Mối quan hệ của Xã hội học với các ngành khoa học khác?

  1. Xã hội

  2. Khoa học

Từ khóa: 

xã hội

,

khoa học

Trên đời có hai thể loại khoa học. Khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên.

Khoa học nhân văn học về sự hiện diện, tính chất và bản chất của con người và thế giới nhân tạo mà nhân loại đã làm nên. Trong đó có kinh tế, tâm lý học, xã hội học, địa lý nhân văn, chính trị, chính phủ, luật pháp, v.v.

Khoa học tự nhiên học về các hiện tượng và luật lệ xảy ra trong thiên nhiên, học về bản chất cấu tạo ra thế giới ta đang sinh sống, những thứ có được sự tồn tại và hoạt động mà không cần sự hiện diện, tác, động, đụng đậy của con người hoặc các hoạt động của con người. Trong đó có sinh học, hoá học, vật lý, thiên văn học, địa lý tự nhiên, v.v.

Môn toán không hẳn được tính vào khoa học tự nhiên hoặc khoa học nói chung và nhiều người còn cho rằng toán học là lĩnh vực riêng (phần này còn gây tranh cãi nhiều), vì khác với những môn như vật lý hay hoá học, toán học không cần quan sát đời thực để đưa ra kết luận, toán học có ngôn ngữ riêng của nó để giải thích thực tế.

Xã hội học là một môn học về cộng động chung và mối quan hệ của cá nhân, tác động của luật pháp, địa vị, liên kết, chia rẻ, văn hoá, quan niệm, lịch sử, chính trị, v.v. đến với xã hội chung và thể chế xã hội. Xã hội học thường buộc người ta phải nhìn thực tại qua nhiều góc độ, vì xã hội nói chung thường rất phức tạp và đa tầng, đa dạng, và đa mặt.

Xã hội học nằm trong khoa học nhân văn đa phần vì nó cũng dựa vào sự quan sát, nhưng xã hội học thường nhìn một thứ với vĩ mô. Vì xã hội là thứ rất lớn, có nhiều tác động, bị định đoạt bởi nhận thức chung và cá nhân, có nhiều trụ cốt và ngỏ rẻ. Như một cái cây đầy rễ đầy cảnh. Mỏng manh nhưng lớn mạnh. Tác động và bị tác động bởi nhiều thứ.

So với những môn cùng tầng mây "khoa học nhân văn" với mình, xã hội học về các mối quan hệ của con người ở mức độ to tát hơn là giữa người và người. Đụng chạm đến những thứ như thịnh vượng và đói nghèo, luật pháp và phạm pháp, định kiến, kỳ thị, giáo dục và tôn giáo, bạo hành và bắt nạt, đô thị và nông thôn, chính nghĩa và bất công, v.v. và m.m. Nhưng cũng chỉ là một khía cạnh của thế giới nhân tạo của biên giới, luật pháp, giao thương, tiền tệ, truyền thông, v.v. mà con người đã tạo ra dựa trên nhận thức, ý thức, khái niệm trừu tượng, công nghệ, cảm xúc, mối quan hệ, và tính cộng đồng của chúng ta.

Trả lời

Trên đời có hai thể loại khoa học. Khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên.

Khoa học nhân văn học về sự hiện diện, tính chất và bản chất của con người và thế giới nhân tạo mà nhân loại đã làm nên. Trong đó có kinh tế, tâm lý học, xã hội học, địa lý nhân văn, chính trị, chính phủ, luật pháp, v.v.

Khoa học tự nhiên học về các hiện tượng và luật lệ xảy ra trong thiên nhiên, học về bản chất cấu tạo ra thế giới ta đang sinh sống, những thứ có được sự tồn tại và hoạt động mà không cần sự hiện diện, tác, động, đụng đậy của con người hoặc các hoạt động của con người. Trong đó có sinh học, hoá học, vật lý, thiên văn học, địa lý tự nhiên, v.v.

Môn toán không hẳn được tính vào khoa học tự nhiên hoặc khoa học nói chung và nhiều người còn cho rằng toán học là lĩnh vực riêng (phần này còn gây tranh cãi nhiều), vì khác với những môn như vật lý hay hoá học, toán học không cần quan sát đời thực để đưa ra kết luận, toán học có ngôn ngữ riêng của nó để giải thích thực tế.

Xã hội học là một môn học về cộng động chung và mối quan hệ của cá nhân, tác động của luật pháp, địa vị, liên kết, chia rẻ, văn hoá, quan niệm, lịch sử, chính trị, v.v. đến với xã hội chung và thể chế xã hội. Xã hội học thường buộc người ta phải nhìn thực tại qua nhiều góc độ, vì xã hội nói chung thường rất phức tạp và đa tầng, đa dạng, và đa mặt.

Xã hội học nằm trong khoa học nhân văn đa phần vì nó cũng dựa vào sự quan sát, nhưng xã hội học thường nhìn một thứ với vĩ mô. Vì xã hội là thứ rất lớn, có nhiều tác động, bị định đoạt bởi nhận thức chung và cá nhân, có nhiều trụ cốt và ngỏ rẻ. Như một cái cây đầy rễ đầy cảnh. Mỏng manh nhưng lớn mạnh. Tác động và bị tác động bởi nhiều thứ.

