này hãng X có - như định vị của họ. Thế nên, "Ừ tao rẻ mà. Rồi mày có đi không?"

Ấn tượng có thể ko tốt, nhưng không phải cứ ấn tượng không tốt thì mình không dùng. Nếu hãng X vẫn giữ được mức giá cạnh tranh thì họ thắng. Còn mình, mình thấy vé rẻ thì mình đặt thôi.

  • Thương hiệu: Hầu như ai cũng biết

Scandal ư? Căm phẫn ư?

Cư dân mạng thời nay có quá nhiều cái để chú ý nên scandal cũng chỉ nổi được một thời gian.

Ngay cả bản thân mình, hồi mới biết vụ trình diễn này cũng cực kì phẫn nộ luôn. Nhưng giờ thì không còn quá quan trọng nữa. Cứ giá rẻ, và có chuyến phù hợp thì mình đi, đơn giản.

Nếu xét định vị "Giá rẻ", "Hãng hàng không Bikini", ... thì màn trình diễn đó suy cho cùng cũng là đúng với định vị của thương hiệu.


Đến cuối cùng, bán được hàng và được nhiều người biết đến - phải chăng là ĐỦ cho mục đích của việc truyền thông, bất chấp được biết đến theo cách nào?


Còn mọi người, mọi người nghĩ sao về vấn đề này?

Từ khóa: 

marketing

Theo mình thì ít có hãng hàng không nào không dính phốt lắm, nguyên 1 bầu trời để kiểm soát mà.

Và nhiều người như mình thì dựa vào chức năng chứ không phải cảm xúc khi quyết định bay hãng nào :))

Và như bạn nói thì đó là hãng hàng không "năm ấy" còn cái vụ lùm xùm là chuyện "hôm ấy" thôi hehe :))

Trả lời

Theo mình thì ít có hãng hàng không nào không dính phốt lắm, nguyên 1 bầu trời để kiểm soát mà.

Và nhiều người như mình thì dựa vào chức năng chứ không phải cảm xúc khi quyết định bay hãng nào :))

Và như bạn nói thì đó là hãng hàng không "năm ấy" còn cái vụ lùm xùm là chuyện "hôm ấy" thôi hehe :))

Mình thấy quan trọng là sản phẩm và phản ứng của truyền thông thôi. Phản cảm thì phản cảm, chửi thì chửi.... nhưng không thể phủ nhận giá VietJet rẻ thiệt. Chưa kể càng chửi càng nổi, đợt đó VietJet thống lĩnh truyền thông cả hai tuần chứ đâu có ít. Mà giữa cơn bão U23 nữa...

Hôm trước post chửi ầm trời, hôm sau đã share link vé đi Cam 0đ rồi. Thế thì đâu lại vào đấy thôi mà.

Có một thống kê năm vào cuối năm 2016 chỉ ra là, ở Việt Nam - cứ 10 người đi máy bay thì có đến 8-9 người là đi lần đầu tiên.

Một thống kê khác, về mặt về tâm lý, khi mua cái gì đó lần đầu tiên, ở Việt Nam mọi người thường có xu hướng chọn thứ rẻ nhất xài thử để thăm dò.

Thêm nữa, ngành vận chuyển nói chung hay hàng không nói riêng thì ngoài scandal về tai nạn ra, những scandal khác về bản chất là không ảnh hưởng gì đến việc trải nghiệm sản phẩm, hay mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Mà cũng chẳng thể nói rằng một người đi máy bay của một hãng có cách-quảng-cáo-thiếu-văn-hóa là một người-thiếu-văn-hóa được.

Vậy câu chuyện lại trở về là "Tôi có thích hay không thích thôi", và tôi là người Việt Nam, nên chắc chắn tôi có xu hướng sử dụng những thứ rẻ. (ở đây mình dùng từ "có xu hướng" nhé).

Nhất là trong những lúc phải chọn "con tim" (túi tiền) hay là nghe "lý trí" (niềm kiêu hãnh), thì người ta hay nghiêng về "con tim" lắm :)))