"Hòa nhập nhưng không hòa tan!" hiểu thế nào?

  1. Phong cách sống

Mình nghe rất nhiều lần câu "Hòa nhập nhưng không hòa tan". Vậy các bạn cho mình hỏi là chúng ta hòa nhập thế nào? và không hòa tan cái gì?

Từ khóa: 

hòa nhập

,

hoàn nhập cộng đồng

,

phong cách sống

Bạn có thể sống cùng 1 nhóm những kẻ đầu trộm đuôi cướp nhưng sẽ không trở thành 1 kẻ đầu trộm đuôi cướp giống họ.

Trả lời

Bạn có thể sống cùng 1 nhóm những kẻ đầu trộm đuôi cướp nhưng sẽ không trở thành 1 kẻ đầu trộm đuôi cướp giống họ.

Hòa nhập là khi đã tham gia một tổ chức hay cộng đồng, mình phải tôn trọng các quy tắc chung và mọi người.

"Không hòa tan" là mình vẫn giữ được những suy nghĩ và cá tính của mình. Cái nào phù hợp thì học hỏi làm theo, còn ko phù hợp thì mình có quyền nêu lên ý kiến mang tính đóng góp vì mục tiêu chung, ko mang tính cá nhân. 

=>  Đừng phá luật làm ảnh hưởng đến người khác và tổ chức, nếu cảm thấy không phù hợp có thể rút ra 1 cách êm đẹp. 

Chắc là ý là tham gia vào các nhóm lớn hơn, thay đổi để phù hợp với các quy tắc, luật chơi của nhóm mà mình tham gia vào. Tuy nhiên vẫn phải giữ được bản sắc riêng của mình, cái gì hay thì mình vẫn phải giữ lại; cái gì tốt của người ta thì mình thay đổi để học theo còn cái gì ko phù hợp thì loại bỏ nó đi, ko copy hoàn toàn về áp dụng.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN của chúng ta là một ví dụ. Để tham gia vào các khối thương mại lớn thì yêu cầu bắt buộc là nền kinh tế phải là kinh tế thị trường, thế nên chúng ta thay đổi cơ cấu, mô hình kinh tế để phù hợp với yêu cầu này. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường hình như là xuất xứ từ TBCN, để phù hợp với đất nước ta thì chúng ta thay đổi nó đi chứ ko áp dụng rập khuôn hoàn toàn. Và cuối cùng chúng ta có một nền kinh tế "thị trường định hướng XHCN" khá là quái thai =)).

Khi vào 1 môi trường mới, bạn cần hòa nhập với môi trường để các mối quan hệ đều tốt, nhưng ko được hòa tan, mất đi sự đặc biệt của cá thể. mình nghĩ vậy

Khái niệm "hòa nhập nhưng không hòa tan", theo mình được biết là bắt đầu xuất hiện khi VN bắt đầu gia nhập các tổ chức lớn trên thế giới như ASEAN hay WTO. Mục đích của nó là để tự nhắc nhở VN khi "hòa nhập" cùng thế giới không đánh mất đi bản sắc riêng của mình.

Khi ở trong bất kỳ tổ chức nào đều sẽ có những quy định mà các thành viên sẽ phải tuân thủ, các tiêu chuẩn và các luật bất thành văn khác.. nếu ta đồng ý và đạt đủ điều kiện, thì có thể "hòa nhập" với cộng đồng đó, trở thành một thành viên của một khối hay một tổ chức nào đó.

Còn "không hòa tan" là trên cơ sở hòa nhập đó, ta vẫn giữ lại những giá trị riêng của chính mình. Ví dụ như cùng trong khối EU nhưng ở Hà Lan thì buôn bán cần sa là hợp pháp, ở Bỉ thì không. Trong ASEAN thì ở Thái Lan mại dâm là hợp pháp, Việt Nam thì không...

Tóm lại ta sẽ thay đổi và tuân thủ các quy luật chung, tôn trọng cái riêng của nước khác, nhưng vẫn giữ những giá trị mà mình cho là đúng, là đẹp ở thời điểm hiện tại. Đó gọi là "hòa nhập mà không hòa tan" vậy.

