Mất răng có niềng răng được không?

  1. Sức khoẻ

Niềng răng không còn là phương pháp cải thiện thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng xa lạ. Tuy nhiên mất răng có niềng được không vẫn còn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Mất răng có thể do nhiều nguyên nhân như tai nạn, nhổ răng sâu,... Vậy có phải trường hợp nào mất răng cũng niềng được không?

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/buot-rang-e1617329002482-1620395971_1024.jpg

Mất răng để lại những hậu quả gì?

Cấu trúc răng chuẩn của một người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, chia đều cho hai hàm. Các răng được chia thành 4 nhóm chính là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh, nhóm răng hàm nhỏ và nhóm răng hàm lớn. Mỗi nhóm này sẽ đảm nhận nhiệm vụ và chức năng riêng nên nếu mất răng mà không có biện pháp khắc phục sớm sẽ để lại hậu quả khôn lường.  Bị mất răng không chỉ gây khó khăn đến chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mỗi người khi vấn đề thẩm mỹ ngày nay rất được chú trọng.

Xương hàm có vai trò quan trọng trong việc chịu lực và nâng đỡ cấu trúc toàn bộ gương mặt của chúng ta. Khi mất răng, xương ổ răng và xương hàm tại vị trí răng mất sẽ dần bị tiêu biến. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và khiến cho gương mặt của bạn bị thay đổi đáng kể như 2 má bị hóp, da mặt chảy xệ, mất sự đàn hồi và xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh miệng. Lúc này nhìn bạn sẽ già đi trông thấy.

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/mat-rang-ham-co-nieng-duoc-khong-1620395972_1024.png

Mất răng còn khiến cho việc tiêu hoá trở nên khó khăn hơn do sức nhai của của răng bị giảm đi, thức ăn không được nghiền kĩ có thể gây đau dạ dày, sụt cân, phát âm khó khăn ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Ngoài ra khớp cắn cũng sẽ bị rối loạn, dẫn đến đau khớp thái dương hàm. Vì vậy nếu bị mất răng bạn cần đến nha khoa để được thăm khám và xác định phương pháp phục hồi. Trong trường hợp thuận lợi, có thể niềng răng để di chuyển các răng còn lại về, đóng khoảng trống chỗ răng bị mất, cải thiện chứcnăng ăn nhai cũng như thẩm mỹ răng miệng.

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/mat-rang-co-nieng-rang-duoc-khong-anh-huong-mat-rang-1620395971_1024.png

Mất răng có niềng răng được không?

Theo các chuyên gia nha khoa, hầu hết những ca niềng răng đều cần nhổ răng để tạo khoảng trống kéo răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Trong một vài trường hợp, việc mất răng đôi khi lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình niềng răng mà không cần nhổ răng.

Trên thực tế, thì mất răng vẫn có thể tiến hành niềng như bình thường. Thông qua phương pháp niềng răng mắc cài, dùng lực trực tiếp để kéo các răng gần với nhau. Hàm răng vẫn có thể đạt được hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như mất răng nào, tình trạng ổ răng bị mất,…

Đọc thêm:

Mất 4 răng liên tiếp thì trồng răng giả loại nào?

Trường hợp mất răng có thể niềng răng

Mất răng số 6, 7  

Nguyên nhân có thể do tai nạn, chấn thương hoặc bị sâu răng nên phải nhổ bỏ hoàn toàn.

Phương pháp khắc phục là niềng răng. Với những trường hợp mất răng số 6, 7 có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc niềng răng mà không cần thiết phải nhổ răng nữa, giúp rút ngắn thời gian đeo niềng hiệu quả.

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/mat-rang-so-6-7-1620395971_1024.jpg

Các phương pháp niềng răng có thể áp dụng là niềng răng bằng mắc cài, niềng răng vô hình Invisalign. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và hạn chế riêng, bạn cần tìm hiểu kĩ để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Lưu ý trong quá trình niềng răng hãy đảm bảo cho khoảng trống của răng được giữ nguyên bởi răng số 6 là răng cối lớn, chiếm diện tích khá lớn trong cung hàm. Thiếu răng hàm khả năng phát âm sẽ bị hạn chế và tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Vì vậy trường hợp này niềng răng nắn chỉnh răng xong cần thực hiện các kĩ thuật phục hình răng đã mất.

Sau khi niềng răng sẽ tiến hành phục hình răng đã mất bằng phương pháp trồng răng Implant hoặc làm răng sứ. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm riêng tuy nhiên theo nhiều đánh giá của khách hàng và từ lời khuyên của chuyên gia thì trồng răng Implant là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất bởi hạn sử dụng lâu dài, độ bền vững chắc và thay thế hoàn hảo cho răng thật về cấu tạo và chức năng cũng như khả năng ăn, nhai.

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/pp-phuc-hinh-rang-bi-mat-e1524036527278-1620395972_1024.jpg

Để biết rõ trường hợp của mình niềng răng có thể lấp đầy khoảng trống do mất răng gây ra hay không, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể từ đó áp dụng các phương pháp phù hợp với tình trạng của bạn.

Trường hợp mất răng không thể niềng răng

Mất răng cửa, răng mất lâu năm

Với trường hợp mất răng cửa hoặc răng mất lâu năm mà chưa được phục hình thì việc niềng răng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phải trải qua các giai đoạn đeo niềng thật sự nghiêm chỉnh. Nguyên nhân là do răng cửa giữ vai trò chính trong việc định hình cấu trúc hàm vì vậy thiếu răng cửa bác sĩ sẽ khó khăn trong việc định hình đưa răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Với những ai mất răng lâu năm, theo thời gian sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm, xương ổ răng. Phần trống răng bị lún xuống, kéo theo những răng khác cũng bị ảnh hưởng. Khi mật độ xương bị giảm sút nghiêm trọng, không còn đảm bảo để gắn khí cụ niềng răng hay tác động lực từ mắc cài lên răng. Nếu vẫn niềng răng, hiệu quả không cao mà còn gây ra những hệ lụy khôn lường. Đa phần phải trồng răng xong mới có thể niềng răng được.

Đọc thêm:

Mất răng hàm lâu năm có cấy ghép implant được không?

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/mat-rang-cua-1620395971_1024.jpg

Niềng răng là kỹ thuật nha khoa đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối cũng như tay nghề chuyên môn cao của bác sĩ. Nếu không không những không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn tốn kém thời gian và tiền bạc. Hơn nữa thực hiện niềng răng khi bị mất răng còn phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy để đảm bảo tối đa về cả 2 mặt thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng cũng như đội ngũ y bác sĩ, những người sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt khoảng thời gian chỉnh nha. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức liên quan để có thể phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ nhất. Chúc các bạn sức khoẻ!

Từ khóa: 

mất răng

,

sức khoẻ