Mối quan hệ an sinh xã hội với các lĩnh vực khoa học: Kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), an sinh xã hội là sự bảo về của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bình an cho mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, an sinh xã hội mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Không những thế, an sinh xã hội có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khoa học như: kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, nhân chủng học, tâm thần học và xã hội học. Có thể nói như vậy vì bản chất của an sinh xã hội là góp phần bảo đảm thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng nhằm che chắn, bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi, thể hiện quyền con người của mỗi cá nhân, được Liên Hợp Quốc công nhận, dù cho họ có thuộc địa vị xã hội nào, chủng tộc hay tôn giáo nào. Việc hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, bảo đảm xã hội là điều kiện trọng yếu để bảo đảm quá trình tái sản xuất sức lao động; là điều kiện để khống chế sự gia tăng dân số quá mức, giảm áp lực dân số; từ đó, xúc tiến sự công bằng xã hội và phát triển kinh tế. Thực tế nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tổng thu nhập quốc dân ngày càng nâng cao, thu nhập bình quân đầu người GDP ngày cải thiện...; tuy nhiên, phân hóa xã hội (giàu nghèo), khoản cách thu nhập của cư dân thành thị - nông thôn, mức sống của các nhóm dân cư phân hóa ngày một rõ nét, tác động đến sự ổn định xã hội, đặt thách thức cho phát triển bền vững. Nếu chỉ chú trọng đến kinh tế mà thiếu chú trọng an sinh xã hội sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc. Bởi an sinh xã hội không chỉ có chức năng “bù đắp” sự vô hiệu trong lĩnh vực phân phối của thị trường, mà còn tác động đến trạng thái tâm lí xã hội trong quá trình sản xuất và dự kì sản xuất. Xem xét cụ thể hơn đó là việc hoàn thiện an sinh xã hội về vấn đề y tế, thất nghiệp, dưỡng lão… , nếu những yếu tố đó không được đáp ứng sẽ khiến cho tâm lý con người bất an, tác động trực tiếp tới các đối tượng tham gia sản xuất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, cũng như an toàn và ổn định xã hội. Ở một khía cạnh khác, an sinh xã hội sẽ đảm bảo được những biểu hiện khác nhau của các hệ thống giá trị xã hội, nó tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng. Nó kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới những chuẩn mực của Chân – Thiện – Mỹ, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng. Đến nay người ta đã ý thức được rằng: an sinh xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển của thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường… Đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp khó khăn, bất hạnh là vấn đề được ưu tiên trong chiến lược phát triển của thế giới. Trong bất kỳ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều có những nhóm dân cư, những đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được cuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế” trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người gặp rủi ro, bất hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chế hoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống an sinh xã hội hình thành và phát triển gắn kết chặt chẽ với các ngành khoa học quan trọng: Kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, nhân chủng học, tâm thần học, xã hội học,… của thế giới, trở thành một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài người./
Trả lời
Theo khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), an sinh xã hội là sự bảo về của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bình an cho mọi thành viên trong xã hội. Vì vậy, an sinh xã hội mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Không những thế, an sinh xã hội có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khoa học như: kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, nhân chủng học, tâm thần học và xã hội học. Có thể nói như vậy vì bản chất của an sinh xã hội là góp phần bảo đảm thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng nhằm che chắn, bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọi “biến cố xã hội” bất lợi, thể hiện quyền con người của mỗi cá nhân, được Liên Hợp Quốc công nhận, dù cho họ có thuộc địa vị xã hội nào, chủng tộc hay tôn giáo nào. Việc hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, bảo đảm xã hội là điều kiện trọng yếu để bảo đảm quá trình tái sản xuất sức lao động; là điều kiện để khống chế sự gia tăng dân số quá mức, giảm áp lực dân số; từ đó, xúc tiến sự công bằng xã hội và phát triển kinh tế. Thực tế nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tổng thu nhập quốc dân ngày càng nâng cao, thu nhập bình quân đầu người GDP ngày cải thiện...; tuy nhiên, phân hóa xã hội (giàu nghèo), khoản cách thu nhập của cư dân thành thị - nông thôn, mức sống của các nhóm dân cư phân hóa ngày một rõ nét, tác động đến sự ổn định xã hội, đặt thách thức cho phát triển bền vững. Nếu chỉ chú trọng đến kinh tế mà thiếu chú trọng an sinh xã hội sẽ dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc. Bởi an sinh xã hội không chỉ có chức năng “bù đắp” sự vô hiệu trong lĩnh vực phân phối của thị trường, mà còn tác động đến trạng thái tâm lí xã hội trong quá trình sản xuất và dự kì sản xuất. Xem xét cụ thể hơn đó là việc hoàn thiện an sinh xã hội về vấn đề y tế, thất nghiệp, dưỡng lão… , nếu những yếu tố đó không được đáp ứng sẽ khiến cho tâm lý con người bất an, tác động trực tiếp tới các đối tượng tham gia sản xuất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, cũng như an toàn và ổn định xã hội. Ở một khía cạnh khác, an sinh xã hội sẽ đảm bảo được những biểu hiện khác nhau của các hệ thống giá trị xã hội, nó tạo cho những người bất hạnh, những người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”, có cơ hội để phát triển, hoà nhập vào cộng đồng. Nó kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn, giúp họ hướng tới những chuẩn mực của Chân – Thiện – Mỹ, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống công bằng. Đến nay người ta đã ý thức được rằng: an sinh xã hội góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau. Sự phát triển của thế giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công bằng hơn về thu nhập và của cải, tiến tới công bằng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng; giữ gìn và bảo vệ môi trường… Đáp ứng những nhu cầu tối cần thiết cho những người gặp khó khăn, bất hạnh là vấn đề được ưu tiên trong chiến lược phát triển của thế giới. Trong bất kỳ xã hội nào, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng đều có những nhóm dân cư, những đối tượng rơi vào tình trạng không thể tự lo liệu được cuộc sống, hoặc trong cảnh gặp sự cố nào đó trở thành những người “yếu thế” trong xã hội. Nếu trong xã hội có những nhóm người “yếu thế”, những người gặp rủi ro, bất hạnh thì cũng chính trong xã hội đó lại nẩy sinh những cơ chế hoặc tự phát, hoặc tự giác, thích ứng để giúp đỡ họ. Đây là cơ sở để hệ thống an sinh xã hội hình thành và phát triển gắn kết chặt chẽ với các ngành khoa học quan trọng: Kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, nhân chủng học, tâm thần học, xã hội học,… của thế giới, trở thành một tất yếu khách quan trong cuộc sống xã hội loài người./