Kỹ năng vấn đàm trong công tác xã hội cá nhân là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vấn đàm là một phần thực hành của nhiều ngành nghề khác nhau như: ngành y, luật, báo chí, nghiên cứu. Nhưng vấn đàm trong công tác xã hội (CTXH) thì có sự khác biệt, vấn đàm được xem như là một công cụ chính yếu của thực hành CTXH. Nó quan tâm đến làm thế nào để đạt được mục đích trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Vấn đàm có thể thực hiện với một người, một gia đình, một nhóm, một cộng đồng hay một tổ chức. Nhân viên xã hội (NVXH) có thể thực hiện một mình hay cùng với đồng nghiệp. Vấn đàm là một hình thức tác động giữa các cá nhân có ý thức với mục đích kế hoạch cụ thể và nó đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp đặc biệt. Vấn đàm trong CTXH cá nhân nói đến cuộc gặp gỡ giữa NVCTXH và TC trong một cuộc nói chuyện mặt - đối mặt. Đó không phải là cuộc nói chuyện tình cờ ngẫu nhiên mà là một hoạt động của NVCTXH, bởi vì cuộc nói chuyện được hướng tới những mục đích cụ thể hay những mục đích tổng quát. Mục đích có thể là một hay nhiều mục đích sau đây: (1) Thu thập thông tin từ TC hay chia sẻ thông tin cho TC. (2) Khảo cứu và đánh giá vấn đề của TC và tình huống liên quan. (3) Đưa ra sự giúp đỡ cho TC (Grace Mathew). Trong bối cảnh CTXH ở Việt Nam người ta không dùng từ phỏng vấn (interviewing) mà dùng từ vấn đàm bởi vì nó được thực hiện như một cuộc trò chuyện chính thức và không chính thức với thân chủ. TC có cảm giác rằng không đang bị phỏng vấn hay điều tra. Vấn đàm dùng để có thông tin về TC, về vấn đề của TC. Mặt khác, để cung cấp thông tin cho TC và cùng TC giải quyết vấn đề. Vấn đàm dùng để tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua truyền thông có lời và không lời, nhằm phát hiện nhu cầu, mong muốn và vấn đề của TC (Kadushin 1951)
Trả lời
Vấn đàm là một phần thực hành của nhiều ngành nghề khác nhau như: ngành y, luật, báo chí, nghiên cứu. Nhưng vấn đàm trong công tác xã hội (CTXH) thì có sự khác biệt, vấn đàm được xem như là một công cụ chính yếu của thực hành CTXH. Nó quan tâm đến làm thế nào để đạt được mục đích trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Vấn đàm có thể thực hiện với một người, một gia đình, một nhóm, một cộng đồng hay một tổ chức. Nhân viên xã hội (NVXH) có thể thực hiện một mình hay cùng với đồng nghiệp. Vấn đàm là một hình thức tác động giữa các cá nhân có ý thức với mục đích kế hoạch cụ thể và nó đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp đặc biệt. Vấn đàm trong CTXH cá nhân nói đến cuộc gặp gỡ giữa NVCTXH và TC trong một cuộc nói chuyện mặt - đối mặt. Đó không phải là cuộc nói chuyện tình cờ ngẫu nhiên mà là một hoạt động của NVCTXH, bởi vì cuộc nói chuyện được hướng tới những mục đích cụ thể hay những mục đích tổng quát. Mục đích có thể là một hay nhiều mục đích sau đây: (1) Thu thập thông tin từ TC hay chia sẻ thông tin cho TC. (2) Khảo cứu và đánh giá vấn đề của TC và tình huống liên quan. (3) Đưa ra sự giúp đỡ cho TC (Grace Mathew). Trong bối cảnh CTXH ở Việt Nam người ta không dùng từ phỏng vấn (interviewing) mà dùng từ vấn đàm bởi vì nó được thực hiện như một cuộc trò chuyện chính thức và không chính thức với thân chủ. TC có cảm giác rằng không đang bị phỏng vấn hay điều tra. Vấn đàm dùng để có thông tin về TC, về vấn đề của TC. Mặt khác, để cung cấp thông tin cho TC và cùng TC giải quyết vấn đề. Vấn đàm dùng để tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua truyền thông có lời và không lời, nhằm phát hiện nhu cầu, mong muốn và vấn đề của TC (Kadushin 1951)