Làm thế nào để đánh bại một kẻ mà mình không thể thắng?

  1. Giáo dục

  2. Tâm sự cuộc sống

Salve! Đầu tiên, cháu sẽ gỡ bỏ cách xưng hô " tôi - bạn" ở bài viết này. Cháu hiện tại đang là học sinh lớp 8 (14tuổi) và cháu có đăng kí đi bồi dưỡng môn Hóa. Lúc mà đăng kí thì có bạn học giỏi nhất cũng xin vào. Thế là niềm hi vọng đi thi của cháu đã bị dập tắt, bởi đối với cháu, cậu ta như một bức tường thành mà cháu chẳng thể vượt qua được. Và cô dạy môn này cũng có ý định chọn cậu ta đi rồi.

Phải nói là cả hai anh em cậu ta (sinh đôi) đều đứng đầu khối, hsg được các thầy cô nhắm đến.

Vì vậy nên 2 đứa nó mới thảo luận với nhau, cuối cùng cậu ta chọn Hóa, còn thằng em chọn Toán (đã có 2 giải trước đó) để có thể bù trừ cho nhau.

Kể ra thì cháu có cơ hội hơn cậu ta đấy (cháu có đi học thêm và có nhiều tư liệu, sách hóa đa dạng hơn). Cháu cũng nghĩ rằng như thế thì mình sẽ thắng nhưng khi tổng kết kì 1 thì cậu ta bằng điểm cháu. Cháu biết là cậu ta được cô tặng cho 9₫ miệng, cháu cũng cũng không ghen tị (dù cô không tặng thì cậu ta cũng lấy đc điểm cao).

Và cháu đã lo sợ vì cậu ta không học thêm, k có nhiều thứ được đầu tư như cháu mà vẫn ngang bằng điểm số như vậy. Cháu đã thất vọng một chút nhưng đã nâng cao quyết tâm học hơn (mặc dù chỉ duy trì vài ngày đầu và lại trở về như cũ).

Cháu là một kẻ lười biếng, và đã không tận dụng hết thời gian, khả năng của mình! Khi nghe các thầy cô khoe con cái thì cháu ước mong rằng mình sẽ hơn thế. Nghĩ là thế thôi chứ cháu chẳng là cái đinh rỉ, cháu không tự ti chũng chẳng tự tin với khả năng của mình.!

Cháu đã mong rằng hàng ngày, hàng giờ cũng nghe lời trì trích, hay khoe tài năng con cái của các giáo viên. Bởi đó chính là động lực cho cháu học chứ không phải những lời động viên, khuyên bảo.

Cô dạy Hóa lớp cháu thì hay nghiêng về lý thuyết, mà não cháu lại không chứa nổi (nếu có thì phải thời gian dài). Những lời nói hay lý thuyết cô dạy cháu đều hiểu, nhưng lại không diễn tả hay nói ra được. Vì vậy cháu sợ lý thuyết! (Nhưng cháu lại thích nó vì nó ứng dụng vào thí nghiệm, chế tạo và thực hành)

Quay trở lại vấn đề, cháu và cậu ta là một đẳng cấp hoàn toàn khác. Có thể đối với người khác thì cháu giỏi nhưng thật ra cháu chẳng là gì đối với cậu ta!

Cháu không giỏi và cũng không bằng được!!

Cháu chỉ là kẻ tầm thường. Nhưng cháu muốn đánh bại cậu ta! Rất muốn!

Chiều nay (T7 ngày 4/2) cháu đi ôn rồi. Cháu mong rằng động lực của cháu không bị dập tắt.

Và mn hãy cho cháu câu trl...

Từ khóa: 

giáo dục

,

tâm sự cuộc sống

Chào cháu,

Trước hết chú chúc mừng cháu đã là một người trẻ đầy khát vọng, dám đương đầu, muốn chinh phục những đỉnh cao. Hãy cứ hết mình đi, những điều tốt đẹp, thành tựu lớn lao chỉ dành cho những người dám chinh phục.

Không có đối thủ nào là không thể vượt qua. Không có mục tiêu nào là không thể đạt tới. Giới hạn lớn nhất của chúng ta là chính bản thân mình. Tin tôi đi, nỗ lực của một người là rất lớn lao và có thể thay đổi được mọi thứ. Trong tiểu thuyết có câu: nỗ lực của một người có thể lay động cả trời xanh, thay đổi thiên mệnh. Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi từ bỏ. Còn cố gắng là còn cơ hội.