Hòa nhập: Không bài trừ và có tiếp nhận văn hóa, sử dụng các yếu tố từ môi trường, thời thế, tuy nhiên phải rõ ràng và nổi bật cái gốc vốn có.
Hòa tan: Bạn hít và du nhập vô tội vạ làm mn quên luôn cái gốc, đúng hơn là cái gốc chết chìm và biến mất dần dần về sau

Hòa nhập là có thể du nhập và sử dụng nhuần nhuyễn làm thành cái điêm riêng của bản thân.

Ví dụ như nhạc hí kịch của Trung Hoa khi du nhập vào Việt Nam đã được người Việt tiếp thu và sáng tạo dựa trên hí kịch + nhạc dân tộc (lý, tích) + diễn xuất = hồ quảng, tuồng...

Hoặc từ nhạc kịch (xuất phát từ Pháp) + Nhã nhạc + lý = cải lương.

Còn hòa tan là mất hẳn luôn cái gốc của mình. 

Ví dụ chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam có 2 tà dài trước và sau. Cách tân thì sửa phần cổ (chiếc thuyền,cổ đứng, cổ trụ,...), tay ngắn, tay dài, chích eo,... là cách tân nhưng sẽ khó chấp nhận một chiếc "áo dài" mà ngắn lên trên đùi kết hợp với chiếc quần jean đùi. Bởi vì trang phục đó hoàn toàn không còn giữ được 1 nét nào liên quan đến áo dài.

An chia sẻ góc nhìn của An về vấn đề “hoà nhập nhưng không hoà tan” Mọi người cùng chia sẻ góc nhìn của mình nhé.

Ví dụ nha:

Lan vào công ty làm việc vì muốn phát triển sự nghiệp lên những bậc cao hơn, bạn thân của Lan cũng là đồng nghiệp thì chỉ muốn cua một anh đẹp trai tài giỏi rồi về hậu trường thôi. Lan hoà nhập với bạn bằng cách góp ý, tính kế phụ bạn mình. Sau một thời gian Lan thấy hay quá nên chuyển sang tia trai, lấy chồng, lui về hậu trường luôn thì là Lan bị hoà tan, còn nếu Lan vẫn giữ được quyết định theo đuổi sự nghiệp thì là không bị hoà tan.

Điểm quan trọng cũng là mấu chốt của vấn đề này là “Mục Tiêu” của mỗi người.

Cách làm có thể thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tình thế cụ thể. Nhưng mục tiêu thì phải luôn ghi nhớ.

Về vấn đề tết, mục tiêu của An khi gặp lại người thân sau bao ngày xa cách là mang lại niềm vui cho họ. Nên đối với việc họ hay hỏi thì mình cũng hoà nhập bằng cách trả lời.

Ví dụ: chừng nào con lấy vợ cô còn đi ăn cưới nè, lớn quá rồi đó

Trả lời: chời, con mà lấy vợ thì không có thời gian đi lựa son cho cô đâu nhá (cười để cô biết mình đùa, chìa ra hộp quà tặng cô)

Hoà nhập vào những câu hỏi của mọi người, nhưng không vì bị hỏi nhiều mà vớ đại một cô nào đó thì là không bị hoà tan.

Thế đấy, mạnh dạn trả lời đi, sợ gì tết :D

Mình nghĩ câu này đơn giản có nghĩa là nên học hỏi, thậm chí là bắt trước nhg~ cái hay cái tốt của người khác (hòa nhập), nhg cần cẩn thận đừng để mất đi cái chất riêng của mình, cái cá tính, cái lý tưởng của mình (hòa tan).

Đơn giản là thế này. Ví dụ ngày 31-10 bạn tổ chức Halloween, thế là hòa nhập. Nhưng bạn bảo những người khác cũng phải tổ chức, nếu họ ko đồng ý thì bạn xem thường, gọi họ là ko tiến bộ,... các kiểu. Đó gọi là hòa tan vậy 🤣🤣