Hãy viết ra đây những phương pháp học tốt nhất mà bạn đã từng thực hành trải nghiệm hoặc ít nhất là đã từng nghiên cứu?

  1. Giáo dục

Đời sống hiện đại, để phát triển bản thân chúng ta không chỉ cần phải cố gắng mà còn cần phải tự vạch ra cho mình những mục tiêu học tập đúng đắn và đi kèm theo đó ắt hẳn phải là một phương pháp học tập tối ưu (thời gian học là khi nào? cách học ra sao? nên nghỉ ngơi khi nào? có những tác nhân nào sẽ ảnh hưởng đến trong quá trình học tập và cách giải quyết...)
Do đó hãy cùng chia sẻ những gì mà bạn biết (có thể là đã từng làm qua, từng nghiên cứu, từng thực hành và cảm thấy có hiệu quả hay cũng có thể là được nghe ai đó mách bảo... cả những phương pháp do chính bạn sáng tạo ra cũng đều khiến người viết bài trân quý)
Mong các bạn hãy chia sẻ thật nhiều những kinh nghiệm trong học tập của bản thân nhé!
Những kinh nghiệm của các bạn có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho những người vô tình lướt qua bài này đấy!
Từ khóa: 

giáo dục

Mình chia sẻ ở góc nhìn và cách học của một người đi làm chứ ko phải của một bạn vẫn còn đi học hay bắt đầu đi làm nhé, để mọi người hiểu bối cảnh.

1. Update kiến thức hàng ngày: Do đặc thù công việc và ngành nghề, các kiến thức mình phải tiếp thu và update mỗi ngày khá nhiều, do vậy mình sẽ update các thông tin mới nhất từ các website/ báo chí/ cộng đồng về thông tin ngành (công nghệ , marketing, business, thị trường). Mình thường sử dụng Flipboard, Báo mới cho các tin tức. Trên mạng xã hội sẽ follow một số group chuyên môn trên facebook hoặc follow cá nhân trên Twitter để update. Việc này đảm bảo để bạn luôn update được những thông tin mới nhất, đây là các update mỗi ngày. Với các nội dung hay và muốn lưu giữ để research sâu hơn thì mình sẽ save lại bằng cách save link facebook hoặc dùng app Get pocket để lưu và đọc lại khi cần.

2. Nghiên cứu chuyên sâu phục vụ công việc: Việc update tin tức chỉ đảm bảo việc bạn cập nhật những thông tin mới, còn đào sâu hơn để có thể ứng dụng được cho công việc thì bạn phải research , học và ứng dụng thì nó mới biến thành kiến thức chuyên mông, kỹ năng phục vụ công việc và phát triển công việc của mình. Mình thường chọn research chuyên sâu khi nó có liên quan đến các vấn đề công việc của mình. Ví dụ khi mình làm trong lĩnh vực công nghệ, có rất nhiều kiến thức update mỗi ngày; nhưng khi mình làm sản phẩm liên quan đến AI hay Big Data thì đó là lúc mình phải học và tìm hiểu kỹ. Cách học lúc này là:

- Kiến thức nền tảng, cơ bản: tự đọc, học trong sách vở hoặc các website chuyên môn/ báo chí , hoặc các course online/ video trực tuyến-> Mục tiêu đoạn này để hiểu được WHAT - nó là cái gì. Còn WHY tại sao phải học nó mình đã giải quyết ở trên là Mục tiêu phục vụ công việc.

- Kiến thức chuyên sâu và đi vào bản chất : Học từ blog, từ đồng nghiệp, sếp hoặc những người có chuyên môn trong ngành thông qua workshop, hội thảo, cộng đồng ; học hỏi trong công việc hoặc khi gặp vấn đề thì tìm cách giải quyết vấn đề -> Mục tiêu đoạn này là để hiểu được HOW và chi tiết hơn về WHO, WHEN, WHERE...

Tóm lại dưới góc nhìn của mình thì có rất nhiều cách học, nhất là internet hiện này quá dễ để chúng ta tiếp cận các kiến thức mới. Học chủ động luôn luôn là quá trình và cần phải có Mục tiêu cụ thể. Học chủ động thì với bất kỳ kiến thức nào cũng cần phải tự học được ở mức sơ khởi để biết nó là gì (WHAT), từ kiến thức cơ bản đó mới có thể phát triển được những câu Hỏi tốt, khi đó bạn có thể Học từ việc đặt Câu hỏi, học từ cách tiếp thu kiến thức của người xung quanh , của cộng đồng một cách chủ động hoặc bị động.

