Khi mua trái phiếu doanh nghiệp mọi người thường quan tâm đến điều gì?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  2. Đầu tư & Tài chính

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

,

đầu tư & tài chính

Mình nghĩ điều quan trọng nhất xếp trên TSBĐ phải là đánh giá, xem xét được nguồn tiền trả lãi và gốc của TP. TSBĐ chỉ là phương án dự phòng khi DN ko trả được nợ, việc xử lý TSBĐ cx phức tạp và mất tgian, nhiều rủi ro vs NĐT cá nhân. Đồng ý vs bạn Ninh Pham là vs NĐT cá nhân việc check được NĐT sơ cấp hoặc mua đa số là ai thì cũng yên tâm vì đã qua 1 lớp lọc của họ, nhưng khi làm CBTT sau phát hành, nhiều công ty sử dụng các mẹo để giấu tên người mua này. Người mua cx nhiều khi ko lquan gì đến tổ chức tư vấn hết.
Kỳ hạn và các điều kiện mua lại TP mình nghĩ cx là 1 vấn đề quan trọng khi mua TP để cân nhắc rủi ro khi đưa ra quyết định.
Tiếp theo TSBĐ, uy tín chủ đầu tư => Lãi suất cân đối được vs các rủi ro được nhận định.
Trả lời
Mình nghĩ điều quan trọng nhất xếp trên TSBĐ phải là đánh giá, xem xét được nguồn tiền trả lãi và gốc của TP. TSBĐ chỉ là phương án dự phòng khi DN ko trả được nợ, việc xử lý TSBĐ cx phức tạp và mất tgian, nhiều rủi ro vs NĐT cá nhân. Đồng ý vs bạn Ninh Pham là vs NĐT cá nhân việc check được NĐT sơ cấp hoặc mua đa số là ai thì cũng yên tâm vì đã qua 1 lớp lọc của họ, nhưng khi làm CBTT sau phát hành, nhiều công ty sử dụng các mẹo để giấu tên người mua này. Người mua cx nhiều khi ko lquan gì đến tổ chức tư vấn hết.
Kỳ hạn và các điều kiện mua lại TP mình nghĩ cx là 1 vấn đề quan trọng khi mua TP để cân nhắc rủi ro khi đưa ra quyết định.
Tiếp theo TSBĐ, uy tín chủ đầu tư => Lãi suất cân đối được vs các rủi ro được nhận định.

Có một số điểm mà mình quan tâm đối với một case trái phiếu doanh nghiệp, xếp từ quan trọng hơn xuống:

1. Tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm của trái phiếu là loại tài sản nào (bất động sản, cổ phiếu, quyền tài sản). Mình đánh giá một case trái phiếu an toàn có tài sản bảo đảm là bất động sản. Tuy nhiên, trái phiếu an toàn lại có lãi suất thấp - rủi ro càng lớn lợi nhuận càng cao. Hiện nay, trái phiếu an toàn có lãi suất nằm từ 08-10%.

Còn các loại tài sản khác cần có sự đánh giá chi tiết. Ví dụ điển hình và phổ biến hiện này là Một doanh nghiệp dùng chính cổ phiếu của mình để làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu (bảo đảm bởi bên thứ ba, hoặc trái phiếu có thể chuyển đổi - convertible bond).

2. Đơn vị tư vấn phát hành và nguồn vốn

Thông thường khi nhìn vào một case phát hành, người ta sẽ thấy được đơn vị tư vấn là ai và dựa vào tên đơn vị tư vấn đó để biết được nguồn vốn mua trái phiếu (người mua đa số) là ai. Tên của nguồn vốn cho biết họ đánh giá mức độ đáng để đầu tư của trái phiếu này.

3. Tổ chức phát hành

Nếu là doanh nghiệp có danh tiếng thì khỏi phải bàn rồi. Nhưng mà đa số là những cái tên lạ lẫm. Điều đáng quan tâm nhất là đằng sau những cái tên đấy là ai và nguồn tiền thu được từ trái phiếu sẽ đưa vào đâu. Điều này để mọi người đánh giá tính thực chất của case huy động vốn này về nguồn tiền có đi đúng hướng (có thể các bạn chuyên môn tài chính sẽ có hướng nghĩ khác, mình biết điều đó).

4. Cuối cùng mới đến lãi suất

Như chia sẽ bên trên, rủi ro càng lớn-lợi nhuận càng cao. Lãi trái phiếu càng cao thì rủi ro trái phiếu càng lớn. Và, quan điểm của mình thì trái phiếu là đầu tư, mặc dù bản chất của trái phiếu là nợ.

Trên đây là góc nhìn của một người làm về phát hành trái phiếu, nhìn theo hướng của người mua chứ mình chưa bao giờ mua trái phiếu.

Hiện nay ở VN, nhiều người thay vì mở sổ tiết kiệm, đã mua trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng có lẽ đa số chỉ quan tâm đến lợi tức là bao nhiêu %.

Trái phiếu có lợi tức cao hơn tiết kiệm nhưng vì vậy mà rủi ro cũng cao hơn. Lợi tức càng cao, rủi ro càng cao. Rủi ro nằm ở:

+ Doanh nghiệp phát hành là ai, uy tín của doanh nghiệp phát hành?

+ Trái phiếu có tài sản đảm bảo không? Vốn huy động dùng cho mục đích gì? Cổ phiếu thì doanh nghiệp phát hành 01 loại (hoặc cũng có chia loại A,B ...) nhưng trái phiếu thì có thể nhiều: kỳ hạn khác nhau, lượng phát hành khác nhau, lãi suất khác nhau...

Đó là những mối quan tâm của mình khi đầu tư trái phiếu.

Theo mình, có một thông tin này rất quan trọng cần quan tâm thêm là ngân hàng nào đang cho vay và ngân hàng đó có uy tín không. Tại sao?

Ngân hàng được coi là insider còn nhà đầu tư chỉ là outsider, vì ngân hàng được yêu cầu cung cấp thêm thông tin, được trực tiếp phỏng vấn và ghé thăm doanh nghiệp. Ngân hàng cũng giữ tài khoản khách hàng và bán thêm bán chéo sản phẩm cho doanh nghiệp.... cho nên ngân hàng có nhiều thông tin hơn. Ngân hàng uy tín thường kén khách hàng để cho vay hay gắn bó, nên nếu ngân hàng tốt cho doanh nghiệp này vay cũng signaling doanh nghiệp có thể tin hơn.

Một vấn đề vô cùng quan trọng quyết định trái phiếu đó an toàn hay không, có khả năng trả gốc và lãi cho nhà đầu tư hay không: Chi phí lãi vay (chi phí nợ kể cả chi phí lãi trái phiếu chuẩn bị phát hành) bằng bao nhiêu % lợi nhuận ròng trung bình 3-7 năm gần nhất của cty phát hành trái phiếu doanh nghiệp.