Liệu có những biện pháp tự nhiên nào giúp chữa rối loạn lo âu ở vị trẻ thành niên hay không?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm sự cuộc sống

Hiện tại, mình đang có con ở độ tuổi vị thành niên. Cuộc sống của cháu rất khép kín và ít chia sẻ với ba mẹ, mình cũng lo vì khi để ý con có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu, mình đang muốn chia sẻ cùng con và đang tìm kiếm các biện pháp tự nhiên để có thể áp dụng. Các bạn cho mình xin ý kiến về vấn đề này với.

Từ khóa: 

biện pháp

,

rối loạn lo âu

,

vị thành niên

,

sức khoẻ

,

tâm sự cuộc sống

Chào chị, qua câu hỏi có thể đoán qua chị là một người mẹ quan tâm tận tâm đến con cái, em rất vui khi trả lời câu hỏi của chị trên cương vị là một thực tập sinh ngành Sức khỏe tâm lí của trường đại học X ( em xin phép giấu tên).

Rối loạn lo âu này quả là một vấn đề đáng quan tâm bởi việc này ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và ứng xử của trẻ. Cái tuổi vị thành niên này cũng không còn bé bỏng gì nữa rồi, và đang trong quá trình "Chuẩn bị làm người lớn" nên các em đang có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý cũng như nhiều vấn đề tâm lý thời bấy giờ làm các em bị căng thẳng dẫn đến tình trạng quá tải và có những biểu hiện tâm lý bất ổn. Những phương pháp tự nhiên dưới đây sẽ phần nào giúp chị cải thiện chứng rối loạn lo âu cho con, cũng như thúc đẩy cơ thể của trẻ cơ chế tự chữa lành tự nhiên.

1. Xem lại chế độ dinh dưỡng

Chứng rối loạn lo âu sẽ trở nên phức tập và khó điều trị hơn nếu cơ thể của trẻ không được chăm sóc đúng đắn. Nên chị cũng cần đảm bảo cho trẻ đầy đủ 3 chất đường-đạm-chất béo trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó bổ sung thêm lysine ( 1 trong 12 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được) bởi nó có khả năng ức chế các thụ thể đáp ứng với stress và điều hòa nồng độ hormone cortisol, thông qua các thực phẩm như thịt bò, gà, các loại hải sản có vỏ hoặc các loại đậu lăng, đậu Hà Lan,...

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng là tốt nhưng cũng cần tránh cho trẻ tiêu thụ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, các đồ uống có cồn,... bởi điều này chỉ mang lại cách giải stress tinh thần nhất thời nhưng để lại các tác động tiêu cực tới tinh thần và thể chất cũng như cản trở giấc ngủ của trẻ.

2. Vận động

Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thể chất và cảm xúc. Thể dục thường xuyên có tác dụng như dùng thuốc để giảm bớt lo lắng căng thẳng. Đặc biệt là tập yoga- bộ môn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thể chất và tinh thần. Yoga giúp giải tỏa cảm giác lo âu, bồn chồn, hình thức tập luyện này còn giúp trẻ xua tan mọi căng thẳng và mệt mỏi kéo dài nhờ tác động làm giảm bài tiết hormone cortisol (nguyên nhân khiến não bộ làm việc quá sức).

3. Tập hít thở sâu

Tim thường sẽ đập nhanh hơn khi bạn gặp một tình huống lo lắng. Đó là cách cơ thể của chúng ta đáp ứng tự nhiên với căng thẳng. Thở nông, thở nhanh thường phổ biến với lo lắng. Nó có thể dẫn đến nhịp tim nhanh, chóng mặt hoặc thậm chí là một cơn hoảng loạn. Vì vậy các bài tập hít thở sẽ giúp con lấy lại bình tĩnh và giảm lo lắng hơn rất nhiều. Hãy thử hít ra 4 lần thở vào 4 lần trong vòng 5 phút hoặc

kỹ thuật hít thở 4-7-8
cũng được biết là giảm bớt lo lắng.

4. Ngủ đủ giấc

Đây có thể nói phương thuốc đơn giản nhất cho việc chữa chứng rối loạn lo âu. Ngược lại, khi thiếu ngủ thì nó cũng là gốc rễ của của chứng này. Vì vậy hãy ưu tiên cho giấc ngủ của trẻ bằng cách:

  • Giữ căn phòng của trẻ luôn thoáng mát, mát mẻ.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào tối muộn
  • Tránh các bữa ăn lớn, khó tiêu vào buổi tối
  • Duy trì cho con giờ đi ngủ vào mỗi đêm

5. Sử dụng cái loại tinh dầu

Việc sử dụng các loại tinh dầu lành mạnh, có chiết xuất, nguồn gốc rõ ràng luôn được ưu tiên để áp dụng cho việc chữa rối loạn lo âu, cải thiện giấc ngủ, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, trấn an tinh thần. Các loại tinh dầu thường được sử dụng như:

  • Tinh dầu chanh sả: Dùng để cải thiện chứng co thắt, mang lại sự thư giãn cho cơ bắp. Chị có thể pha loãng tinh dầu với nước, sau đó cho vào bình xịt lên trên vỏ gối, drap giường ngủ của con. Cách này cũng có thể xua đuổi côn trùng.
  • Tinh dầu oải hương: Giúp giảm căng thẳng và điều hòa nhịp tim đáng kể. Chị hãy pha một ít dầu hoa oải hương vào nước ấm để tắm. Cách đơn giản hơn nữa là thoa một ít tinh dầu phía sau tai hoặc dùng để massage da nếu muốn cải thiện tâm trạng cho trẻ.
  • Tinh dầu hoa cúc: Để giúp con ngon giấc về đêm, mẹ có thể nhỏ từ 3–4 giọt dầu vào lòng bàn tay, sau đó nhẹ nhàng massage vùng vai gáy cho trẻ để cảm nhận hiệu quả bất ngờ. Lý do vì các thành phần có lợi trong dầu hoa cúc sẽ xoa dịu các giác quan, cũng như kích thích bài tiết melatonin đưa trẻ chìm sâu vào giấc ngủ.

Mong rằng những chia sẻ trên của em phần nào giúp chị có thể khắc phục tình trạng này giúp trẻ. Ngoài ra, nếu phát hiện nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn lo âu nặng thì cần phải đưa đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lí để đưa ra các phác đồ hợp lí nhất chị nhé!

Trả lời

Chào chị, qua câu hỏi có thể đoán qua chị là một người mẹ quan tâm tận tâm đến con cái, em rất vui khi trả lời câu hỏi của chị trên cương vị là một thực tập sinh ngành Sức khỏe tâm lí của trường đại học X ( em xin phép giấu tên).

Rối loạn lo âu này quả là một vấn đề đáng quan tâm bởi việc này ảnh hưởng tới cách suy nghĩ và ứng xử của trẻ. Cái tuổi vị thành niên này cũng không còn bé bỏng gì nữa rồi, và đang trong quá trình "Chuẩn bị làm người lớn" nên các em đang có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý cũng như nhiều vấn đề tâm lý thời bấy giờ làm các em bị căng thẳng dẫn đến tình trạng quá tải và có những biểu hiện tâm lý bất ổn. Những phương pháp tự nhiên dưới đây sẽ phần nào giúp chị cải thiện chứng rối loạn lo âu cho con, cũng như thúc đẩy cơ thể của trẻ cơ chế tự chữa lành tự nhiên.

1. Xem lại chế độ dinh dưỡng

Chứng rối loạn lo âu sẽ trở nên phức tập và khó điều trị hơn nếu cơ thể của trẻ không được chăm sóc đúng đắn. Nên chị cũng cần đảm bảo cho trẻ đầy đủ 3 chất đường-đạm-chất béo trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó bổ sung thêm lysine ( 1 trong 12 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được) bởi nó có khả năng ức chế các thụ thể đáp ứng với stress và điều hòa nồng độ hormone cortisol, thông qua các thực phẩm như thịt bò, gà, các loại hải sản có vỏ hoặc các loại đậu lăng, đậu Hà Lan,...

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng là tốt nhưng cũng cần tránh cho trẻ tiêu thụ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, các đồ uống có cồn,... bởi điều này chỉ mang lại cách giải stress tinh thần nhất thời nhưng để lại các tác động tiêu cực tới tinh thần và thể chất cũng như cản trở giấc ngủ của trẻ.

