Hành trình kỳ diệu của trái đất: những trận đòn thuở hồng hoang

  1. Khoa học


💥Thuở xưa, nghĩ ra cảnh Trái Đất quay quanh Mặt Trời đã là một điều quá kỳ quái rồi. Vậy nếu nói với họ rằng đã từ rất lâu và xưa lắm rồi, một ngày chỉ dài có 21 giờ thì sao đây???

🔥Cách đây khoảng 400 triệu năm, lúc Trái Đất còn ở kỷ Devon và loài khủng long còn chưa xuất hiện các nhà khoa học đã xác định khi ấy một ngày chỉ có 21 giờ.

💡Dựa trên các nghiên cứu về san hô hóa thạch, các nhà khoa học căn cứ vào các lớp sinh trưởng của săn hô (tương tự như các vòng của thân cây theo năm vậy) và họ nhận thấy rằng trong một năm số vòng lớn hơn con số 365 vòng. Vậy phải giải thích thế nào, chỉ có một cách thôi: đó là khi đó ngày trên Trái Đất ngắn hơn bây giờ.

✳Vậy cây hỏi là cái gì đã khiến Trái Đất dần tự quay chậm đi để ngày càng dài ra?. Câu trả lời là Mặt Trăng. Theo một thuyết được công nhận rộng rãi hiện nay thì Mặt Trăng là tập hợp của những mảnh vở sau đợt va chạm của Trái Đất và một hành tinh cỡ Sao Hỏa thuở hồng hoang mới hình thành. Cú va chạm ấy khiến Trái Đất nghiêng hẳn đi và tạo ra Mặt Trăng. Chính lực hấp dẫn của Mặt Trăng đã tạo ra thủy triều. Những cục bướu thủy triều này ma sát với vỏ Trái Đất tạo nhiệt và làm mất động năng của Trái Đất khiến nó dần quay chậm lại.

✴Ngày nay, Mặt Trăng vẫn còn làm điều đó nhưng đã yếu hơn rất nhiều vì nó đang ngày càng đi ra xa Trái Đất. Tốc độ kéo dài ngày và đêm trong thời đại chúng ta quá nhỏ nên chúng ta không cảm nhận được.

✳Ngoài ra, Trái Đất vẫn phải chịu nhiều mối đe dọa từ các thiên thạch. Bầu khí quyển của Trái Đất chỉ có thể vô hiệu hóa tốt các thiên thạch có đường kính từ 35 m trở xuống. Những "tảng đá trời" to hơn hoàn toàn có thể gây ra một cuộc tuyệt chủng như loài khủng long đã từng hoặc cũng có thể gây ra vài cái hố khổng lồ như tại Arizona của Mỹ.

✴Thiên thạch là mối nguy cơ bất ngờ và cũng có một mối nguy cơ khác cũng rất là nguy hiểm, bão Mặt Trời. Dấu hiệu rõ ràng nhất của bão Mặt Trời chính là cực quang. Cứ mỗi giây lại có hàng chục triệu các hạt mang điện gọi là gió Mặt Trời tương tác với các phân tử O2 và N2 của Trái Đất gây ra cực quang.

❇Bão Mặt Trời rất nguy vì nó có thể phá hủy nghiêm trọng cơ sơ hạ tầng về điện, viễn thông của chúng ta. Mà nó còn nguy hiểm ở chỗ nếu xảy ra bão Mặt Trời, chúng ta cũng phải chịu thua thôi 😢😢😢

🔚Trải qua nhiều biến cố, đổi thay, thương tích đầy mình nhưng Trái Đất vẫn hiên ngang đứng đó và làm nơi cho chúng ta trú ngụ. Thật là bà mẹ vĩ đại đúng không nào 😀😀

Tác giả: Robert Nguyen
Ảnh sưu tầm.

photo-1-1548729577475294157423-crop-15487296069701398082267
Từ khóa: 

khoa học