Hè nên cho trẻ đi học bộ môn võ nào?

  1. Giáo dục

Hiện tại thấy có nhiều bộ môn võ như karate, tekwondo, vovinam . Không biết những bộ môn này khác nhau thế nào và nên cho trẻ đi học môn nào đây nhỉ?

Từ khóa: 

giáo dục

Tôi tạm chia ra thế này cho dễ hình dung nhé:

1. Các bộ môn võ dưỡng sinh, rèn luyện sức khỏe: Vĩnh Xuân, Thái Cực, Wushu, Aikido, Võ Cổ truyền (thiên về các bài quyền) v.v...

Ưu điểm: An toàn với trẻ em, ít đối luyện, đối kháng, không đòi hỏi nền tảng thể lực và cơ địa.

Hạn chế: Tập cho đúng hình, cho đẹp, cho vui chứ ít thực tế trong khi tự vệ.

2. Các môn võ thể thao: Karate, Teakwondo, Vovinam

Ưu điểm: Cân bằng giữa luyện quyền và đối luyện, có thể biểu diễn hoặc ứng dụng tùy vào công sức, nỗ lực rèn luyện của võ sinh.

Hạn chế: Tập không đến nơi đến chốn thì phí thời gian chẳng biểu diễn được mà cũng chẳng tự vệ được, dễ rơi vào tập phong trào cho vui.

3. Các môn võ thực chiến: Kickboxing, Muay, Boxing, BJJ, Bốc vật, Tán thủ, Võ Cổ truyền (thiên về đối kháng)

Ưu điểm: Tập đến nơi đến chốn thì chắc chắc ứng dụng được khi nguy cấp, thân thể khỏe mạnh, tráng kiện, khắc phục tình trạng sợ đau, nhát đòn.

Hạn chế: Bố mẹ nào xót con thì không thích con tập vì tập hệ này bắt buộc phải nghiêm túc tức là chấp nhận có lúc ăn đòn (trường hợp gặp phải người dạy phong trào không nghiêm túc thì coi như phí tiền), đòi hỏi có tố chất, yêu thích võ, bốc vật thì còn cần đến nền tảng cơ địa tốt, to khỏe.

Nhìn chung võ tùy người, con trẻ không thích thì không nên ép còn thích thì nên tạo điều kiện, nhất là đối với các cậu con trai.

Trả lời

Tôi tạm chia ra thế này cho dễ hình dung nhé:

1. Các bộ môn võ dưỡng sinh, rèn luyện sức khỏe: Vĩnh Xuân, Thái Cực, Wushu, Aikido, Võ Cổ truyền (thiên về các bài quyền) v.v...

Ưu điểm: An toàn với trẻ em, ít đối luyện, đối kháng, không đòi hỏi nền tảng thể lực và cơ địa.

Hạn chế: Tập cho đúng hình, cho đẹp, cho vui chứ ít thực tế trong khi tự vệ.

2. Các môn võ thể thao: Karate, Teakwondo, Vovinam

Ưu điểm: Cân bằng giữa luyện quyền và đối luyện, có thể biểu diễn hoặc ứng dụng tùy vào công sức, nỗ lực rèn luyện của võ sinh.

Hạn chế: Tập không đến nơi đến chốn thì phí thời gian chẳng biểu diễn được mà cũng chẳng tự vệ được, dễ rơi vào tập phong trào cho vui.

3. Các môn võ thực chiến: Kickboxing, Muay, Boxing, BJJ, Bốc vật, Tán thủ, Võ Cổ truyền (thiên về đối kháng)

Ưu điểm: Tập đến nơi đến chốn thì chắc chắc ứng dụng được khi nguy cấp, thân thể khỏe mạnh, tráng kiện, khắc phục tình trạng sợ đau, nhát đòn.

Hạn chế: Bố mẹ nào xót con thì không thích con tập vì tập hệ này bắt buộc phải nghiêm túc tức là chấp nhận có lúc ăn đòn (trường hợp gặp phải người dạy phong trào không nghiêm túc thì coi như phí tiền), đòi hỏi có tố chất, yêu thích võ, bốc vật thì còn cần đến nền tảng cơ địa tốt, to khỏe.

Nhìn chung võ tùy người, con trẻ không thích thì không nên ép còn thích thì nên tạo điều kiện, nhất là đối với các cậu con trai.

Chào bạn, mình nghĩ mỗi môn võ đều có nét hay riêng nên có thể cho các bạn nhỏ trải nghiệm trước khi lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý kĩ về đạo đức và phương pháp dạy của thầy võ. Bởi mình nghĩ hầu hết các bậc phụ huynh mong muốn con học võ là để nâng cao bản lĩnh, cải thiện sức khỏe và tính kiên nhẫn thay vì chạy theo kĩ năng đánh đấm đơn thuần, dễ hình thành thói ganh đua, hiếu chiến.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết của mình nhé: