Làm sao để bỏ tật hay bỏ dở giữa chừng?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Kỹ năng mềm

Mỗi khi mình cảm thấy có hứng thú với điều gì mình đều lập tức bắt tay vào làm mà không do dự, kiên trì thì cũng kiên trì, nỗ lực thì cũng nỗ lực, nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần đi gần hết chặng đường thì mình lại từ bỏ. Mình đã từng học tập rất nhiều để có học bổng du học, nhưng khi đã có học bổng thì mình lại từ chối.. và còn rất nhiều điều nhảm nhí mà ngay cả mình cũng chẳng hiểu rõ lý do. Mình nghĩ không phải do bản thân thiếu kiên trì từ bỏ mà là mỗi khi gần như chạm được đến đích thì mình lại hết hứng thú và chọn hướng khác. Và nó cứ mãi đi theo một trình tự như vậy, có cách nào để mình bỏ tật xấu này ko ạ?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

,

kỹ năng mềm

Xin lỗi nếu có mạo phạm, nhưng mình nghĩ việc bỏ dở chừng là một phần của việc tiến hóa. Mình nghĩ bản năng sinh tồn của con người nằm ở chỗ họ luôn tìm kiếm ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mà không hề dừng lại ở mỗi chiều sâu. Có nghĩa là, khi chúng ta tập trung việc gì đó thì chúng ta cứ đi tới, đi tới mãi đến khi kết thúc mới thôi, đó là đi hoàn toàn theo chiều sâu của vấn đề. Những người có đặc tính đó, khi còn thời săn bắn hái lượm sẽ bị đi mất xác và không thể xây dựng một xã hội nhiều người giúp đỡ lẫn nhau được. Ngược lại, những người đi một chút rồi dừng để săn bắn chỗ khác cũng gần làng nữa thì cuối ngày có thể dễ dàng về làng và tiếp tục sinh hoạt, duy trì xã hội.

Nói dài, chỉ để tóm lại: Chúng ta không nên bỏ cái đức tính hay bỏ dở chừng được. Chúng ta chỉ có thể làm quen với nó.

Một trong những phương pháp đó là ngay khi bắt đầu làm việc gì, hãy chia nhỏ việc đó ra, mà mỗi ngày chỉ làm một phân đoạn nhỏ trong đó thôi. Đây là cách mà xã hội vẫn đang thực hiện ở quy mô rộng lớn, mà đến giờ vẫn hiệu quả.

Ví dụ nổi trội nhất là việc học đại học. Việc này diễn ra từ 3-6 năm, nhưng không ai học một mạch từ đầu đến cuối cả. Chương trình được thiết kế thành nhiều môn, có tính liên kết lẫn nhau. Chương trình chia làm nhiều học kỳ, mỗi học kỳ lại chia nhỏ ra thành nhiều lần kiểm tra/thi, còn bài học thì cũng chia nhỏ ra thành mỗi ngày một bài học nhỏ, có bài tập kèm theo. Như vậy, toàn bộ chương trình đại học rất khổng lồ kéo dài nhiều năm, bị chia nhỏ ra rất nhỏ thành những bài học rất ngắn, trong một ngày.

Thành thử, để hoàn thành việc gì, ngay từ đầu bạn phải chia nhỏ nó ra, mỗi ngày làm một ít, và có mục tiêu cho mỗi ngày. Cũng nên đánh giá mỗi ngày về việc nó cần làm thêm cái gì khác nữa.

Trả lời

Xin lỗi nếu có mạo phạm, nhưng mình nghĩ việc bỏ dở chừng là một phần của việc tiến hóa. Mình nghĩ bản năng sinh tồn của con người nằm ở chỗ họ luôn tìm kiếm ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mà không hề dừng lại ở mỗi chiều sâu. Có nghĩa là, khi chúng ta tập trung việc gì đó thì chúng ta cứ đi tới, đi tới mãi đến khi kết thúc mới thôi, đó là đi hoàn toàn theo chiều sâu của vấn đề. Những người có đặc tính đó, khi còn thời săn bắn hái lượm sẽ bị đi mất xác và không thể xây dựng một xã hội nhiều người giúp đỡ lẫn nhau được. Ngược lại, những người đi một chút rồi dừng để săn bắn chỗ khác cũng gần làng nữa thì cuối ngày có thể dễ dàng về làng và tiếp tục sinh hoạt, duy trì xã hội.

