Loạt bài về Kỹ Nữ Việt Nam ngày xưa (loạt bài nhiều phần từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê cho đến Nguyễn Sơ 1858) tiếp theo

  1. Lịch sử

(tiếp Phần I)

PHẦN 1: KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI KỸ NỮ (tiếp)

II. Phân loại và nguồn gốc Kỹ Nữ

1.Sự phát triển của khái niệm Kỹ Nữ

Như đã nói với các bạn ở phần trước thì theo sự phát triển của thời gian thì khái niệm “Kỹ Nữ” cũng đã thay đổi theo thời gian. Khái niệm “Kỹ Nữ” ngày nay chúng ta hiểu đã không còn nguyên ven như lúc ban đầu. Các từ điển tiếng Việt ngày nay giải thích khái niệm “Kỹ Nữ” và những từ liên quan thường gắn liền với nghĩa “gái bán dâm”:

Kỹ Nữ: người con gái đẹp, làm đào hát, làm gái bán dâm

Kỹ Nữ: người con gái làm nghề ca hát và mại dâm trong xã hội cũ

Kỹ Nữ: người con gái hành nghề tại các thanh lâu, kỹ viện

Kỹ Nữ: người con gái làm nghề mại dâm

Ca Kỹ: người phụ nữ làm nghề ca hát(*)

Nhạc Kỹ: người con gái biểu diễn âm nhạc

Ca Kỹ: người con gái làm nghề ca hát và có khi cả nghề mại dâm trong xã hội cũ

Ca Kỹ: người phụ nữ sống nghề ca hát và mại dâm trong xã hội cũ

Ca Nhi: người phụ nữ trẻ làm nghề ca hát thời phong kiến

2.Phân loại Kỹ Nữ

Sự phát triển của nghề làm “Kỹ Nữ” phụ thuộc rất lớn vào điều kiện phát triển kinh tế của nơi đó và đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hệ thống thành thị. Có thể nói thành thị xưa chính là nơi sinh ra “Kỹ Nữ” và cũng chính là nơi nuôi sống “Kỹ Nữ”. Hệ thống thành thị phong kiến của Việt Nam hình thành muộn hơn và cũng không quy mô như của Trung Quốc. Chính điều này dẫn đến việc nghề “Kỹ Nữ” ở Việt Nam không có lịch sử lâu đời và cũng không có hệ thống, tổ chức phức tạp như bên Trung Quốc. Dựa theo sự hiểu biết và các tài liệu mình tìm hiểu được, mình xin phân chia “Kỹ Nữ” theo các tiêu chí như sau:

-        Theo tiêu chí làm việc:

+  Ca Kỹ(*), Nhạc Kỹ,Ca Nhi: Đây là những người được xem là có phẩm hạnh cao nhất trong Kỹ Nữ. Họ dùng tài nghệ của mình để kiếm sống như đàn, hát, múa, vvv . Những tên gọi phổ biến ở Việt Nam của những Kỹ Nữ này được biết đến như là: ca nương, ả đào, cô đầu, đào nương, con hát vvv

+  Dục Kỹ: Tức là những Kỹ Nữ bán dâm, họ kiếm tiền trên thân xác của mình. Đây là tầng lớp dưới đáy của xã hội, được xem là có phẩm hạnh thấp kém nhất trong các Kỹ Nữ. Những tên gọi như: đĩ, điếm... thường gắn liền với họ

+  Vừa là Ca kỹ(*) vừa là Dục Kỹ: Đây là những Kỹ Nữ vừa bán nghề vừa bán dâm. Những Kỹ Nữ này thường ngày có thể ca, múa, đàn, hát... nhưng nếu có khách trả giá hợp lý thì họ cũng có thể bán dâm. Những Kỹ Nữ nổi tiếng thuộc loại này thường là những người vừa có tài năng ca múa vừa có dung mạo xinh đẹp và chiều khách. Xét về phẩm giá trong giới Kỹ Nữ thì họ đứng dưới Ca Kỹ(*), Ca Nhi và trước Dục Kỹ. Nhưng đồng thời họ cũng thường là những Kỹ Nữ hút các khách hàng là giới công tử thượng lưu nhất.

-        Theo đặc thù công việc(nghề nghiệp):

    +  Cung Kỹ: chỉ những cung nữ, nữ nghệ nhân được nuôi trong cung chuyên việc đàn hát, ca múa. Nhiệm vụ của họ về cơ bản là biểu diễn các tiết mục nghệ thuật, có thể hầu rót rượu theo lệnh của hoàng đế hay khi triều đình có sự kiện gì đó(tất nhiên là không có chuyện hầu chăn gối)

   +   Quan Kỹ: chỉ những Kỹ Nữ thuộc quan lại địa phương . Nhiệm vụ của họ cũng gần như Cung Kỹ chỉ khác là họ thuộc quản lý của quan lại địa phương(về nguyên tắc cũng không hầu chăn gối)