So với những môn cùng tầng mây "khoa học nhân văn" với mình, xã hội học về các mối quan hệ của con người ở mức độ to tát hơn là giữa người và người. Đụng chạm đến những thứ như thịnh vượng và đói nghèo, luật pháp và phạm pháp, định kiến, kỳ thị, giáo dục và tôn giáo, bạo hành và bắt nạt, đô thị và nông thôn, chính nghĩa và bất công, v.v. và m.m. Nhưng cũng chỉ là một khía cạnh của thế giới nhân tạo của biên giới, luật pháp, giao thương, tiền tệ, truyền thông, v.v. mà con người đã tạo ra dựa trên nhận thức, ý thức, khái niệm trừu tượng, công nghệ, cảm xúc, mối quan hệ, và tính cộng đồng của chúng ta.

Mối quan hệ của Xã hội học (XHH) được thể hiện như sau:

* Mối quan hệ của Xã hội học với Triết học:

Triết học là khoa học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan hệ giữa XHH và triết học là mối quan hệ giữa 1 KHXH cụ thể với 1 KH về thể giới quan trong quan hệ đó. Triết học và KH triết học Mác-Lênin là nền tảng thế giới quan, là cơ sở PP luận cho ng.cứu của XH học, macxit. Các nhà XHH macxit vận dụng chủ nghĩa DVLS và phép biện chứng duy vật làm công cụ lý luận sắc bén để nghiên cứu và cải thiện mối quan hệ giữa con người và XH. Ngược lại qua nghiên cứu thực nghiệm XHH lại cung cấp số liệu thông tin, bằng chứng mới, số liệu mới mẻ cho khái quát triết học về con người và XH, làm cho triết học không bị khô cứng, lạc hậu trước những biến đổi, quy luật mới về đời sống XH vận động không ngừng. Triết học và XHH là hai KH độc lập nhưng chúng có tính biện chứng, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

* Mối quan hệ của Xã hội học với Sử học và Tâm lý học

XHH ra đời sau, tiếp thu và kế thừa rất nhiều thành tựu, tri thức của sử học và tâm lý học để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người với XH. XHH có mối liên hệ chặt chẽ với TL học và Sử học. Các nhà XHH có thể vận dụng cách tiếp cận tâm lý học để xem xét hành động XH với tư cách là hoạt động cảm tính, có đối tượng, có mục đích. XHH có thể coi cơ cấu XH, tổ chức XH, thiết chế XH với tư cách như là những chủ thể hành động. XHH có thể quán triệt quan điểm LS trong việc đánh giá tác động của hoàn cảnh, điều kiện XH với con người. Các nhà nghiên cứu có thể phân tích yếu tố “thời gian xã hội” qua các khái niệm tuổi tác, thế hệ khi giải thích những thay đổi XH trong đời sống con người.

* Mối quan hệ của Xã hội học và Kinh tế học

KT học nghiên cứu quá trình sx, tổ chức sản xuất, phương pháp lưu thông sản phẩm, phân phối tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trong XH, XHH ng/cứu bối cảnh văn hoá, cách tổ chức xã hội và mối quan hệ XH giữa người với người trong quá trình kinh tế, sự tác động của lĩnh vực kinh tế lên đời sống XH của con người. XHH kế thừa vận dụng, vay mượn của Kinh tế học những khái niệm, phạm trù và lý thuyết thích hợp nhắm nghiên cứu đối tượng của mình. Chẳng hạn như: lý thuyết trao đổi, lý thuyết vốn con người và khái niệm thị trường, bắt nguồn từ kinh tế học, nay đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu XHH. Những khái niệm XHH như mạng lưới Xh, vị thế Xh hay hành động XH đang được các nhà KT học rất quan tâm. Mối quan hệ giữa XHH và KT học phát triển theo ba xu hướng tạo thành ba lĩnh vực KH liên ngành. Một là KT học Xh rất gần với KT học chính trị, hai là XH học Ktế và ba là lĩnh vực nghiên cứu “Kinh tế học xã hội”.

* Mối quan hệ của Xã hội học với Chính trị học

Chính trị học chủ yếu nghiên cứu quyền lực và sự phân chia quyền lực - lĩnh vực chính trị của đời sống XH. Phạm vi quan tâm CTrị học khá rộng từ thái độ, hành vi chính trị cảu cá nhân tới hoạt động ch.trị của các nhóm, tổ chức và lực lượng XH. XHH cũng nghiên cứu về quyền lực XH (Nảy sinh tồn tại giữa người với người trong XH) nhưng chú trọng và tập trung vào mối liên hệ giữa các tổ chức, thiết chế chính trị và cơ cấu xã hội. Mối quan hệ chặt chẽ giữa XHH và CT học thể hiện trước hết ở việc cùng vận dụng các lý thuyết, khái niệm và phương pháp chung cho cả CT học và XHH. Ví dụ: PP phỏng vấn, điều tra dư luận XH và phân tích nội dung đang được áp dụng phổ biến trong hai lính vực khoa học này.

Giữa XHH và các Khoa học khác có sự giao thoa về tri thức. Do XHH ra đời sau nên được nhận nhiều hơn cho (tri thức, thành tựu, khái niệm, phạm trù). Điều đó có nghĩa là XHH không ngừng tiếp thu các thành tựu của các khoa học khác. Trên cơ sở đó, XHH có nhiệm vụ phát triển và hoàn thiện.