Lời Chúa dạy “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” có phải ích kỷ ko?

  1. Tôn giáo

Từ khóa: 

tôn giáo

Lời Chúa dạy mình làm sao dám nhận xét hả bạn @@, chỉ là theo mình hiểu, lời dạy này không ích kỷ, mà có ý muốn nói bạn muốn được đối xử như thế nào thì hãy đối xử với người khác như thế. Bạn muốn được tôn trọng thì hãy tôn trọng người khác, bạn muốn nhận lại thì hãy cho đi ....
Trả lời
Lời Chúa dạy mình làm sao dám nhận xét hả bạn @@, chỉ là theo mình hiểu, lời dạy này không ích kỷ, mà có ý muốn nói bạn muốn được đối xử như thế nào thì hãy đối xử với người khác như thế. Bạn muốn được tôn trọng thì hãy tôn trọng người khác, bạn muốn nhận lại thì hãy cho đi ....

Theo tôi lời dạy này Không hề ích kỷ như bạn nghĩ.

1. Trước hết, lời dạy của Chúa Giê-su cho thấy khía cạnh tích cực của lối sống. Sách Tôbia của Cựu ước viết: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả.” Còn Chúa Giê-su đổi lại: “hãy làm” – hãy đi bước trước. 
Bởi vì tôi muốn được yêu thương, nên tôi biết người khác cũng muốn được như thế. Tôi chủ động làm những việc tốt đẹp, tôi đi bước trước vì tôi hiểu nhu cầu của mọi người, chứ không phải tôi làm là để chờ được nhận lại y đúc những gì tôi bỏ ra. Có người nói lời dạy này là một ví dụ của cái gọi là gen ích kỷ. Vì chúng ta muốn nhận được cái tốt nên ta mới làm tốt cho người khác. Nếu thực sự tôi chỉ mong như thế thì tôi sẽ đi làm từ thiện cho người giàu, để họ đền ơn, chứ cho người nghèo thì đến bao giờ mới có của đáp lễ. 
Hơn nữa, cuộc sống có đủ mọi loại bất trắc. Không phải cứ làm cho người khác cái gì, thì đương nhiên chúng ta sẽ gặp lại đúng chính xác điều ấy. Không thiếu cảnh “làm ơn mắc oán”. Nếu ích kỷ như vậy, thì làm gì có những người đang ngày đêm làm việc thiện, để nuôi sống biết bao nhiều người đói ăn ở những hang cùng ngõ hẻm của thành phố trong suốt hai tháng dịch bệnh vừa qua; làm gì có đến tận 299 tu sĩ của các tôn giáo đi phục vụ tại các bệnh viện. 
Người phê phán lời dạy của Đức Giê-su thật là ngây ngô đến mức ngờ nghệch. Chắc họ đã quên hết, hoặc chưa bao giờ được tận hưởng những sự tốt đẹp trên thế gian này rồi. 
2. Nhưng điểm làm cho lời nói này có thế giá nằm ở phía người nói: Chúa Giê-su dạy chúng ta như thế. Mà Chúa Giê-su chính là lời của Thiên Chúa. Vậy thì chúng ta giữ lệnh truyền này không phải vì “bộ não siêu việt”, hay bởi vì từ trong gen của chúng ta tự ý suy ra được, mà vì Chúa dạy chúng ta sống như thế. Chúa thì ngàn lần khôn ngoan hơn chúng ta nghĩ.
Nếu quy hướng lời nói của Đức Giê-su vào Thiên Chúa, thì ta sẽ dễ dàng vượt qua những lý luận ác độc của người có thành kiến. Bởi lẽ, Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự kín đáo, sẽ trả lại cho chúng ta những gì chúng ta mong chờ, thậm chí còn hơn cả mong chờ (Mt 6,18)
3. Vậy câu nói này không những không thực dụng, mà đúng hơn, nó còn là giải pháp cho những người sống thực dụng. Kể cả người ta có ích kỷ chỉ muốn lo cho thân mình đi nữa, thì nếu tin rằng Thiên Chúa sẽ bù đắp cho mình, người ta sẽ có nhiều động lực hơn để sống cho đi. Bởi lẽ, dù chỉ cho đi có một ly nước lã, thì cũng không mất phần thưởng trên trời.
4. Và cuối cùng, chúng ta được mời gọi làm những điều tốt đẹp một cách chủ động là bởi chính mỗi người đã được Thiên Chúa yêu thương một cách chủ động. Chúa không yêu để chờ được con người yêu lại (vì chờ như thế thì không biết phải chờ đến bao giờ). Nhưng chỉ để con người được hạnh phúc thôi. 
Kết luận: vậy lời dạy của Đức Giê-su không những không ích kỷ, mà còn là “khuôn vàng thước ngọc”, là bước đầu tiên để thực thi và phát triển lòng bác ái của mỗi người. 
https://cdn.noron.vn/2022/11/18/thanhtam-1668761293.jpg

Nhật Hà thân mến! Những đứa trẻ thường cho rằng bố mẹ mình hà khắc. Xong chúng không biết rằng nếu không có bố mẹ chúng sẽ thành người thế nào? Vậy thì loài người là gì? Chúa muốn dạy cho bạn điều gì? Nếu không hiểu thì dù 100 tuổi thì vẫn chỉ như đứa trẻ nghĩ về bố mẹ chúng thôi.