Minh chứng gì để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam?

  1. Lịch sử

Là người dân sống trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta luôn miệng nói Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thế nhưng bạn đã từng một lần tự tìm hiểu và đưa ra những dẫn chứng để chứng minh cho câu trả lời "Hoàng Sa, Trường Sa thực sự thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam" một cách đầy đủ và thuyết phục chưa? "Dựa vào đâu để khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam?" - đây chắc hẳn vẫn sẽ là một câu hỏi khó đối với rất nhiều người dân Việt Nam.

bao_tang_hoang_sa_bac_hai1

Tượng đài đội Hoàng Sa, Trường Sa tại Bảo Tàng Hoàng Sa, Bắc Hải

"Nói có sách, mách có chứng", việc trang bị cho mình những kiến thức về biển đảo là điều vô cùng cần thiết trong tình trạng những xung đột biển đông luôn diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt khi chính Việt Nam chúng ta đang nằm trong những mối đe dọa đó. Với mong muốn học tập và trau dồi thêm kiến thức về hai quần đảo này, mình xin phép chia sẻ về những tấm bản đồ Việt Nam, Thế Giới, Trung Quốc như một minh chứng thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

1, Bản đồ cổ của Việt Nam

Đại Nam nhất thống toàn đồ

2098444838_4dc556c426_z


Đây là bản đồ hành chính đầu tiên được viết vào triều đại nhà Nguyễn, tấm bản đồ được phác họa gần giống với các bản đồ Việt Nam sau này, về vị trí sông núi, các hòn đảo trên biển được vẽ sát với tọa độ địa lý như hiện nay. Bạn có thể nhìn thấy rõ hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa đã được ghi lại rất rõ ràng trong tấm bản đồ này. Điều đó đã chứng minh rằng đội Hoàng Sa – Trường Sa mà vua Gia Long cử đi đã cắm cờ để xác lập chủ quyền vào năm 1816, việc làm này đã chứng tỏ rằng các triều đại trước đã quan tâm đối với việc khẳng định chủ quyền biển đảo đối với Trường Sa và Hoàng Sa

An Nam đại quốc họa đồ

tải xuống


An Nam đại quốc họa đồ là tấm bản đồ do chính Giám mục Jean Louis Taberd vẽ vào năm 1838. Bản đồ có ghi lại dòng chữ được viết bằng tiếng Latin: Paracel seu Cát Vàng, nó có ý nghĩa là “Paracel hoặc là Cát Vàng”. Giám mục Taberd là tác giả khá nổi tiếng trong tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal (Số 6 năm 1837) được xuất bản tại Calcuta lại khẳng định một lần nữa: “Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa – Cồn Vàng, thuộc bộ phận của Cochinchina”(Cochinchina là tên gọi Việt Nam trong tiếng Latin). Bản gốc của bản đồ này vẫn đang được cất giữ tại Thư Viện Quốc Gia Pháp Richelieu tại Paris.


2, Bản đồ thế giới

Tấm bản đồ của hai anh em nhà Van Langren (Hà Lan)

Đây là tấm bản đồ được vẽ lại vào năm 1595 của anh em nhà Van Langren – người Hà Lan.

11


Vào cuối thể kỷ XVI đã xuất hiện những bản đồ của những nhà hàng hải về khu vực biển Đông và Pracel tức là Hoàng Sa, nổi bật đáng chú ý nhất là bản đồ của anh em nhà Van Langren vào năm 1595

Đây là tấm bản đồ được vẽ khá là chi tiết, cụ thể, hình ảnh về Hoàng Sa được thể hiện rõ ràng, có ghi rõ I.de Pracel. Theo như tấm bản đồ này thì quần đảo Hoàng Sa được phân biệt với các đảo khác như Pulo S.Polo (Cù Lao Chàm), Pulo Canton (Cù Lao Ré), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), và các hòn đảo ven bờ khác. Quan sát trong đất liền của Việt Nam, khu vực bờ biển của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay, trong tấm bản đồ này có đánh dấu Costa de Pracel, nhấn mạnh sự tương quan, gắn bó giữa I.de.Pracel (đảo Hoàng Sa) ở Biển Đông và Costa de Pracel (bờ biển Hoàng Sa) ở Quảng Ngãi.


