Khi có chữ "..nhưng..", tất cả phía trước đều là vô nghĩa?

  1. Tâm lý học

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

"Ờ tôi thấy ý kiến đó cũng hay nhưng..", "tôi cũng nghĩ vậy đấy nhưng..". Mình để ý mọi người thường sử dụng từ nhưng, vế trước ra vẻ đồng ý nhưng vế sau lại luôn phản bác và đưa ra một ý kiến khác, rõ ràng họ có ý muốn chối bỏ ý kiến ở vế trước một cách lịch sự nên mới dùng từ "nhưng" nhỉ?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

hỏi xoáy đáp hay

Nói về từ "nhưng" theo như cá nhân mình cảm thấy đúng là hiện tại đa phần mọi người đều đang có tâm lý như vậy khi nghe ......"nhưng" chỉ có 1 bộ phận thuộc nhóm thực sự cởi mở và có tinh thần tiếp thu mới có thể đón nhận vế sau của từ "nhưng" một cách công tâm nhất.

Mình đã từng nghe 1 câu như thế này nói về vấn đề trong giao tiếp " Mình nghĩ gì không quan trọng bằng mình nói gì, mình nói gì lại không quan trọng bằng người nghe cảm thấy như thế nào". Mình thấy nó rất đúng. Trong giao tiếp nội dung nói rất quan trọng nhưng hiệu quả của quá trình giao tiếp nó lại phụ thuộc rất nhiều vào "hình thức trình bày" của bạn và dựa vào cảm nhận của người nghe. Bạn có thể nói những điều tốt tuy nhiên người nghe họ lại cảm thấy không thoải mái tiếp nhận cho lắm, thậm chí là nhìn nhận tiêu cực về vấn đề bạn đang truyền tải. Câu chuyện về từ " Nhưng" của chúng ta cũng vậy nội dung thì không có gì sai đều là biểu thị việc bạn chuẩn bị đưa ra một góc nhìn mới về vấn đề nào đó nhưng mà nếu xem xét 1 chút thì chúng ta có hình thức truyền tải của từ "Nhưng" nó tạo một cảm giác đột ngột và tạo tâm lý đối lập với người nghe.

Theo như cách mình hay sử dụng thì mình sẽ thay thế từ "nhưng" này trong một vài tình huống giao tiếp đặc biệt là mấy vụ góp ý. Những từ mà mình có thể thay thế sẽ là những từ có nghĩa tương đương nhưng dài hơn ví dụ " Chúng ta có thể xem xét kỹ hơn về...., nhưng nếu chúng ta .... thì ...., Tuy nhiên, Nhưng mà, ....." Có khá nhiều từ có thể tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp thực tế. Đặc điểm chung của các cụm từ này là nó làm nội dung câu chuyện của bạn được chuyển hướng một cách từ từ khiến người nghe không có cảm giác đột ngột, và những từ này mang tính gợi mở ra những quan điểm có cảm giác dễ tiếp nhận hơn.

Ví dụ luôn với 1 vài câu để chúng ta so sánh hiệu quả:

- Tôi cũng nghĩ vậy đấy nhưng tôi thấy chỗ này cần điều chỉnh lại.

- Tôi cũng nghĩ vậy đấy tuy nhiên tôi thấy chỗ này chúng ta cần điều chỉnh lại một chút.

- Tôi cũng nghĩ vậy đấy nhưng mà nếu chúng ta điều chỉnh chỗ này một chút thì tôi nghĩ hiệu quả sẽ tốt hơn.

Đây là ý kiến của mình!

Trả lời

Nói về từ "nhưng" theo như cá nhân mình cảm thấy đúng là hiện tại đa phần mọi người đều đang có tâm lý như vậy khi nghe ......"nhưng" chỉ có 1 bộ phận thuộc nhóm thực sự cởi mở và có tinh thần tiếp thu mới có thể đón nhận vế sau của từ "nhưng" một cách công tâm nhất.

