Hiểu để phát triển: Sự khác nhau giữa não người và não động vật!

  1. Sức khoẻ

  2. Tư duy

  3. Khoa học

Gấu Bắc cực, chim cánh cụt chỉ sống ở những nơi lạnh giá, nếu chuyển sang những nơi khô hạn chúng sẽ chết. Ngược lại, lạc đà, một số loài rắn chỉ sống ở sa mạc, nếu chuyển lên vùng có thời tiết khắc nghiệt chúng cũng sẽ chết! Nhưng con người chúng ta lại có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái đất này! Thậm chí gần đây, tỷ phú công nghệ thế thế giới Elon Musk còn có tham vọng đưa con người lên sao Hỏa sinh sống. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?

Thiên nhiên luôn có sự sắp xếp cho muôn loài. Theo bạn đó là sự sắp xếp của một đấng thần linh nào đó hay chỉ là sắp xếp ngẫu nhiên? Chúng ta cùng khám phá trong bài viết với chủ đề: “ Sự khác nhau giữa nào người và não động vật” này nhé!

Xét về khối lượng của não so với cơ thể, tỉ lệ này ở người gấp 3 lần so với tỉ lệ của các loài thú nói chung. Não người cơ bản được chia thành: đại não, não giữa, tiểu não, và trụ não. Trong đó phải kể đến đại não chiếm đến 80% khối lượng não bộ, nó chính là nguồn gốc của sự khác biệt giữa loài vật và con người: TƯ DUY. Đây là nơi con người dùng để học, nhận thức, giao tiếp hàng ngày trong khi động vật không có những chức năng này.

https://cdn.noron.vn/2021/10/14/17621967410471539-1634180386_1024.jpg

Ông cha ta vẫn thường nói, não càng có nhiều nếp nhăn thì càng thông minh. Đúng vậy, các nhà khoa học cũng khám phá não người có nhiều nếp nhăn trong khi ở các loài động vật thường ít hơn rất nhiều. Vì sự cấu tạo này, dẫn đến sự gia tăng diện tích tiếp xúc trên bề mặt vỏ não và càng có nhiều liên kết giữa các tế bào thần kinh hơn. Các nhà khoa học ước tính, mỗi một người trưởng thành có khoảng 16 tỉ noron, trong khi loài ong chỉ có khoảng 1 triệu tế bào thần kinh nhưng chúng đã có thể tự kiếm ăn, giao phối, nuôi con,... Điều này cũng là một bằng chứng cho câu nói: “Tiềm năng của con người hiện tai mới chỉ là 1%, 2% của chính mình”.

Tuy nhiên có một giả thuyết được đưa ra: Có phải não bộ càng thông minh thì những bộ phận khác sẽ kém phát triển hơn không? Khả năng thị lực đại bàng cho phép chúng phát hiện con mồi với khoảng cách xa gấp 3 lần người bình thường. Tai chó cảm nhận âm thanh cách xa 30km, trong khi con người chỉ nghe được trong phạm vi dưới 10km. Mũi của chuột không chỉ ngửi được thức ăn mà còn để giao tiếp và nhận ra nhau.

https://cdn.noron.vn/2021/10/14/17621967410471546-1634180593_1024.jpg

Những điều này dẫn đến một câu hỏi: Con người chúng ta đang thực sự đánh đổi hay phát triển? Chúng ta có thể đi nhưng không thể bơi như cá, không thể leo cây như khỉ hay bay như chim. Nếu một người làm việc trong một lĩnh vực nào đó, thì anh ta dường như mất những khả năng trong những lĩnh vực còn lại. Ví dụ như nếu thuê một mảnh đất để kinh doanh thì mất khả năng cho thuê,....

Có một sự thật thú vị đó là động vật cảm thấy no là sướng, đói là khổ, chỉ đơn giản vậy thôi. Còn sống ở Việt Nam ngày nay, có thể nói là để chết đói thì thực sự khó, đời sống người dân rất hiện đại nhưng tại sao nhiều người vẫn khổ? Vậy chúng ta khổ về điều gì? Mình xin hẹn mọi người ở những bài viết sau trong series này nhé!

Từ khóa: 

sức khoẻ

,

tư duy

,

khoa học