Giới hạn đáng kể tiếp theo... là thời gian. Ở những lĩnh vực mình năng khiếu thì sẽ làm nhanh hơn, dễ giỏi hơn những thứ ta kém năng khiếu.

Người khôn ngoan nên chọn lựa những mục tiêu phù hợp để tránh mất thời gian. Nhưng người thành công thì không phải người quá khôn ngoan. Họ chỉ khôn ngoan vừa phải và kiên định với những gì đã chọn.

Người vĩ đại là người dám chọn những mục tiêu tốt đẹp mà họ biết rằng dù dành cả đời này để làm vẫn không thể làm xong. Nhưng họ vẫn chọn, vẫn làm tận tâm nhất.

Quay trở lại vấn đề của cháu. Ở đây có hai việc:

  • Làm sao để đánh bại một đối thủ mạnh hơn, năng khiếu hơn, tài năng hơn mình. Khái quát hơn là làm sao để đánh bại 1 đối thủ?
  • Cháu có nên lựa chọn tham gia cuộc chiến này, và có cần giành chiến thắng hay không?

Cả hai câu hỏi này đều là hai câu hỏi có tính triệt học, mở ra những nhân sinh quan. Đây là những câu hỏi mà bản thân chú đã trăn trở rất nhiều ngày còn trẻ.

Làm thế nào để đánh bại mọi đối thủ:

Với câu hỏi này, thông thường bạn sẽ nhận được những tư vấn ở các cấp độ như:

  • Cấp độ đơn giản: Hãy chiến đấu khôn ngoan hơn, hãy kiên trì hơn, hãy làm khác đi, làm ngược lại... Ở dạng tư vấn này thì việc kiên trì, kiên định nỗ lực hơn người là cách thức khả thi nhất. Bởi vì IQ, trí tuệ chỉ có thể hơn kém nhau 1 chút. Nhưng nỗ lực có thể khác nhau đến hàng ngàn lần.
  • Cấp độ chuyên nghiệp: Hãy nghiên cứu đối thủ, tìm điểm mạnh điểm yếu của họ. Hãy xác định điểm mạnh điểm yếu của bạn thân. Từ đó đề ra chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp.

Với mình, thì mình không dùng 2 cấp độ tiếp cận này. Với mình, để đánh bại một đối thủ, thì tìm cách đánh bại thầy, sư phụ, cấp độ cao hơn của nó. Ví dụ:

  • Khi dậy con mình làm bài, mình không dậy con mình cách giải bài tập. Mình dạy con mình học làm thầy giáo. Nếu con là thầy giáo, thì con sẽ ra những đề bài như thế nào? Tư duy như một người ra đề thì việc giải bài sẽ dễ hơn nhiều.
  • Ngày xưa mình đi thi cũng thường tư duy, nếu mình là người ra đề, thì mình sẽ lừa học sinh ở đâu. Thiết kế bộ đề thi như nào, câu nào là câu cho điểm, câu nào là câu thử thách?
  • Để đánh bại một doanh nghiệp, mình nghiên cứu những doanh nghiệp lớn hơn, những Tập đoàn đa quốc gia, những startup thành công nhất và nghĩ cách đánh bại chúng.
  • Để vượt qua một người, mình nghiên cứu về sếp của người đó, tìm cách đẩy cấp độ của bản thân lên cùng cấp độ của sếp người đó.

Cách tiếp cận của mình đó là: để chinh phục một mục tiêu, hãy theo đuổi một mục tiêu cao hơn, lớn hơn. Dù bạn có không thành công với mục tiêu cao hơn, lớn hơn kia, thì chắc chắn bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua được mục tiêu ban đầu.

Bạn có cần chiến thắng mọi game?

Mọi thành công đều phải trả giá. Mà cái giá lớn nhất là thời gian, tâm sức. Bạn càng chiến thắng những game nhỏ, game không quan trọng, bạn càng dễ thua những trận chiến lớn. Việc học giỏi là tốt, việc học giỏi nhất khiến bạn tốn nỗ lực vô cùng nhiều. Và vì thế, bạn sẽ thua ở game tiếp theo. Game đi làm. Game gia đình, game sự nghiệp..

Thường những người học giỏi sẽ kiếm được nhiều tiền. Nhưng những người học giỏi nhất thường là người đi làm thuê cho những bạn học giỏi vừa vừa.

Mình là dân chuyên, dân cày top, đã làm gì thì phải làm đỉnh cao. Và mình biết cái giá phải trả nó rất lớn. Mọi lựa chọn đua top đều cần phải rất cẩn trọng.

Quan trọng nhất của cuộc đời không phải là thắng một cuộc chiến. Thành công ở một giai đoạn ngắn. Cuộc đời thành công khi ta thắng những điều cần thắng, và có thể thua những thứ ít quan trọng hơn. Bạn không thể vừa học giỏi, vừa chơi game hay, vừa thể thao siêu hạng, vừa hát hay, vừa nhảy đẹp, vừa chăm sóc ngoại hình tốt, vừa có khiếu nghệ thuật, vừa hiểu biết kinh sử, vừa biết giúp đỡ bố mẹ, lại quan tâm bạn gái... Lựa chọn và từ bỏ, từ bỏ, từ bỏ, từ bỏ hết tất cả những thứ gì không lựa chọn.

Bạn phải biết cuộc đời là một infinited game, mà cách chơi infinited game không phải chơi để thắng, không cần cố đến chết. Mà là chơi để vui, chơi để liên tục phát triển, liên tục tiến bộ, liên tục thành công. Chơi là để đối thủ mình cùng phát triển.

Trong một trận đấu bóng, chúng ta hướng tới thắng thua, hướng tới việc đánh bại đối thủ. Trong một giải bóng đá, chúng ta hướng tới việc các đội bóng cùng phát triển, đến việc kéo khán giả tới, đến thành công chung của cả giải.

Đối thủ của mình có thể lại là đồng đội của mình trong một game khác. Hai cầu thủ bóng đá khi đá giải quốc nội mà triệt hạ nhau, sau này cùng lên đội tuyển đá giải quốc tế thì lại khó nhìn mặt nhau.

Vì thế vào các cuộc chiến, chiến đấu hết mình nhưng đừng quá căng thẳng. Bởi vì sẽ còn những game lớn hơn, quan trọng hơn ở phía sau.

Trả lời

Chào cháu,

Trước hết chú chúc mừng cháu đã là một người trẻ đầy khát vọng, dám đương đầu, muốn chinh phục những đỉnh cao. Hãy cứ hết mình đi, những điều tốt đẹp, thành tựu lớn lao chỉ dành cho những người dám chinh phục.

Không có đối thủ nào là không thể vượt qua. Không có mục tiêu nào là không thể đạt tới. Giới hạn lớn nhất của chúng ta là chính bản thân mình. Tin tôi đi, nỗ lực của một người là rất lớn lao và có thể thay đổi được mọi thứ. Trong tiểu thuyết có câu: nỗ lực của một người có thể lay động cả trời xanh, thay đổi thiên mệnh. Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi từ bỏ. Còn cố gắng là còn cơ hội.

Giới hạn đáng kể tiếp theo... là thời gian. Ở những lĩnh vực mình năng khiếu thì sẽ làm nhanh hơn, dễ giỏi hơn những thứ ta kém năng khiếu.

Người khôn ngoan nên chọn lựa những mục tiêu phù hợp để tránh mất thời gian. Nhưng người thành công thì không phải người quá khôn ngoan. Họ chỉ khôn ngoan vừa phải và kiên định với những gì đã chọn.

Người vĩ đại là người dám chọn những mục tiêu tốt đẹp mà họ biết rằng dù dành cả đời này để làm vẫn không thể làm xong. Nhưng họ vẫn chọn, vẫn làm tận tâm nhất.

Quay trở lại vấn đề của cháu. Ở đây có hai việc:

  • Làm sao để đánh bại một đối thủ mạnh hơn, năng khiếu hơn, tài năng hơn mình. Khái quát hơn là làm sao để đánh bại 1 đối thủ?
  • Cháu có nên lựa chọn tham gia cuộc chiến này, và có cần giành chiến thắng hay không?

Cả hai câu hỏi này đều là hai câu hỏi có tính triệt học, mở ra những nhân sinh quan. Đây là những câu hỏi mà bản thân chú đã trăn trở rất nhiều ngày còn trẻ.

Làm thế nào để đánh bại mọi đối thủ:

Với câu hỏi này, thông thường bạn sẽ nhận được những tư vấn ở các cấp độ như:

  • Cấp độ đơn giản: Hãy chiến đấu khôn ngoan hơn, hãy kiên trì hơn, hãy làm khác đi, làm ngược lại... Ở dạng tư vấn này thì việc kiên trì, kiên định nỗ lực hơn người là cách thức khả thi nhất. Bởi vì IQ, trí tuệ chỉ có thể hơn kém nhau 1 chút. Nhưng nỗ lực có thể khác nhau đến hàng ngàn lần.
  • Cấp độ chuyên nghiệp: Hãy nghiên cứu đối thủ, tìm điểm mạnh điểm yếu của họ. Hãy xác định điểm mạnh điểm yếu của bạn thân. Từ đó đề ra chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp.

Với mình, thì mình không dùng 2 cấp độ tiếp cận này. Với mình, để đánh bại một đối thủ, thì tìm cách đánh bại thầy, sư phụ, cấp độ cao hơn của nó. Ví dụ:

  • Khi dậy con mình làm bài, mình không dậy con mình cách giải bài tập. Mình dạy con mình học làm thầy giáo. Nếu con là thầy giáo, thì con sẽ ra những đề bài như thế nào? Tư duy như một người ra đề thì việc giải bài sẽ dễ hơn nhiều.
  • Ngày xưa mình đi thi cũng thường tư duy, nếu mình là người ra đề, thì mình sẽ lừa học sinh ở đâu. Thiết kế bộ đề thi như nào, câu nào là câu cho điểm, câu nào là câu thử thách?
  • Để đánh bại một doanh nghiệp, mình nghiên cứu những doanh nghiệp lớn hơn, những Tập đoàn đa quốc gia, những startup thành công nhất và nghĩ cách đánh bại chúng.
  • Để vượt qua một người, mình nghiên cứu về sếp của người đó, tìm cách đẩy cấp độ của bản thân lên cùng cấp độ của sếp người đó.

Cách tiếp cận của mình đó là: để chinh phục một mục tiêu, hãy theo đuổi một mục tiêu cao hơn, lớn hơn. Dù bạn có không thành công với mục tiêu cao hơn, lớn hơn kia, thì chắc chắn bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua được mục tiêu ban đầu.

Bạn có cần chiến thắng mọi game?

Mọi thành công đều phải trả giá. Mà cái giá lớn nhất là thời gian, tâm sức. Bạn càng chiến thắng những game nhỏ, game không quan trọng, bạn càng dễ thua những trận chiến lớn. Việc học giỏi là tốt, việc học giỏi nhất khiến bạn tốn nỗ lực vô cùng nhiều. Và vì thế, bạn sẽ thua ở game tiếp theo. Game đi làm. Game gia đình, game sự nghiệp..

Thường những người học giỏi sẽ kiếm được nhiều tiền. Nhưng những người học giỏi nhất thường là người đi làm thuê cho những bạn học giỏi vừa vừa.

Mình là dân chuyên, dân cày top, đã làm gì thì phải làm đỉnh cao. Và mình biết cái giá phải trả nó rất lớn. Mọi lựa chọn đua top đều cần phải rất cẩn trọng.

Quan trọng nhất của cuộc đời không phải là thắng một cuộc chiến. Thành công ở một giai đoạn ngắn. Cuộc đời thành công khi ta thắng những điều cần thắng, và có thể thua những thứ ít quan trọng hơn. Bạn không thể vừa học giỏi, vừa chơi game hay, vừa thể thao siêu hạng, vừa hát hay, vừa nhảy đẹp, vừa chăm sóc ngoại hình tốt, vừa có khiếu nghệ thuật, vừa hiểu biết kinh sử, vừa biết giúp đỡ bố mẹ, lại quan tâm bạn gái... Lựa chọn và từ bỏ, từ bỏ, từ bỏ, từ bỏ hết tất cả những thứ gì không lựa chọn.

Bạn phải biết cuộc đời là một infinited game, mà cách chơi infinited game không phải chơi để thắng, không cần cố đến chết. Mà là chơi để vui, chơi để liên tục phát triển, liên tục tiến bộ, liên tục thành công. Chơi là để đối thủ mình cùng phát triển.

Trong một trận đấu bóng, chúng ta hướng tới thắng thua, hướng tới việc đánh bại đối thủ. Trong một giải bóng đá, chúng ta hướng tới việc các đội bóng cùng phát triển, đến việc kéo khán giả tới, đến thành công chung của cả giải.

Đối thủ của mình có thể lại là đồng đội của mình trong một game khác. Hai cầu thủ bóng đá khi đá giải quốc nội mà triệt hạ nhau, sau này cùng lên đội tuyển đá giải quốc tế thì lại khó nhìn mặt nhau.

Vì thế vào các cuộc chiến, chiến đấu hết mình nhưng đừng quá căng thẳng. Bởi vì sẽ còn những game lớn hơn, quan trọng hơn ở phía sau.

Ngay cách bạn đặt câu hỏi cũng cho thấy bạn không thể thắng được người ta rồi. Đối mặt với đối thủ của mình, thay vì chăm chăm suy nghĩ "Ôi nó giỏi quá, mình mãi mãi chỉ là kẻ thua cuộc" thì bạn nên dành nhiều thời gian hơn để trau dồi vì chưa biết kết quả thi sẽ ra sao mà. 

Bạn đang có nền tảng và môi trường tốt hơn hẳn người ta, nhưng bạn lại tự hạ thấp điều đó và cho rằng nó chả là gì so với người không có cơ hội giống mình. Đúng, nếu bạn có thua là do bạn lười biếng và quá căm ghét đối thủ của mình đến nỗi không tập trung ôn mà chỉ chăm chăm soi mói họ. 

Ai đi thi chẳng mong có giải, bạn muốn có điều đó thì bạn cứ tiếp tục chinh phục nó chứ bạn không có quyền ngăn người ta học cùng, thi cùng mình đâu. Âu cái bạn muốn bây giờ chỉ là spotlight, ánh hào quang được thầy cô bạn bè chú ý thôi. 

Sự cạnh tranh là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, đấy là cũng động lực để mình nhìn vào phấn đấu và tiến bộ hơn nữa. Nhưng núi cao sẽ có núi cao hơn, rất khó để chúng ta trở nên ''best'' vậy nên trong nhiều trường hợp nên học cách chấp nhận rằng ''Họ giỏi hơn mình''. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào việc tìm mọi cách để chạy theo họ, đánh bại họ sẽ khiến bạn trở nên rất mệt mỏi và có thể sẽ đánh mất chính bản thân mình.

Vậy nên hãy coi đấy là động lực, coi họ như 1 tấm gương để mình phấn đấu, tránh so sánh mình với người khác mà nên tập trung việc hoàn thiện khả năng của mình. Trong cuộc thi này bạn hãy tập trung vào việc học tập và chuẩn bị cho kì thi một cách tốt nhất, đặt ra cho mình mục tiêu số điểm muốn đạt được và đặc biệt là trong khả năng của bản thân. Làm tốt nhất những gì mình có, dù kết quả ko được như mong đợi thì ko có điều gì phải hối tiếc cả. Khả năng mỗi người là khác nhau, nếu trong mọi trận đấu ai cũng là người thắng cuộc thì đấy ko phải là cuộc đời. Quan trọng là sau mỗi thất bạn bạn có thêm bài học, bạn có thêm nguồn năng lượng để tiếp tục phấn đấu. Người thua cuộc không phải người thất bại. 

Chúc bạn học tốt và thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

    Muốn có động lực thì dễ lắm con! 

    Động lực thay đổi bản thân của con người chia làm 2 dạng: 

    1. Động lực thay đổi bản thân vì nghĩ sẽ đạt được phần thưởng gì đó trong tương lai.
    2. Động lực thay đổi bản thân vì sợ mất mát điều gì đó trong tương lai.

    Điều 2 thì luôn có sự thôi thúc mạnh hơn điều 1. Vậy, để có động lực hơn, chú nghĩ con nên tạo động lực theo hướng 2. Ví dụ, con có thể cá cược với cậu ta bằng tin nhắn: Nếu mình thua điểm bạn, mình sẽ ăn chay 3 tuần không uống trà sữa, không shopping, nếu mình vi phạm giao kèo sẽ bị public tin nhắn cho toàn trường biết, chẳng hạn! Nên nhớ, tiêu chí đặt mục tiêu, giao kèo phải lành mạnh nha con! Con mà đem sổ đỏ nhà con ra đặt cược thì chú cũng lạy con luôn! Thêm nữa, cái ngưỡng mục tiêu mà con đặt ra không được khó quá khó, cũng không được dễ quá! Nó phải khó ở cái mức hợp lí(con nghĩ nó khó nhưng nếu con cố gắng thì sẽ làm được) thì mới hiệu quả!

    Chú chúc con thành công!

    Trước hết, cần phải xác định rõ người đó là ai và đối với bạn, anh ta có ý nghĩa gì. Nếu đó là một người trong cuộc sống hàng ngày của bạn, thì việc tìm cách giải quyết mối quan hệ và hợp tác sẽ là quan trọng hơn là cố gắng đánh bại anh ta. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn vượt qua một người mà bạn không thể đánh bại:

    1. Tập trung vào những mục tiêu của bạn: Đừng để người đó phân tâm bạn khỏi mục tiêu của mình. Hãy tập trung vào công việc của mình và không để ý đến những gì anh ta nói hoặc làm.

    2. Tìm hiểu về người đó: Hãy cố gắng hiểu rõ người đó để có thể tương tác và làm việc với anh ta một cách tốt nhất có thể. Nếu bạn hiểu được những gì anh ta muốn và những gì anh ta không muốn, bạn sẽ có thể tìm cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

    3. Học hỏi từ người đó: Bạn có thể học hỏi từ người đó bằng cách quan sát những kỹ năng hoặc cách thức anh ta làm việc. Hãy tận dụng những điều đó và áp dụng vào công việc của mình.

    4. Hãy giữ bình tĩnh: Nếu bạn không thể đánh bại người đó, đừng để bản thân trở nên tức giận hoặc căng thẳng. Hãy giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan hơn.

    5. Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, bạn bè hoặc cấp trên để giúp bạn vượt qua tình huống khó khăn này.

    6. Hãy tìm cách hợp tác: Thay vì cố gắng đánh bại người đó, hãy cố gắng tìm cách hợp tác với anh ta để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Có thể anh ta có thể trở thành đối tác quan trọng của bạn trong tương lai.

    Tóm lại, hãy tập trung vào mục tiêu của mình thay vì quan tâm tới việc đánh bại người khác.

    Theo Minh GPT

    Chào em, thắc mắc này có lẽ sẽ nhiều người gặp phải

    • Đội tuyển có mấy slots nhỉ, chị thấy em chỉ nhắc đến em và đối thủ, vậy có lẽ chỉ có 2 slots thôi sao?
    • Nếu thật sự bạn kia quá xuất sắc, và thời gian quá ngắn, em nên ôn tập vào lần tuyển chọn sau. Nếu thời gian còn dài, hãy thay đổi phương pháp học, chăm chỉ hơn và cố gắng học từ chính người bạn xuất sắc kia.
    • Không ai có thể chiến thắng mọi game và cậu bạn kia cũng thế, thật sự đam mê học hóa thì có rất nhiều cuộc thi khác, thi cái nào khẳng định được trình độ xuất sắc hơn thì rất khó trả lời. Nhưng trải nghiệm và cơ hội hoặc danh tiếng của mỗi cuộc thi là như nhau.
    • Đừng quá trong tình trạng đối kháng với người kia hay những người tương tự, không phải là tiêu diệt lẫn nhau thì đừng nghe lời mấy ông dạy online hay ai đó khuyên em nên đối đầu và cói nó "kẻ thù"cướp mất. Như em cũng thấy rằng "Không hiểu sao nó giỏi thế", em cũng không biết được bí mật thật sự, cũng không thể thắng tụi nó và bất mãn sẽ chỉ đẩy em đi sau và nhận về x 2 lần bực tức thôi. Đi cùng nó đi, vì những thứ tối ưu bây giờ của tụi nó (phương pháp, kiến thức, tư duy...) đều là kinh nghiệm rút ra mà chúng nó được hưởng từ người khác (bố mẹ, anh chị em,...). Hãy đi cùng và học tập những cái đó chúng.
    • Đi đường dài em cần thật sự vui vẻ để đi tiếp. Lớp 8 sẽ lên cấp 3 và còn nhiều cuộc thi, mỗi lần thi em đều nhận về cục tức và cảm giác thua cuộc thì liệu em có muốn đi thêm không. Kể cả em có đạt được vị trí số 1 thì cũng sẽ có 1 đứa khác nhăm nhe lật đổ em thôi.
    • Kệ mấy cô giáo đi, những thứ tự khoe khoang bao giờ cũng chứa 1 phần sự thổi phồng (buffet) để đánh bóng, em đừng để bị gaslight, thông minh là gen di truyền chứ học giỏi thì không em ạ.

    Muốn chiến thắng kẻ khác thì phải chiến thắng được bản thân. Chưa vào trận mà bản thân luôn có suy nghĩ thua người khác thì cầm chắc 80% thất bại rồi. 

    Một điều nữa, thua kém về trí thông mình thì không ai có thể trách được vì khi sinh ra mỗi người đã có phân hóa IQ khác nhau. Nhưng ý chí thì phải qua sự rèn luyện. Có thể mình thua người ta về IQ, nhưng đừng thua người ta về ý chí. Kể cả cháu không phải là người được chọn, nhưng những người thân bạn bè sẽ không coi cháu là người thua cuộc.