Hiệu ứng hào quang (Halo effect): Trông mặt mà bắt hình dong?

  1. Tâm lý học

https://cdn.noron.vn/2021/07/21/90679366112731435-1626802269_1024.jpg

Hiệu ứng hào quang là gì?

Hiệu ứng hào quang hay hiệu ứng lan tỏa là một thiên vị nhận thức trong đó ấn tượng tổng thể về một người/vật/sự kiện gây ảnh hưởng đến cách ta đánh giá những đặc điểm khác của người/vật/sự kiện đó. Dù có lúc những điều này chẳng liên quan đến nhau hay thậm chí nghe có vẻ phi logic. Hiệu ứng hào quang xảy ra một cách vô thức, bạn thường có xu hướng dựa trên những ấn tượng đầu tiên rất chung chung để đánh giá nhiều mặt khác nhau của một người ngay cả khi chưa hiểu rõ về họ.

  • Ấn tượng ban đầu tốt => có xu hướng cho rằng người ấy chỉ toàn những điểm tích cực và thường bỏ qua hoặc tìm cách giải thích cho những nét tính cách chưa tốt của họ. (Yêu nhau yêu cả đường đi)

  • Ấn tượng ban đầu xấu => có xu hướng cho rằng người ấy chỉ toàn những điểm xấu, chỉ chăm chăm nhìn vào những khuyết điểm của họ và lờ đi những điểm tốt. (Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng). Đây là hiệu ứng ngược với hiệu ứng hào quang hay còn gọi là hiệu ứng ác quỷ (Devil effect/Horn effect).

    https://cdn.noron.vn/2021/07/21/2795906-what-is-the-halo-effect-5ae866adc673350036f1657f-1626800630_1024.png

Nguồn gốc của hiệu ứng hào quang

Hiệu ứng hào quang được nhà tâm lý học Edward Thorndike công bố lần đầu tiên trong bài báo “The Constant Error in Psychological Ratings”. Ông đã làm thí nghiệm yêu cầu cán bộ chỉ huy trong quân đội đánh giá phẩm chất những người lính của mình dựa trên các tiêu chí như: ngoại hình, lòng trung thành, khả năng lãnh đạo, trí thông minh và độ tin cậy. Kết quả thí nghiệm này cho thấy những người lính có một tiêu chí được đánh giá cao thì các tiêu chí còn lại cũng được đánh giá cao và ngược lại, những người lính có một tiêu chí được đánh giá thấp sẽ kéo theo các tiêu chí còn lại cũng bị đánh giá thấp.

https://cdn.noron.vn/2021/07/21/edward-thorndike-1024x666-1626800527_1024.jpg

Hiệu ứng hào quang trong cuộc sống

Có thể bạn không nhận ra nhưng hiệu ứng hào quang xảy ra ở rất nhiều mặt trong cuộc sống hằng ngày.

  • Trong công việc: Tại một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên ăn mặc lịch sự, có ngoại hình sạch sẽ, sáng sủa => cho rằng họ sẽ làm việc một cách chỉn chu, có hiệu quả dù chưa thực sự cùng làm việc với họ.

    https://cdn.noron.vn/2021/07/20/photo-1549923746-c502d488b3ea-1626799951-1626799951_1024.jpg
  • Trong tình cảm: Chúng ta thường bị thu hút bởi những người có vẻ bề ngoài ưa nhìn => tin rằng họ cũng sẽ có những nét tính cách tích cực dù chưa hiểu gì về họ.

    https://cdn.noron.vn/2021/07/21/90679366112731431-1626800887_1024.jpg
  • Trong kinh doanh:

    • Các nhãn hàng sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho việc mời những KOLs, Influencers, người nổi tiếng có hình ảnh đẹp trong mắt công chúng để quảng bá cho sản phẩm của công ty mình. Cảm xúc tích cực dành cho người nổi tiếng sẽ khiến khách hàng có suy nghĩ tích cực về sản phẩm. Sản phẩm sẽ trở nên đáng tin cậy và có hiệu quả hơn trong mắt công chúng nếu như người nổi tiếng dùng nó.

      https://cdn.noron.vn/2021/07/21/free2bsample2bof2b30ml2bclear2bmen2bcool2bsport2bmenthol-1626801074_1024.jpg
    • Khi sản phẩm tiên phong, đại diện cho thương hiệu tốt thì người dùng sẽ có xu hướng cho rằng những sản phẩm khác của thương hiệu cũng sẽ tốt tương tự. Từ đó tạo nên sự trung thành với thương hiệu.

      https://cdn.noron.vn/2021/07/21/25d4553ef888815fd1b4a3e740b7c941-1626801405_1024.jpg
    • Bao bì sản phẩm, hình ảnh quảng cáo đẹp sẽ gây ấn tượng tốt với công chúng dù họ chưa dùng bao giờ.

      https://cdn.noron.vn/2021/07/21/cocacola-poster-6194171-1626801738_1024.png
    • Các thương hiệu đặt cửa hàng flagship ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa nhất nhằm thu hút, chiếm được nhiều cảm tình, tăng độ nhân diện với công chúng. Những cửa hàng này có thể không có lãi thậm chí còn lỗ nhưng những quán khác cũng chuỗi thương hiệu sẽ được hưởng lợi từ hiệu ứng hào quang mà cửa hàng flagship mang lại.

      https://cdn.noron.vn/2021/07/21/1580273176737586-61588f59-7652-4f5c-8997-57d00d4929cf-1626801952_1024.jpg

Hiệu ứng hào quang sau khi chết

Thông thường, một người sẽ được cảm nhận tích cực hơn sau cái chết của họ. Dù lúc sống họ có thể tồi tệ đến thế nào đi nữa nhưng khi chết đi, người sống vẫn có xu hướng giữ lại những kỉ niệm đẹp về họ, cố tìm thấy một điều gì đó tốt đẹp của họ để tôn vinh. Ví dụ điển hình nhất là Michael Jackson, sau cái chết của ông vào năm 2009, người ta tôn vinh và gọi ông là ông hoàng nhạc Pop mặc cho những cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em, những phê phán về lối sống ngày càng lập dị những năm cuối đời của ông.

Hệ quả của hiệu ứng hào quang

Hiệu ứng hào quang có thể sẽ dẫn đến những đánh giá, quyết định sai lầm, thiếu công bằng, thiếu tính khách quan.

“Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng. Không phải ai nhìn đàng hoàng cũng là người tử tế”

Bên cạnh đó, hiệu ứng hào quang cũng cho ta thấy ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Bạn không nhất thiết phải chải chuốt nhưng nhất định phải ăn mặc sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Rèn luyện cho mình một tư thế, thái độ tự tin, vui vẻ, nhiệt tình cũng là điều nên làm để tạo ấn tượng tốt với người đối diện.

Từ khóa: 

hiệu ứng

,

tâm lý học

,

tâm lý học

Vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao...

Trả lời

Vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao...