Luật sư có thuê luật sư khác nếu họ phải ra hầu toà không?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Tự dưng nghĩ ko biết mấy luật sư mà lỡ gặp chuyện gì phải ra hầu toà thì họ có thuê 1 luật sư khác để đại diện hay họ tự đại diện cho chính mình luôn? :v

Từ khóa: 

hỏi xoáy đáp hay

Mình thấy luật sư sẽ xét nhiều khía cạch để quyết định có thuê luật sư khác đại diện cho mình, ví dụ:
1. Lĩnh vực tranh chấp (hoặc phạm vi án hình sự)
Có thể nhiều người nhầm lẫn việc luật sư là phải biết hết, từ dân sự thương mại đến hình sự. Nhưng k phải vậy. Luật sư sẽ chọn hướng đi cho sự nghiệp của mình, dân sự hay hình sự. Tất nhiên có nhiều vụ việc, tuỳ mức độ, có thể nhận làm. Chi tiết hơn, lĩnh vực nhỏ hơn: dân sự (thương mại, xây dựng, xuất nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, m&a,...), hình sự (án giết người, cướp tài sản, án kinh tế, án hành chính,...).
Nên luật sư, theo mình nghĩ, tuỳ tính chất vụ việc, có thể thuê đồng nghiệp mạnh về lĩnh vực ấy để bảo vệ mình.
2. Phí luật sư
Phí luật sư đi kèm với năng lực của luật sư ấy, một vài trường hợp là đi kèm với danh tiếng của firm. Nên vấn đề này cũng cần cân nhắc vì phí cũng k phải là ít.
3. Quy mô án (vụ việc)
Luật sư không hành nghề 1 mình mà theo đó là đội ngũ trợ lý, associate...
Nên sẽ tuỳ thuộc quy mô án (vụ việc), thời gian xử lý để huy động nhân lực xử lý và luật sư này sẽ còn căn cứ vào cả quy vô của firm để thuê luật sư firm đó đại diện cho mình.
4. Góc nhìn
Nếu xem luật sư này chỉ là 1 bên của tranh chấp (hoặc bị cáo của án hình sự) thì người đó sẽ còn xem xét đến góc nhìn vụ án.
Người đứng nhìn vụ án dưới tư cách trực tiếp sẽ khác với luật sư được thuê. Thường thì luật sư đại diện sẽ có góc nhìn bao quát hơn và không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố k cần thiết (cảm xúc, mối quan hệ, ...). 
Trả lời
Mình thấy luật sư sẽ xét nhiều khía cạch để quyết định có thuê luật sư khác đại diện cho mình, ví dụ:
1. Lĩnh vực tranh chấp (hoặc phạm vi án hình sự)
Có thể nhiều người nhầm lẫn việc luật sư là phải biết hết, từ dân sự thương mại đến hình sự. Nhưng k phải vậy. Luật sư sẽ chọn hướng đi cho sự nghiệp của mình, dân sự hay hình sự. Tất nhiên có nhiều vụ việc, tuỳ mức độ, có thể nhận làm. Chi tiết hơn, lĩnh vực nhỏ hơn: dân sự (thương mại, xây dựng, xuất nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, m&a,...), hình sự (án giết người, cướp tài sản, án kinh tế, án hành chính,...).
Nên luật sư, theo mình nghĩ, tuỳ tính chất vụ việc, có thể thuê đồng nghiệp mạnh về lĩnh vực ấy để bảo vệ mình.
2. Phí luật sư
Phí luật sư đi kèm với năng lực của luật sư ấy, một vài trường hợp là đi kèm với danh tiếng của firm. Nên vấn đề này cũng cần cân nhắc vì phí cũng k phải là ít.
3. Quy mô án (vụ việc)
Luật sư không hành nghề 1 mình mà theo đó là đội ngũ trợ lý, associate...
Nên sẽ tuỳ thuộc quy mô án (vụ việc), thời gian xử lý để huy động nhân lực xử lý và luật sư này sẽ còn căn cứ vào cả quy vô của firm để thuê luật sư firm đó đại diện cho mình.
4. Góc nhìn
Nếu xem luật sư này chỉ là 1 bên của tranh chấp (hoặc bị cáo của án hình sự) thì người đó sẽ còn xem xét đến góc nhìn vụ án.
Người đứng nhìn vụ án dưới tư cách trực tiếp sẽ khác với luật sư được thuê. Thường thì luật sư đại diện sẽ có góc nhìn bao quát hơn và không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố k cần thiết (cảm xúc, mối quan hệ, ...). 
Mình nghĩ là tùy lúc, nhưng chắc là thuê thêm. Vì luật sư ko phải chỉ ra đứng trước tòa mà cãi chay chảy đâu. Luật sư cũng ko chỉ áp dụng luật. Luật sư còn phải tìm kiếm chứng cứ, nhân chứng,... Để thuyết phục tòa án. Nếu 1 luật sư là bị cáo và bị tạm giam thì họ ko thể tự mình làm đc những việc mà 1 luật sư bình thường có thể làm. Nên cần thêm luật sư cũng không phải là điều thừa.