Nói dài, chỉ để tóm lại: Chúng ta không nên bỏ cái đức tính hay bỏ dở chừng được. Chúng ta chỉ có thể làm quen với nó.

Một trong những phương pháp đó là ngay khi bắt đầu làm việc gì, hãy chia nhỏ việc đó ra, mà mỗi ngày chỉ làm một phân đoạn nhỏ trong đó thôi. Đây là cách mà xã hội vẫn đang thực hiện ở quy mô rộng lớn, mà đến giờ vẫn hiệu quả.

Ví dụ nổi trội nhất là việc học đại học. Việc này diễn ra từ 3-6 năm, nhưng không ai học một mạch từ đầu đến cuối cả. Chương trình được thiết kế thành nhiều môn, có tính liên kết lẫn nhau. Chương trình chia làm nhiều học kỳ, mỗi học kỳ lại chia nhỏ ra thành nhiều lần kiểm tra/thi, còn bài học thì cũng chia nhỏ ra thành mỗi ngày một bài học nhỏ, có bài tập kèm theo. Như vậy, toàn bộ chương trình đại học rất khổng lồ kéo dài nhiều năm, bị chia nhỏ ra rất nhỏ thành những bài học rất ngắn, trong một ngày.

Thành thử, để hoàn thành việc gì, ngay từ đầu bạn phải chia nhỏ nó ra, mỗi ngày làm một ít, và có mục tiêu cho mỗi ngày. Cũng nên đánh giá mỗi ngày về việc nó cần làm thêm cái gì khác nữa.

1 câu chuyện thú vị quá. Nhưng mà xin học bổng khó đến như vậy mà bạn làm được rồi mà lại bỏ và không trân quý nó nhỉ, Mình nghĩ ngay từ đầu việc xin học bổng ko phải xuất phát từ bên trong bạn mà là bạn nghe ai đó nói hay bla bla về nó như bố mẹ, bạn bè hoặc trên mạng xã hội.

Đến khi bạn đạt được rồi là xong.

Trong trường hợp thứ 2 mình nghĩ bạn thuộc dạng người kiểu thích nhiều thứ, có thể học nhiều thứ nhưng không biết mình nên chọn thứ gì để phát triển sâu nhất. Và những người thuộc nhóm này thường có xu hướng làm việc auto (tự động) rất tốt thay vì để họ tự mày mò chuyên sâu vào 1 lĩnh vực nào đó.

Theo mình, cách tốt nhất cho bạn đó là nên thử những bài test trắc nhiệm tính cách như DISC, hoặc xem vân tay,.... Rồi sau đó nếu chưa tìm ra nguyên nhân hãy học thiền, hãy trải nghiệm để nội lực mạnh hơn, khi đó bạn sẽ nhìn rõ hơn người khác chỉ cho bạn đó!

Mình thì lại khác bạn, mình bỏ ở giai đoạn khó cơ, giai đoạn mệt mỏi nhất. Có những việc mình cố cũng không thể và nó khiến mình cảm thấy kiệt sức nên mình cảm thấy bản thân không hợp và từ bỏ. Còn bạn đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu đón nhận thành quả thì tại sao lại bỏ cuộc nhỉ? Bạn có nghĩ những gì bạn đã trải qua không? Công sức cũng như thời gian bạn bỏ ra đó.

Mình thì chỉ có nghe đến chuyện thích 1 người nhưng nếu người đó thích lại thì se bỏ chạy và không thích nữa. Chắc cũng giống trường hợp của bạn nhỉ? Mình nghĩ có thể do bạn không thực sự hứng thú với việc bạn đang làm hoặc là hội chứng tâm lý phản kháng gì đó... Mình chỉ thấy là nếu bạn kéo dài tình trạng này thì chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn thôi nên bạn suy nghĩ kỹ nhé. Mình cũng trẻ nên chẳng dám khuyên bảo gì đâu, bạn tham khảo nhé.

Cái này khó, mình cũng y xì như vậy ...

Bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo trước khi bắt đầu là một cách, ngoài ra nếu đã bắt đầu thì hãy cố gắng hết sức có thể để hoàn thành cho trọn vẹn. Nói dễ, nhưng muốn làm được thì bạn cần nỗ lực, hành động dứt khoát nhé.

Bạn thử tham khảo một trong ba cuốn này để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và giải pháp phù hợp với bản thân xem sao: