“Mọi so sánh đều rất khập khiễng” là tư tưởng thể hiện cho cái NGU của con người

  1. Phong cách sống

Sự hả hê hưởng ứng của cộng đồng mạng trẻ tuổi về chiến dịch “

Ngưng so sánh
” - xuất phát từ tư tưởng “Mọi so sánh đều rất khập khiễng” đã dần làm phai nhòa hình ảnh của “con nhà người ta” trong tư duy của nhiều phụ huynh ‘thế hệ mới’. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi nhiều thế hệ học sinh sau này không còn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi tivi chiếu chương trình ‘tấm gương học sinh nghèo học giỏi’ trong mỗi bữa cơm gia đình nữa (giống như tôi ngày xưa)

Untitled-1
Ảnh: Wattpad.com

Nhưng cũng giống như Phong trào nữ quyền, cái gì khi được nâng tầm thành ‘chiến dịch’ và tuyên truyền rộng rãi, thì đều rơi vào cái bẫy “cực đoan” hóa vấn đề và sai bản chất gốc ban đầu. Bây giờ ai ai cũng dễ dàng “thở” ngay câu “Mọi so sánh đều rất khập khiễng” để bao biện cho mọi sự so sánh hướng về mình, hay những việc mình làm. Như vậy khác nào bác bỏ hoàn toàn giá trị của sự so sánh. Mà tẩy chay “so sánh” cũng chính là đi ngược lại quy luật tiến hóa của xã hội loài người. Không so sánh thì làm sao người tối cổ biết là ăn thịt sẽ no lâu hơn hoa quả? Không so sánh thì làm sao có khái niệm “năng suất lao động”? Không so sánh thì làm sao biết được năng suất của ai tốt hơn ai? Không có những thứ trên thì làm sao có “tích trữ của cải vật chất” - nền tảng cho sự hình thành công xã nguyên thủy - cội nguồn của xã hội loài người?

“Mọi sự so sánh đều rất khập khiễng” dần trở thành câu cửa miệng của giới trẻ để bao biện cho cái “tôi cá nhân” của chính mình, với thông điệp là đừng-so-sánh-tôi-với-ai-cả. Nghe thì hợp lý đấy, nhưng như vậy có đúng không? Không, không hề. “Mọi sự so sánh đều rất khập khiễng” -bản chất của thông điệp này phải là “hãy so sánh, khi và chỉ khi bạn có hệ quy chiếu phù hợp”. Như vậy mấu chốt không phải là “đừng so sánh”, mà là “phải có Hệ quy chiếu phù hợp thì mới so sánh”.

Tới đây, cái “NGU” tôi nói đến ở tiêu đề chính là việc con người thường lôi nhau ra so sánh, hay lôi cái này so sánh với cái kia,... trong khi không hề có Hệ quy chiếu phù hợp. Và rồi làm mất đi thông điệp vốn có và làm nhiều khác cũng hiểu sai đi ý nghĩa của câu “Mọi sự so sánh đều rất khập khiễng”.

Hệ quy chiếu” ở đây là gì? Về nghĩa đen, đây là khái niệm của vật lý lý thuyết - cơ học Newton, nhưng trong trường hợp này ta phải hiểu là nó mang hàm ý của khoa học triết học. “Hệ quy chiếu” trong phép so sánh là tổng hợp những thông tin, góc nhìn xung quanh vấn đề đang đề cập. Để có được một "Hệ quy chiếu" phù hợp chúng ta cần có những gì?

02 kỹ năng quan trọng bao gồm:

  • Tìm kiếm (search).
  • Và Nghiên cứu (research).

Kèm theo đó là 02 tư duy quan trọng:

  • Tư duy tổng hợp vấn đề.
  • Và Khách quan hóa góc nhìn.

Cụ thể hơn, cái “NGU” ở đây được thể hiện là có quá nhiều người thiếu 02 kỹ năng và 02 tư duy trên (tôi cũng đã từng, và đang phải cải thiện). Từ đây, sinh ra 02 chiều hướng:

  • Tẩy chay sự so sánh, không bao giờ so sánh bất cứ cái gì với nhau.
  • Thích so sánh, nhưng sai cách, vì không có “hệ quy chiếu” phù hợp mà chỉ toàn dựa vào quan điểm cá nhân.

02 hậu quả trên đều tệ như nhau. Đặc biệt trường hợp thứ 2 rất dễ bắt gặp ở bất cứ đâu, nhất là trên internet hiện nay, từ những thứ vĩ mô, như:

  • Sách giáo khoa công nghệ giáo dục tiếng Việt của GS. Hồ Ngọc Đại được so sánh như một sự “thụt lùi của giáo dục Việt Nam”. Trong khi chưa tìm hiểu nội dung hay tính khoa học, thực tế của quyển sách.
  • Tranh cãi tính “truyền thống” & “thuần Việt” về trang phục cũng như tạo hình của dự án Sử Hộ Vương và Việt Sử Kiêu Hùng, trong khi không biết rằng là: ngay cả những chuyên gia sử học cũng chưa có ai định nghĩa được như thế nào là tạo hình hay trang phục “thuần Việt”. Vì tài liệu ghi chép lại những vấn đề này đã bị hủy hoặc thất lạc rất nhiều (ví dụ như sau khi Hồ Quý Ly sụt đổ, thì nhà Minh đã đốt hết toàn bộ tài liệu ghi chép về văn hóa, sử liệu của nước Đại Ngu).
  • Một so sánh không có hệ quy chiếu phù hợp khác mà tôi rất hay gặp đó là rất nhiều người mang so sánh người Việt Nam với người Nhật Bản về ý thức, so với Israel về trí tuệ, so với Hàn Quốc về văn hóa dân tộc,... xong kết luận, chê bai nhiều thứ vĩ mô về cả dân tộc Việt Nam.

...hay đến những chủ đề mang tính “thị trường” hơn như:

----------

Đây là bài viết được tôi biên dựa trên yêu cầu của thằng bạn @Nguyễn Mai Hoàng, sau khi hắn bắt tôi đọc hết mấy bài viết ở trên. Hắn cũng yêu cầu bài viết phải nhấn mạnh quan điểm cá nhân nên tôi mới cho quả "tít" giật như thế. Các bác có gì nhè hắn ra mà gạch nhé! Funfact: NGU cũng có nghĩa là 'Never Give Up' nhé :))
Từ khóa: 

tư duy logic

,

tư duy phản biện

,

tâm lý học

,

tư duy tích cực

,

phong cách sống

,

phong cách sống

Em cảm ơn chủ thớt và cả người đặt bài viết ạ. Bài viết này thực sự như một cú tát trời giáng vào mặt em vì chính em là con người theo đuổi sự cân bằng đây và cũng thích dùng câu trong tên bài viết nữa ạ :))))

Đây quả thực là một bài rất gây tranh cãi và bất ngờ là lần đầu tiên em thấy bài viết có downvote. Em nghĩ đây thực sự là một bài viết rất rất rất đáng khen vì tạo ra nhiều chiều tranh luận và để người đọc "dám" thể hiện sự không đồng tình đó ạ. :))

Quay lại câu nói "mọi sự so sánh đều rất khập khiễng", em nghĩ đây là câu nói thể hiện sự không đồng tình với ý kiến bài viết và cũng là một chiều ý kiến đó ạ. Em nghĩ mình cũng nên tôn trọng ý kiến của mọi người chứ thay vì bác bỏ không dùng. Cũng như chủ thớt nói, phải có sự so sánh hay còn gọi là mẫu thuẫn, nhiều chiều thì mọi thứ mới phát triển và đi lên đó ạ. 

Tóm lại, khi em không đồng tình với ý kiến bài viết nào đó, em có thể vẫn sử dụng câu nói đó trong phản hồi của mình như cách thể hiện không đồng tình quan điểm. Nhưng kể từ bây giờ, em sẽ suy nghĩ thật kĩ và nhìn một cách có bài bản, kĩ hơn trước khi phản hồi. 

Vẫn rất cảm ơn tác giả vì một bài viết thú dị ạ ^^

Trả lời

Em cảm ơn chủ thớt và cả người đặt bài viết ạ. Bài viết này thực sự như một cú tát trời giáng vào mặt em vì chính em là con người theo đuổi sự cân bằng đây và cũng thích dùng câu trong tên bài viết nữa ạ :))))

Đây quả thực là một bài rất gây tranh cãi và bất ngờ là lần đầu tiên em thấy bài viết có downvote. Em nghĩ đây thực sự là một bài viết rất rất rất đáng khen vì tạo ra nhiều chiều tranh luận và để người đọc "dám" thể hiện sự không đồng tình đó ạ. :))

Quay lại câu nói "mọi sự so sánh đều rất khập khiễng", em nghĩ đây là câu nói thể hiện sự không đồng tình với ý kiến bài viết và cũng là một chiều ý kiến đó ạ. Em nghĩ mình cũng nên tôn trọng ý kiến của mọi người chứ thay vì bác bỏ không dùng. Cũng như chủ thớt nói, phải có sự so sánh hay còn gọi là mẫu thuẫn, nhiều chiều thì mọi thứ mới phát triển và đi lên đó ạ. 

Tóm lại, khi em không đồng tình với ý kiến bài viết nào đó, em có thể vẫn sử dụng câu nói đó trong phản hồi của mình như cách thể hiện không đồng tình quan điểm. Nhưng kể từ bây giờ, em sẽ suy nghĩ thật kĩ và nhìn một cách có bài bản, kĩ hơn trước khi phản hồi. 

Vẫn rất cảm ơn tác giả vì một bài viết thú dị ạ ^^

Kêu là nêu quan điểm cá nhân thôi chứ ai bảo giật tít để ăn gạch đâu.

Mấy cái này anh em ngồi làm mấy ly chém gió với nhau thì được, chứ viết bài thì nên ngắn gọn súc tích xíu nữa. 

Gọn lại là:

  • Phải so sánh thì mới tiến bộ được. 
  • Phải biết cách so sánh. 
  • Trong so sánh, quan  trọng nhất là phải có "Hệ quy chiếu" phù hợp. 
  • Muốn có "Hệ quy chiếu" phù hợp thì phải rèn luyện 02 kỹ năng và 02 tư duy (như ở trên)

À, với ông nghĩ như thế nào về vụ người ta bảo "bình quân GDP/đầu người của Việt Nam thấp hơn Lào, suy ra Việt Nam nghèo hơn Lào"?

Mọi so sánh vẫn cứ khập khiễng thôi.

Câu này nó đúng, vì hệ quy chiếu trong thực tế không bao giờ lý tưởng.

Cái đáng nói cách nhìn nhận về câu nói đó thôi.

Ví dụ về Sử Hộ Vương chưa chuẩn lắm. Về mảng mỹ thuật, có thể chọn nét vẽ hiện đại, chưa in dấu ấn của dân tộc nào. Nét vẽ của Sử Hộ Vương làm người ta liên tưởng đến Nhật Bản. Ngoài nét vẽ, ít ra cách thể hiện phải tôn trọng nhân vật lịch sử trước. Ngoài ra Sử Hộ Vương có vài vấn đề về lịch sử. Chẳng hạn như: sử chính thống chưa chắc chính xác. Nhưng đồng thời các nguồn sử khác cũng vậy. Ở đây ta chỉ chấp nhận sử chính thống, vì ít ra nó được đánh giá bởi chuyên gia, lựa chọn phù hợp với truyền thống dân tộc. Câu chuyện lật sử của Sử Hộ Vương thật sự rất khó nuốt.