Hãy liệt kê các loại phong cách ngôn ngữ văn bản. Trình bày đặc điểm của từng loại ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có 6 loại phong cách ngôn ngữ văn bản: a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: - Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, trong hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, ý nghĩ, trao đổi tình cảm…đáp ứng nhu cầu cuộc sống. - Gồm các dạng: chuyện trò, nhật ký, thư từ… - Mang tính khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương. b) Phong cách ngôn ngữ khoa học: - Khái niệm: Là phong cách dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. - Gồm 3 đặc trưng: + Tính khái quát, trừu tượng + Tính logic + Tính khách quan, phi cá thể c) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: - Khái niệm: Là phong các được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương. - Đặc trưng: + Tính hình tượng + Tính truyền cảm + Tính cá thể hóa d) Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Khái niệm: Là phong cách dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. - Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng đắn. e) Phong cách ngôn ngữ hành chính: - Khái niệm: Là phong cách dùng trong các văn bản giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân với cơ quan nhà nước, các cơ quan với cơ quan, nước này với nước khác. - Chức năng: thông báo và sai khiến. f) Phong cách ngôn ngữ báo chí: - Khái niệm: Là phong cách dùng thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận của quàn chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội. - Một số thể loại văn bản báo chí: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… (giọng văn thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm hàm chứa một chính kiến về thời cuộc).
Trả lời
Có 6 loại phong cách ngôn ngữ văn bản: a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: - Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, trong hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, ý nghĩ, trao đổi tình cảm…đáp ứng nhu cầu cuộc sống. - Gồm các dạng: chuyện trò, nhật ký, thư từ… - Mang tính khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương. b) Phong cách ngôn ngữ khoa học: - Khái niệm: Là phong cách dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. - Gồm 3 đặc trưng: + Tính khái quát, trừu tượng + Tính logic + Tính khách quan, phi cá thể c) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: - Khái niệm: Là phong các được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương. - Đặc trưng: + Tính hình tượng + Tính truyền cảm + Tính cá thể hóa d) Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Khái niệm: Là phong cách dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. - Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng đắn. e) Phong cách ngôn ngữ hành chính: - Khái niệm: Là phong cách dùng trong các văn bản giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân với cơ quan nhà nước, các cơ quan với cơ quan, nước này với nước khác. - Chức năng: thông báo và sai khiến. f) Phong cách ngôn ngữ báo chí: - Khái niệm: Là phong cách dùng thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận của quàn chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội. - Một số thể loại văn bản báo chí: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… (giọng văn thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm hàm chứa một chính kiến về thời cuộc).