2. Vận động

Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thể chất và cảm xúc. Thể dục thường xuyên có tác dụng như dùng thuốc để giảm bớt lo lắng căng thẳng. Đặc biệt là tập yoga- bộ môn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thể chất và tinh thần. Yoga giúp giải tỏa cảm giác lo âu, bồn chồn, hình thức tập luyện này còn giúp trẻ xua tan mọi căng thẳng và mệt mỏi kéo dài nhờ tác động làm giảm bài tiết hormone cortisol (nguyên nhân khiến não bộ làm việc quá sức).

3. Tập hít thở sâu

Tim thường sẽ đập nhanh hơn khi bạn gặp một tình huống lo lắng. Đó là cách cơ thể của chúng ta đáp ứng tự nhiên với căng thẳng. Thở nông, thở nhanh thường phổ biến với lo lắng. Nó có thể dẫn đến nhịp tim nhanh, chóng mặt hoặc thậm chí là một cơn hoảng loạn. Vì vậy các bài tập hít thở sẽ giúp con lấy lại bình tĩnh và giảm lo lắng hơn rất nhiều. Hãy thử hít ra 4 lần thở vào 4 lần trong vòng 5 phút hoặc

kỹ thuật hít thở 4-7-8
cũng được biết là giảm bớt lo lắng.

4. Ngủ đủ giấc

Đây có thể nói phương thuốc đơn giản nhất cho việc chữa chứng rối loạn lo âu. Ngược lại, khi thiếu ngủ thì nó cũng là gốc rễ của của chứng này. Vì vậy hãy ưu tiên cho giấc ngủ của trẻ bằng cách:

  • Giữ căn phòng của trẻ luôn thoáng mát, mát mẻ.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào tối muộn
  • Tránh các bữa ăn lớn, khó tiêu vào buổi tối
  • Duy trì cho con giờ đi ngủ vào mỗi đêm

5. Sử dụng cái loại tinh dầu

Việc sử dụng các loại tinh dầu lành mạnh, có chiết xuất, nguồn gốc rõ ràng luôn được ưu tiên để áp dụng cho việc chữa rối loạn lo âu, cải thiện giấc ngủ, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, trấn an tinh thần. Các loại tinh dầu thường được sử dụng như:

  • Tinh dầu chanh sả: Dùng để cải thiện chứng co thắt, mang lại sự thư giãn cho cơ bắp. Chị có thể pha loãng tinh dầu với nước, sau đó cho vào bình xịt lên trên vỏ gối, drap giường ngủ của con. Cách này cũng có thể xua đuổi côn trùng.
  • Tinh dầu oải hương: Giúp giảm căng thẳng và điều hòa nhịp tim đáng kể. Chị hãy pha một ít dầu hoa oải hương vào nước ấm để tắm. Cách đơn giản hơn nữa là thoa một ít tinh dầu phía sau tai hoặc dùng để massage da nếu muốn cải thiện tâm trạng cho trẻ.
  • Tinh dầu hoa cúc: Để giúp con ngon giấc về đêm, mẹ có thể nhỏ từ 3–4 giọt dầu vào lòng bàn tay, sau đó nhẹ nhàng massage vùng vai gáy cho trẻ để cảm nhận hiệu quả bất ngờ. Lý do vì các thành phần có lợi trong dầu hoa cúc sẽ xoa dịu các giác quan, cũng như kích thích bài tiết melatonin đưa trẻ chìm sâu vào giấc ngủ.

Mong rằng những chia sẻ trên của em phần nào giúp chị có thể khắc phục tình trạng này giúp trẻ. Ngoài ra, nếu phát hiện nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn lo âu nặng thì cần phải đưa đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lí để đưa ra các phác đồ hợp lí nhất chị nhé!

Phương pháp sử dụng cây thảo dược như cây ban Âu hay cỏ thánh John cũng nổi tiếng, và hiệu quả đó ạ. Bởi thành phần trong cây ban Âu bao gồm một số hợp chất có hoạt tính như hypericin, hyperforin và các flavonoid đóng vai trò tác động trên nhiều thụ thể thần kinh. Nhờ đó mà có thể khắc phục các triệu chứng thường thấy của rối loạn lo âu ở trẻ.

Chị có thể tìm mua chiết xuất của St. John’ Wort ở dạng viên nén, bột, dịch lỏng hoặc mua thảo dược khô để pha trà.