Lý Ông Trọng người Việt được Tần Thủy Hoàng trọng dụng

  1. Lịch sử

Tần Thủy Hoàng người kiêm tính cả 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu, xưng hoàng đế. Tuy nhiên các bộ lạc Hung Nô không bị đánh bại và chinh phục, do đó chiến dịch kéo dài và không thành công, và để ngăn chặn Hung Nô xâm lấn biên giới phía bắc, Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng một bức tường phòng thủ to lớn. Bức tường này có hàng trăm ngàn người được huy động để xây dựng và là tiền thân của Vạn Lý Trường Thành hiện tại của Trung Quốc. Nhưng quân Hung Nô không khiếp sợ vì nó và vì 1 Người. Người đó chính là Lý Ông Trọng.

Lý Ông Trọng (李翁仲 - lǐ wēngzhòng), tên thật là Lý Thân. Ông sống vào cuối đời Hùng Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm(nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội) . Hiệu úy phong tặng: Uy mãnh Oanh liệt Phụ tín Đại vương (威猛英烈輔信大王- Wēi měng yīngliè fǔ xìn dàwáng).

CUỘC ĐỜI

Vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa.

Đến thời Thục An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần.

Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. Tuy Tần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu. Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài.

Cũng giống như biết bao thế hệ người Việt khác, dù nhận được sự sùng kính của nhà Tần, Lý Ông Trọng chưa bao giờ thôi nhớ về quê hương. Ông viện cớ để xin vua Tần cho mình trở về thăm quê. Trước khi về nước, ông còn được Tần Thủy Hoàng phong thêm tước Vạn Tín hầu.

Sau khi ông đi, quân Hung Nô biết tin, quay trở lại tấn công nước Tần. Tần Thủy Hoàng buộc phải cử sứ giả sang Âu Lạc mời ông quay trở lại cầm quân. Nhưng vì tuổi đã cao lại quá nặng lòng với đất nước, Lý Ông Trọng nhất định không đồng ý.

Để tránh phiền nhiễu, Lý Ông Trọng đã trốn biệt vào rừng, vua Thục phải nói với sứ giả rằng ông đã chết. Tần Thủy Hoàng không tin, dọa sẽ đem quân tấn công, đòi tìm được xác của Lý Ông Trọng mới tin ông đã chết. Cuối cùng, không còn cách nào khác, ông phải tự tử để được chết trên mảnh đất quê hương.

Sau khi tìm thấy xác, biết chắc Lý Ông Trọng đã chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương.

Mỗi khi thấy quân Hung Nô từ xa kéo đến, hàng chục binh lính Tần lại dùng sức đẩy cho bức tượng cử động. Từ xa, quân Hung Nô lầm tưởng Lý Ông Trọng còn sống nên sợ hãi bỏ chạy tháo thân, không dám bén mảng tới nước Tần nữa.

Mặc dù đã chết, uy danh của Lý Ông Trọng vẫn bao trùm khắp mọi xứ ở Trung Quốc, Âu Lạc và cả Hung Nô. Hàng trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính.

Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương đã cho xây dựng đền thờ ông và thờ cúng quanh năm. Sau đó, vào khoảng năm 860, tướng nhà Đường là Cao Biền, rất sùng bái Lý Ông Trọng, đã cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng cho ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy.Đó chính là ngôi đền thờ lịch sử ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm (làng Chèm ngày nay).

Ngày nay, làng Chèm ở xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm (Hà Nội) vẫn còn ngôi đền cổ thờ Lý Ông Trọng. Hàng năm, nhân dân vẫn tưng bừng mở hội làng Chèm vào ba ngày 14, 15,16 tháng 5 âm lịch để tưởng nhớ vị tướng anh hùng đã trở thành vị thành Hoàng làng (Đức thánh Chèm - Lý Ông Trọng).

TRUYỀN THUYẾT

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao (Thời đại Chiến quốc, đời Tần và đời Hán: một trượng bằng 231 cm. 1 thượng bằng 10 thước). Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng. Bấy giờ khúc sông Cái ở gần làng Chèm có một con giải rất lớn không biết đến đấy tự bao giờ. Con vật thỉnh thoảng bắt một người và súc vật tắm ở bến. Một hôm người mẹ Ông Trọng đi múc nước bị giải tha đi mất. Chàng vô cùng đau đớn, quyết tâm diệt trừ cơn ác vật. Chàng đắp đê chắn ngang khúc sông đó lại rồi cày cục tát cạn hết cả nước. Khi đáy sông và vực đã khô kiệt chàng xuống nắm cổ con giải lôi lên. Tự tay Ông Trọng phanh thây con giải làm lễ tế mẹ. Chàng khóc một bữa rất thảm thiết, rồi sau đó cũng một mình chàng ăn hết cả thịt con giải.

Từ khóa: 

lý ông trọng

,

lý thân

,

ly ong trong

,

lịch sử

Đình Chèm là đình thờ Lý Ông Trọng được xây ở ngay bờ sông Hồng. Bên trong thờ Lý Ông Trọng và vợ của ông là hoàng phi Bạch Tỉnh Cung, được chính vua Tần gả cho ông khi khải hoàn trở về sau trận đánh với Hung Nô. Mới tháng 6 vừa rồi đình này vừa được xếp hạng di tích văn hóa quốc gia đặc biệt xong đấy. :D

Trả lời

Đình Chèm là đình thờ Lý Ông Trọng được xây ở ngay bờ sông Hồng. Bên trong thờ Lý Ông Trọng và vợ của ông là hoàng phi Bạch Tỉnh Cung, được chính vua Tần gả cho ông khi khải hoàn trở về sau trận đánh với Hung Nô. Mới tháng 6 vừa rồi đình này vừa được xếp hạng di tích văn hóa quốc gia đặc biệt xong đấy. :D

Hay quá, người Việt Nam có rất nhiều tướng tài