3, Bản đồ Trung Quốc

Hoàng Triều trực tỉnh địa dư Toàn Đồ

Thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã thuê giáo sĩ phương tây vẽ lại bản đồ Trung Hoa. Vào năm 1711, Vua Khang Hy đã sai giáo sĩ đi khắp 13 tỉnh đo đất đai để tạo bản đồ.

tải xuống (1)


Địa Dư Toàn Đồ của triều đình nhà Thanh đã được hoàn thành vào năm 1904, đây cũng là tấm bản đồ chính thức của Trung Quốc, thể hiện đầy đủ về phạm vi và địa dư của nước Trung Quốc trong thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX. Sự kiện này chứng minh rằng tất cả tấm bản đồ mà Trung Quốc và phương Tây vẽ đều chỉ xác định rằng ranh giới phía nam của Trung Quốc chỉ đến cực nam của đảo Hải Nam, điều đó có nghĩa rằng những vùng dưới vị trí này đều không thuộc bộ phận của Trung Quốc.

Atlas of the Chinese Empire (Trung Quốc địa đồ)

images


Trung Quốc địa đồ là tấm bản đồ được xuất bản bằng ngôn ngữ Tiếng Anh vào năm 1908.

Atlas bao gồm một tấm bản đồ Index Map (Bản đồ tổng thể) đã ghi chép lại toàn bộ Trung Quốc và 22 bản đồ tỉnh thuộc đất nước này. Atlas do chính Phái Bộ Truyền Giáo Trung Hoa có trụ sở ngay tại Thượng Hải (Trung Quốc) biên soạn, phát hành do chính sự giúp đỡ của nhà Thanh

atlas-of-the-chinese-empire-containing-separate-maps-of-the-eighteen-provinces-49398-[3]-10207-p


Complete Atlas of China (Trung Quốc toàn đồ)

920967238.0.l


Trung Quốc toàn đồ là tấm bản đồ được xuất bản vào năm 1917, là ấn phẩm tái bản từ Trung Quốc địa đồ do Phái bộ Trung Hoa xuất bản. Trong bản đồ này cũng không đề cập Tây Sa quần đảo và Nam Sa quần đảo thuộc trong này.

tải xuống (3)


Chúng ta luôn hiểu rằng trách nhiệm bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ không chỉ là nhiệm vụ của riêng chính phủ và nhà nước mà đó xuất phát từ những hành động đơn giản nhất của mỗi người dân Việt Nam trong việc không ngừng nâng cao kiến thức về biển đảo, đặc biệt là những bạn trẻ - những thế hệ tương lai trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ Quốc.

Quay lại với câu hỏi đầu bài, bạn dựa vào đâu để bạn khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Hãy tự đặt câu hỏi này cho chính bản thân mình và cùng nhau chia sẻ những hiểu biết của mình về biển đảo quê hương nhé!


Nguồn: Theo tư liệu liên quan đến chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại Bảo Tàng Hoàng Sa, Bắc Hải (Đảo Lý Sơn)

Từ khóa: 

chủ quyền biển đảo

,

hoàng sa

,

trường sa

,

bản đồ lãnh thổ

,

biển đảo việt nam

,

lịch sử

Bao minh chứng sách sử đều ghi chép

Muốn bẻ cong, xóa bỏ có dễ dàng?

Bao máu ông cha gìn giữ đất

Con cháu ngày nay giữa vững chủ quyền

Hoàng Sa xa tít nào ai giữ?

Trường Sa sóng võ kẻ canh phòng?

Thanh niên bao lớp người ra trận

Giữ đảo, giữ quê một lòng trung...

Trân trọng cảm ơn những tư liệu quý giá của bạn

Trả lời

Bao minh chứng sách sử đều ghi chép

Muốn bẻ cong, xóa bỏ có dễ dàng?

Bao máu ông cha gìn giữ đất

Con cháu ngày nay giữa vững chủ quyền

Hoàng Sa xa tít nào ai giữ?

Trường Sa sóng võ kẻ canh phòng?

Thanh niên bao lớp người ra trận

Giữ đảo, giữ quê một lòng trung...

Trân trọng cảm ơn những tư liệu quý giá của bạn