   +   Gia Kỹ: là những Kỹ Nữ được các tầng lớp quan lại, quý tộc nuôi trong nhà(đây là tư hữu, khác với Cung Kỹ và Quan Kỹ thuộc dạng công hữu). Gia Kỹ thường là những cô gái xinh đẹp giỏi ca múa, đàn hát

   +   Thị Kỹ: là những Kỹ Nữ ở đô thị họ công khai hoạt động. Họ có thể phục phụ khách về nghệ thuật hoặc tình dục hoặc là cả hai để lấy thù lao bằng vật chất

   +   Doanh Kỹ: Kỹ Nữ được nuôi trong doanh trại quân đội. Kỹ Nữ trong quân đội này cũng thường được chia làm hai loại. Loại một chỉ là phục vụ giải trí về nghệ thuật cho các tướng sĩ, loại hai(không chính thức) là chỉ những Kỹ Nữ phục vụ cả nhu cầu tình dục cho tướng sĩ. Ở Việt Nam không thấy ghi chép rõ về loại này, nhưng theo mình nghĩ thì những Kỹ Nữ phục vụ nhu cầu nghệ thuật cho quân đội có lẽ là vẫn có.

-        Theo tiêu chí “địa phương”:

Cái này thì thời hiện đại vẫn có phân chia như “gái” vùng này vùng kia, nhưng không rõ là ngày xưa các cụ có phân chia như con cháu ngày nay không

-         Theo tiêu chí tổ chức:

+   Kỹ Nữ bán đứt(đoạn trướng Kỹ Nữ): là những cô gái con nhà nghèo bị cha mẹ, anh chị em hoặc bọn buôn người bán đứt làm kỹ nữ cho kỹ viện hoặc quý tộc nào đó. Số phận của họ thường hẩm hiu, phó mặc cho người khác toàn quyền vì các giấy tờ bán mình nằm trong tay người chủ. Nếu họ muốn thoát khỏi cảnh đó thì chỉ có cách chuộc thân

+  Kỹ Nữ gán nợ(áp trướng Kỹ Nữ): là những Kỹ Nữ được bán có thời hạn. Hai bên sẽ đưa ra giao kèo về số tiền được gán, thời gian gán nợ vvv. Trong thời gian gán nợ đó thì người Kỹ Nữ gán nợ cũng phải giống như Kỹ Nữ bán đứt đều phải tuân theo sự chỉ đạo sắp xếp của người chủ. Khi hết thời hạn gán nợ thì người Kỹ Nữ có thể rời khỏi người chủ, nếu như chưa hết thời hạn mà muốn rời khỏi thì phải có tiền chuộc thân. Ngoài ra còn có Kỹ Nữ trừ nợ cũng là một hình thức tương tự như gán nợ, ở đây họ sẽ làm Kỹ Nữ để trừ khoản nợ của mình hoặc gia đình với người chủ.

+ Kỹ Nữ tự do(tự gia Kỹ Nữ): là những Kỹ Nữ không bị ràng buộc như những Kỹ Nữ trên, họ có thể tiếp tục làm Kỹ Nữ hoặc “hoàn lương” lấy chồng hoặc làm nghề khác. Lợi nhuận từ việc họ làm Kỹ Nữ sẽ chia chác theo thỏa thuận với đối tác của mình (ví dụ như chủ chứa Kỹ Viện chẳng hạn)

-        Theo tiêu chuẩn chính trị:

+ Công Kỹ: là Kỹ Nữ thuộc quản lý của chính quyền như: Cung Kỹ, Quan Kỹ và Doanh Kỹ

+ Tư Kỹ: là Kỹ Nữ thuộc quản lý của tư nhân như: Gia Kỹ

1.    Nguồn gốc Kỹ Nữ

Dù cho là ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên hay bất kể nơi nào trên thế giới thì nguồn gốc Kỹ Nữ cũng không khác nhau nhiều. Kỹ Nữ thường có nguồn gốc từ:

-   Nô lệ, tù nhân: Những người bị bắt trong các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia hoặc là bị quan phủ bắt vì phạm tội

-        Con gái nhà nghèo bị gia đình, người thân hay bọn buôn người bán làm Kỹ Nữ

-        Vì lý do khó khăn nào đó của bản thân mà phải tự nguyện bán mình làm Kỹ Nữ

Đối với Kỹ Nữ là những Ca Kỹ(*), Ca Nhi chỉ hoạt động nghệ thuật như: Cô đẩu, ả đào vvv thì không hẳn có là có số phận bi đát như trên mà có thể là một nghề gia truyền.

Link bài trước:


1a046bf159ae333c976e1e2c3bb9b6d5


Từ khóa: 

kỹ nữ

,

lịch sử

Bác nên đính kèm link phần 1 trên đầu bài viết để các bạn chưa đọc phần 1 dễ theo dõi hơn.
Trả lời
Bác nên đính kèm link phần 1 trên đầu bài viết để các bạn chưa đọc phần 1 dễ theo dõi hơn.