Làm thế nào để vượt qua những cú sốc tâm lý trong cuộc sống?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

  3. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

sốc tâm lý

,

sức khoẻ

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Chắc hẳn khi bạn đặt ra câu hỏi này nên cũng đã hiểu qua về sốc tâm lý là như thế nào rồi, nên mình sẽ nhắc lại khái niệm một chút để mọi người cùng hiểu nha.

Sốc tâm lý là khi bạn trải qua một biến cố trong cuộc sống liên quan đến tính mạng, gia đình, sức khỏe, bạn bè, công việc, vật chất,...hay những sự việc khi bạn không thể lường trước. Khi ta phải đối mặt với tác nhân gây căng thẳng dữ dội, trải qua cảm xúc dâng trào khi bạn chưa thực sự sẵn sàng hay phản ứng với nó như thế nào. Đây là phản ứng của não bộ khi đối đầu với các mối đe dọa liên quan đến sức khỏe tinh thần.

Có thể phải đến mất vài giờ thì bạn mới ổn định được cơ thể, tinh thần. Vì vậy chúng ta luôn cần có những biện pháp, giải pháp để giảm sự tiêu cực, tác hại của những cú sốc tâm lý. Khi kiểm soát được nó rồi sẽ cho phép bản thân đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và quản lý quản xúc một cách tốt hơn.

1. Trấn an cảm xúc

Điều này rất quan trọng, bạn cần phải giữ bình tĩnh trước mọi tình huống ngay cả khi nó có xấu tới cỡ nào đi nữa. Hít thở sâu, chậm rãi hãy để bản thân được nhìn nhận sự vật, sự việc một cách kĩ càng hơn, tránh để bản thân làm những việc trái ý muốn, hoang dại, đưa mọi việc đi quá xa. Bạn nên tìm kiếm 1 không gian riêng, vắng lặng để hít thở, tự trấn an cảm xúc cho mình, dành thời gian suy nghĩ và củng cố lại tinh thần.

2. Đối diện trực tiếp vấn đề

Bạn biết rằng dù có né tránh hay làm lơ nó thì vấn đề vẫn ở đó, tồn tại trong tâm trí bạn, khiến bạn dằn vặt bản thân hoặc suy nghĩ không nguôi về nó. Hãy xác định những gì mình đã mất, thứ gì đã trở thành quá khứ và không lấy lại được. Từ đó bạn cần tập trung cho việc giải quyết vấn đề, đưa ra phương hướng giải quyết và quyết tâm thực hiện nó. Bản lĩnh hay không chính là nằm ở đây!

3. Giữ tinh thần tích cực, ý chí lạc quan

Điều đơn giản bạn cũng có thể hiểu rằng, việc suy nghĩ bi quan sẽ không đưa bạn tới quyết định sáng suốt nhất. Vì vậy sau những biến cố, trải nghiệm mà bạn đã vượt qua, những bài học mà bạn đã rút kinh nghiệm sao mà không nên vui vẻ, tích cực nhỉ? Bạn đã vượt qua bằng chính bạn mà. Giữ vững tinh thần và luyện cho mình ý chí kiên cường cho những sóng gió đang rình rập sắp tới!

4. Chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè

Bản thân mình không mấy khi thực hiện cách này, bởi từ trước đến giờ mình là người khá chắc chắn về quan điểm, chính kiến cá nhân, nên khi mình ngã mình có thể tự đứng dậy được. Nhưng việc giữ cho một mình những áp lực này không phải là điều tốt, nên mình vẫn khuyên bạn nên chia sẻ, trò chuyện cùng những người thân cận xung quanh bạn, người mà bạn tin tưởng để có thể giải tỏa, chút bỏ những căng thẳng của bản thân ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, nỗi buồn sẽ được nguôi ngoai, tâm lý sẽ dần ổn định trở lại, bạn cũng có thêm những lời khuyên hoặc sự trợ giúp của họ.

5. Chăm sóc bản thân

Sau khi những rạn nứt trong bản thân, đó cũng là lúc bạn tự phải chăm sóc vết thương cho mình. Tập tành cho mình những bài học thể dục, thể thao mới, duy trì thói quen ăn uống lành mành và dinh dưỡng.

Học cách kiểm soát sự lo lắng, cảm giác buồn đau tốt hơn. Tìm ra những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống từ những việc làm đơn giản nhất.

=> Bất kỳ ai cũng có thể gặp những cú sốc tâm lý. Mỗi người sẽ có những cách phản ứng trước cú sốc tâm lý khác nhau tùy theo từng trường hợp. Có người sẽ cảm thấy hoàn toàn tê liệt, hoặc hoảng sợ, tức giận, rã rời cơ thể hoặc cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, thắt cổ họng… Điều quan trọng sau đó là bạn cần tập trung vào các hoạt động đem lại cho bạn sự thoải mái và cảm giác an toàn để khôi phục lại trạng thái cân bằng cảm xúc.

Trả lời

Chắc hẳn khi bạn đặt ra câu hỏi này nên cũng đã hiểu qua về sốc tâm lý là như thế nào rồi, nên mình sẽ nhắc lại khái niệm một chút để mọi người cùng hiểu nha.

Sốc tâm lý là khi bạn trải qua một biến cố trong cuộc sống liên quan đến tính mạng, gia đình, sức khỏe, bạn bè, công việc, vật chất,...hay những sự việc khi bạn không thể lường trước. Khi ta phải đối mặt với tác nhân gây căng thẳng dữ dội, trải qua cảm xúc dâng trào khi bạn chưa thực sự sẵn sàng hay phản ứng với nó như thế nào. Đây là phản ứng của não bộ khi đối đầu với các mối đe dọa liên quan đến sức khỏe tinh thần.

Có thể phải đến mất vài giờ thì bạn mới ổn định được cơ thể, tinh thần. Vì vậy chúng ta luôn cần có những biện pháp, giải pháp để giảm sự tiêu cực, tác hại của những cú sốc tâm lý. Khi kiểm soát được nó rồi sẽ cho phép bản thân đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và quản lý quản xúc một cách tốt hơn.

1. Trấn an cảm xúc

Điều này rất quan trọng, bạn cần phải giữ bình tĩnh trước mọi tình huống ngay cả khi nó có xấu tới cỡ nào đi nữa. Hít thở sâu, chậm rãi hãy để bản thân được nhìn nhận sự vật, sự việc một cách kĩ càng hơn, tránh để bản thân làm những việc trái ý muốn, hoang dại, đưa mọi việc đi quá xa. Bạn nên tìm kiếm 1 không gian riêng, vắng lặng để hít thở, tự trấn an cảm xúc cho mình, dành thời gian suy nghĩ và củng cố lại tinh thần.

2. Đối diện trực tiếp vấn đề

Bạn biết rằng dù có né tránh hay làm lơ nó thì vấn đề vẫn ở đó, tồn tại trong tâm trí bạn, khiến bạn dằn vặt bản thân hoặc suy nghĩ không nguôi về nó. Hãy xác định những gì mình đã mất, thứ gì đã trở thành quá khứ và không lấy lại được. Từ đó bạn cần tập trung cho việc giải quyết vấn đề, đưa ra phương hướng giải quyết và quyết tâm thực hiện nó. Bản lĩnh hay không chính là nằm ở đây!

3. Giữ tinh thần tích cực, ý chí lạc quan

Điều đơn giản bạn cũng có thể hiểu rằng, việc suy nghĩ bi quan sẽ không đưa bạn tới quyết định sáng suốt nhất. Vì vậy sau những biến cố, trải nghiệm mà bạn đã vượt qua, những bài học mà bạn đã rút kinh nghiệm sao mà không nên vui vẻ, tích cực nhỉ? Bạn đã vượt qua bằng chính bạn mà. Giữ vững tinh thần và luyện cho mình ý chí kiên cường cho những sóng gió đang rình rập sắp tới!

4. Chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè

Bản thân mình không mấy khi thực hiện cách này, bởi từ trước đến giờ mình là người khá chắc chắn về quan điểm, chính kiến cá nhân, nên khi mình ngã mình có thể tự đứng dậy được. Nhưng việc giữ cho một mình những áp lực này không phải là điều tốt, nên mình vẫn khuyên bạn nên chia sẻ, trò chuyện cùng những người thân cận xung quanh bạn, người mà bạn tin tưởng để có thể giải tỏa, chút bỏ những căng thẳng của bản thân ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, nỗi buồn sẽ được nguôi ngoai, tâm lý sẽ dần ổn định trở lại, bạn cũng có thêm những lời khuyên hoặc sự trợ giúp của họ.

5. Chăm sóc bản thân

Sau khi những rạn nứt trong bản thân, đó cũng là lúc bạn tự phải chăm sóc vết thương cho mình. Tập tành cho mình những bài học thể dục, thể thao mới, duy trì thói quen ăn uống lành mành và dinh dưỡng.

Học cách kiểm soát sự lo lắng, cảm giác buồn đau tốt hơn. Tìm ra những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống từ những việc làm đơn giản nhất.

=> Bất kỳ ai cũng có thể gặp những cú sốc tâm lý. Mỗi người sẽ có những cách phản ứng trước cú sốc tâm lý khác nhau tùy theo từng trường hợp. Có người sẽ cảm thấy hoàn toàn tê liệt, hoặc hoảng sợ, tức giận, rã rời cơ thể hoặc cảm thấy tim đập nhanh, khó thở, thắt cổ họng… Điều quan trọng sau đó là bạn cần tập trung vào các hoạt động đem lại cho bạn sự thoải mái và cảm giác an toàn để khôi phục lại trạng thái cân bằng cảm xúc.

Chờ 
Cần thời gian để chấp nhận. Sau đó dùng những thứ còn sót lại (bạn bè, gia đình, các mối quan hệ, khả năng vật chất - tinh thần, các thú vui...) để giúp mình vượt qua.

Khi gặp những ảnh hưởng khách quan tác động vào thì khó mà né tránh được, nên bạn cứ đâm thẳng xuyên thủng vào nó, buồn, đau cũng ráng chịu, xả hết cảm xúc ra ngoài một cách văn minh, nếu quá uất ức thì tìm chỗ rồi xả một mình. Sau đó thì bình tĩnh, lấy hơi, bắt tay vào vấn đề giải quyết từng thứ từng thứ một.

Mỗi lần như thế là mỗi lần bạn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và bản thân lại bước sang một trang mới. Đau khổ chỉ là nhất thời, hãy nhớ những gì bạn đã có được (kinh nghiệm, lối sống,...).