Hiểu sao cho đúng giá trị thực sự của tấm bằng đại học?

  1. Kỹ năng mềm

Với nhiều bạn trẻ mới ra trường, tấm bằng đại học như một chiếc chìa khóa vạn năng để có được một công việc tốt. Họ xem việc sở hữu một tấm bằng cử nhân loại khá, giỏi, hoặc tấm bằng tốt nghiệp ấy được công nhận từ một trường đại học có tiếng, thì đó là điều nghiễm nhiên và họ tự cho là mặc định rằng mình sẽ có một công việc xứng đáng, với mức lương “khủng”.

Thế nhưng ngày nay, cử nhân thất nghiệp không còn là chuyện hiếm. Giới trẻ và những ảo tưởng bản thân khiến họ mãi chẳng biết giá trị của mình là bao nhiêu, cũng đang là chủ đề nóng được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Hãy cùng chia sẻ quan điểm và góc nhìn dưới đây để chúng ta có cơ hội “gỡ rối” những khúc mắc này nhé!

Nguồn ảnh: picture-news.com

download (1)
Từ khóa: 

lề xưa thói cũ

,

thông não

,

ảo tưởng sinh viên

,

kỹ năng mềm

Tấm bằng đại học có giá trị tinh thần rất lớn đối với cá nhân người có nó. Nghĩ thế thôi cũng đủ thấy hạnh phúc rồi. Chẳng phải mục đích của chúng ta tất cả đều là để hạnh phúc sao? Đó cũng là một thứ hạnh phúc giản đơn mà thỉnh thoảng mọi người vẫn cứ hay đi hỏi mà không biết mình đang hạnh phúc. Với lại thà thất nghiệp bằng giỏi vẫn hơn bằng yếu kém mà vẫn thất nghiệp chứ :))

Trả lời

Tấm bằng đại học có giá trị tinh thần rất lớn đối với cá nhân người có nó. Nghĩ thế thôi cũng đủ thấy hạnh phúc rồi. Chẳng phải mục đích của chúng ta tất cả đều là để hạnh phúc sao? Đó cũng là một thứ hạnh phúc giản đơn mà thỉnh thoảng mọi người vẫn cứ hay đi hỏi mà không biết mình đang hạnh phúc. Với lại thà thất nghiệp bằng giỏi vẫn hơn bằng yếu kém mà vẫn thất nghiệp chứ :))

Không biết sao nhưng mình nghĩ giá trị của tấm bằng đại học ở Việt Nam không được đánh giá cao cho lắm. Cá nhân mình vẫn đề cao kinh nghiệm thực tiễn hơn.

Tuy nhiên nói vậy không phải là không học hành hay trau dồi kiến thức, vì nếu không biết thì làm sao thực hành? Nên ý là cứ việc học hành cho tốt rồi tự đi va chạm bên ngoài cuộc sống. Càng đi làm nhiều càng thấy còn có nhiều vấn đề học hỏi, và quan trọng nhất là có đi làm mới biết được mình tiếp thu kiến thức tới đâu, đó có phải là ngành nghề mình thật sự thích không?

À, một điều quan trọng nữa là tùy ngành nghề. Như kiểu mấy bạn bác sĩ thì dĩ nhiên không thể đi làm từ năm nhất năm hai như kinh tế hoặc báo chí. Tóm lại là vừa làm vừa học là tốt nhất ấy, nhưng phải học những gì có ích trước đã nhé!

Giá trị thực sự là của con người, không phải ở tờ giấy được in chữ.


Theo mình nghĩ, bằng đại học thuộc vào loại vốn tự thân- hành trang của mình trên con đường đời, một phần để xác định mình là ai trong bối cảnh văn hóa nơi mình sống và làm giàu cho lý lịch của mình khi mình nộp đơn xin việc... Nhưng, bằng đại học không chứng minh được mình giỏi hay không, thành công hay không, giải quyết được nhiều vấn đề, tạo ra nhiều giá trị và hạnh phúc hay không... mà đó là câu chuyện của năng lực, kinh nghiệm, và những giá trị mình đã tạo dựng.

mình năm 4 học xong rồi chuẩn bị nhận bằng đại học mà vẫn mông lung chưa biết sau mình sẽ làm gì

Đối với một người đang học đại học như mình, thì mình thấy quan trọng là trong 4 năm đại học đó, bạn học được những giá trị gì, những kiến thức gì, bạn tạo ra những gì, bạn đã cống hiến cho ai, tổ chức nào, bạn đã thành công ở lĩnh vực gì,...điều đó tạo nên tấm bằng đại học, tấm bằng đại học đại diện cho 4 năm học hỏi của bạn trong cái lĩnh vực đó, từ giảng đường cho đến bên ngoài, nhà tuyển dụng người ta nhìn sâu vào tấm bằng chứ không ai chỉ nhìn vẻ ngoài hết!

Quan điểm cá nhân nhé, nếu sai thì góp ý sửa đổi, mong đừng ném đá! :((

bằng đh hiện giờ nó ko mang đúng tầm nghĩa nữa.quan trọng là khả năng làm việc là chính.đặc biệt là ngành It của mình.đi làm chẳng ai thèm hỏi bằng nữa ấy chứ ;)