Mình đã từng nghe 1 câu như thế này nói về vấn đề trong giao tiếp " Mình nghĩ gì không quan trọng bằng mình nói gì, mình nói gì lại không quan trọng bằng người nghe cảm thấy như thế nào". Mình thấy nó rất đúng. Trong giao tiếp nội dung nói rất quan trọng nhưng hiệu quả của quá trình giao tiếp nó lại phụ thuộc rất nhiều vào "hình thức trình bày" của bạn và dựa vào cảm nhận của người nghe. Bạn có thể nói những điều tốt tuy nhiên người nghe họ lại cảm thấy không thoải mái tiếp nhận cho lắm, thậm chí là nhìn nhận tiêu cực về vấn đề bạn đang truyền tải. Câu chuyện về từ " Nhưng" của chúng ta cũng vậy nội dung thì không có gì sai đều là biểu thị việc bạn chuẩn bị đưa ra một góc nhìn mới về vấn đề nào đó nhưng mà nếu xem xét 1 chút thì chúng ta có hình thức truyền tải của từ "Nhưng" nó tạo một cảm giác đột ngột và tạo tâm lý đối lập với người nghe.

Theo như cách mình hay sử dụng thì mình sẽ thay thế từ "nhưng" này trong một vài tình huống giao tiếp đặc biệt là mấy vụ góp ý. Những từ mà mình có thể thay thế sẽ là những từ có nghĩa tương đương nhưng dài hơn ví dụ " Chúng ta có thể xem xét kỹ hơn về...., nhưng nếu chúng ta .... thì ...., Tuy nhiên, Nhưng mà, ....." Có khá nhiều từ có thể tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp thực tế. Đặc điểm chung của các cụm từ này là nó làm nội dung câu chuyện của bạn được chuyển hướng một cách từ từ khiến người nghe không có cảm giác đột ngột, và những từ này mang tính gợi mở ra những quan điểm có cảm giác dễ tiếp nhận hơn.

Ví dụ luôn với 1 vài câu để chúng ta so sánh hiệu quả:

- Tôi cũng nghĩ vậy đấy nhưng tôi thấy chỗ này cần điều chỉnh lại.

- Tôi cũng nghĩ vậy đấy tuy nhiên tôi thấy chỗ này chúng ta cần điều chỉnh lại một chút.

- Tôi cũng nghĩ vậy đấy nhưng mà nếu chúng ta điều chỉnh chỗ này một chút thì tôi nghĩ hiệu quả sẽ tốt hơn.

Đây là ý kiến của mình!

Mình thấy vế sau chữ "nhưng" mang tính bổ trợ cho vế trước thôi chứ đâu phải phủ định.

"Tôi cũng nghĩ vậy đấy nhưng giờ té ra trật lất", hay "Ờ tôi thấy ý kiến đó cũng hay nhưng tôi nghĩ ý kiến này của tôi hay hơn." hay "Con bé đó dễ thương, nhưng lên đồ xấu quá".

Thì cái giữa mang tính chối bỏ thật, 1 sự khen để làm bước đệm cho ý sau. Nhưng 2 vd 1 và 3, đâu có gì là chối bỏ. Câu 1 ng nói vẫn công nhận là họ nghĩ vậy, hay câu 3 con bé đó đâu có xấu, chữ "nhưng" là bổ thêm cho ý nghĩa vế trc thôi, trước nghĩ vậy giờ thấy sai, hay xấu do đồ chứ ng có xấu đâu. Ngay cả chữ "nhưng" (ko dấu ngoặc kép trong đoạn này) cũng đâu phủ nhận việc chữ "nhưng" mang tính chối bỏ mà chỉ để bổ thêm cho việc nó nêu lên 1 mặt khác bổ sung cho vế sau.

Nên không phải khi nào trước chữ "nhưng" cũng vô nghĩa, chỉ là chúng ta bị cảm xúc cá nhân che mờ do cái vế sau ko hợp lắm với ý kiến bản thân nên cứ nghĩ chữ "nhưng" là phũ phàng thôi. 😂😂

rõ ràng họ có ý muốn chối bỏ ý kiến ở vế trước một cách lịch sự nên mới dùng từ "nhưng" nhỉ? => Yes! 

Với mình thì không. Từ "nhưng" là để gợi mở góc nhìn mới, hoặc bổ sung thêm một góp ý nhỏ với người trình bày.

Mình cảm thấy thích và đồng tình với quan điểm của họ, thì mình nên thể hiện điều đó ra trước. Và cũng nên gợi ý những điều để họ có thể cân nhắc làm tốt hơn, hoặc bất kì thắc mắc nào mình có.

Vậy nên mình nghĩ là "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".