Trả lời

Mình chia sẻ ở góc nhìn và cách học của một người đi làm chứ ko phải của một bạn vẫn còn đi học hay bắt đầu đi làm nhé, để mọi người hiểu bối cảnh.

1. Update kiến thức hàng ngày: Do đặc thù công việc và ngành nghề, các kiến thức mình phải tiếp thu và update mỗi ngày khá nhiều, do vậy mình sẽ update các thông tin mới nhất từ các website/ báo chí/ cộng đồng về thông tin ngành (công nghệ , marketing, business, thị trường). Mình thường sử dụng Flipboard, Báo mới cho các tin tức. Trên mạng xã hội sẽ follow một số group chuyên môn trên facebook hoặc follow cá nhân trên Twitter để update. Việc này đảm bảo để bạn luôn update được những thông tin mới nhất, đây là các update mỗi ngày. Với các nội dung hay và muốn lưu giữ để research sâu hơn thì mình sẽ save lại bằng cách save link facebook hoặc dùng app Get pocket để lưu và đọc lại khi cần.

2. Nghiên cứu chuyên sâu phục vụ công việc: Việc update tin tức chỉ đảm bảo việc bạn cập nhật những thông tin mới, còn đào sâu hơn để có thể ứng dụng được cho công việc thì bạn phải research , học và ứng dụng thì nó mới biến thành kiến thức chuyên mông, kỹ năng phục vụ công việc và phát triển công việc của mình. Mình thường chọn research chuyên sâu khi nó có liên quan đến các vấn đề công việc của mình. Ví dụ khi mình làm trong lĩnh vực công nghệ, có rất nhiều kiến thức update mỗi ngày; nhưng khi mình làm sản phẩm liên quan đến AI hay Big Data thì đó là lúc mình phải học và tìm hiểu kỹ. Cách học lúc này là:

- Kiến thức nền tảng, cơ bản: tự đọc, học trong sách vở hoặc các website chuyên môn/ báo chí , hoặc các course online/ video trực tuyến-> Mục tiêu đoạn này để hiểu được WHAT - nó là cái gì. Còn WHY tại sao phải học nó mình đã giải quyết ở trên là Mục tiêu phục vụ công việc.

- Kiến thức chuyên sâu và đi vào bản chất : Học từ blog, từ đồng nghiệp, sếp hoặc những người có chuyên môn trong ngành thông qua workshop, hội thảo, cộng đồng ; học hỏi trong công việc hoặc khi gặp vấn đề thì tìm cách giải quyết vấn đề -> Mục tiêu đoạn này là để hiểu được HOW và chi tiết hơn về WHO, WHEN, WHERE...

Tóm lại dưới góc nhìn của mình thì có rất nhiều cách học, nhất là internet hiện này quá dễ để chúng ta tiếp cận các kiến thức mới. Học chủ động luôn luôn là quá trình và cần phải có Mục tiêu cụ thể. Học chủ động thì với bất kỳ kiến thức nào cũng cần phải tự học được ở mức sơ khởi để biết nó là gì (WHAT), từ kiến thức cơ bản đó mới có thể phát triển được những câu Hỏi tốt, khi đó bạn có thể Học từ việc đặt Câu hỏi, học từ cách tiếp thu kiến thức của người xung quanh , của cộng đồng một cách chủ động hoặc bị động.

Chào bạn,

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau trên Noron về Tháp học tập, các hình thức học Chủ động (Active Learning), và học thụ động (Passive Learning).

Chào bạn, cá nhân mình thì phù hợp với phương pháp học giữa lý thuyết và thực hành. Mình sẽ trải nghiệm cả hai, để chúng phản biện lẫn nhau cho đến khi nào mình tìm thấy được điều gì đó đáng để suy ngẫm. Sau khi quá trình suy ngẫm ấy kết thúc thì thứ mình thu lại sẽ trở thành hiểu biết của mình.

Mĩnh nghĩ rằng trải nghiệm càng nhiều, gặp gỡ càng nhiều và càng ít nguyên tắc, càng ít công cụ thì bạn sẽ càng có nhiều thứ để học tập. Vì học là quá trình mang tính mở.

Chúc bạn học tập tốt.

Phương pháp học của tui hử?
Đó là nắm chắc nguyên lý, nắm chắc phương pháp rồi mới bắt tay thực hiện. Đầu tiên phải là Why - tại sao tôi phải học cái này, nó có gì thú vị và đáng học.
Sau đó làm rõ cho tôi What, Where, When, Who, How many/How much... ta gọi đó là cơ sở lý luận đó. 
Rồi How to do thế nào là ném cho tôi, kiểu gì cũng mò ra được.
Kiểu của tôi khá là hợp với nghiên cứu hơn là học qua thực tiễn.