Thực hư của việc tiêm 5in1 cho trẻ mấy ngày vừa qua?

  1. Sức khoẻ

Mấy ngày vừa qua mọi người chia sẻ nhiều vụ trẻ bị sốc thuốc, bị sốt co giật tím tái thậm chí có mẹ còn chia sẻ nhiều vụ tử vong làm mình hoang mang quá. Mình đang có con nhỏ hơn tháng chuẩn bị tiêm phòng mà thấy nhiều mẹ chia sẻ như thế làm mình lo quá. Mình định đưa con đi tiêm dịch vụ để an toàn mà không biết tiêm 6in1 hay 5in1 nữa ạ.

Mọi người thông thái cho mình xin ý kiến với ạ

Từ khóa: 

sức khoẻ

Nếu bạn muốn tiêm 5in1 hoặc 6in1 dịch vụ thì giờ chắc chỉ còn tới VNVC thôi. Mình cũng đưa con mình tới đó tiêm. Nói chung giờ cũng không tin tưởng cái gì hoàn toàn nhưng có tin tưởng vẫn hơn. Còn tiêm mũi nào thì có thể xem bảng giá nè: https://vnvc.vn/bang-gia/

Mũi nào cũng được nhưng bác sĩ (gia đình mình) bảo nên tiêm 6in1. Giá hơi chát nhưng đỡ sốt hơn 5in1 ^^

Trả lời

Nếu bạn muốn tiêm 5in1 hoặc 6in1 dịch vụ thì giờ chắc chỉ còn tới VNVC thôi. Mình cũng đưa con mình tới đó tiêm. Nói chung giờ cũng không tin tưởng cái gì hoàn toàn nhưng có tin tưởng vẫn hơn. Còn tiêm mũi nào thì có thể xem bảng giá nè: https://vnvc.vn/bang-gia/

Mũi nào cũng được nhưng bác sĩ (gia đình mình) bảo nên tiêm 6in1. Giá hơi chát nhưng đỡ sốt hơn 5in1 ^^

Về việc này mình nghĩ là nên xin tư vấn chuyên môn là tốt nhất, không nên tham khảo ý kiến cộng đồng mấy trường hợp như thế này.

Về vấn đề này, không biết bạn đã đọc hay chưa, nên mình xin chia sẻ nguyên văn lại thông tin từ BS Nguyễn Khánh, có sự xác nhận của bộ trưởng bộ y tế Kim Tiến:

"Về tình hình triển khai vắc xin ComBE Five trong Tiêm chủng mở rộng

Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem) phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam từ tháng 6 năm 2010. Từ tháng 10 năm 2016, nhà sản xuất thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem trên qui mô toàn cầu. Để đảm bảo tiêm chủng phòng các bệnh nêu trên cho trẻ em, được sự khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh tiêm chủng vắc xin toàn cầu (GAVI), Bộ Y tế xem xét đã có Quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem.

Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu) trong tháng 10 và tháng 11/2018 với tổng số trẻ được tiêm là 17.356 trẻ. Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai trên quy mô toàn quốc từ tháng 12/2018. Đến ngày 27/12/2018, đã có 12 tỉnh triển khai tiêm vắc xin ComBe Five đã được triển khai gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An với tổng số trẻ được tiêm là 69.929 trẻ. Theo báo cáo của các địa phương, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum với tỷ lệ khoảng 0,05% - 5,5%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.

Các địa phương còn lại sẽ triển khai vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng 1 năm 2019.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào, trong đó có vắc xin ComBE Five: sốt từ 38-39°C chiếm tới 44,5%, phản ứng sưng 38,5%, nóng đỏ tại chỗ tiêm có thể tới 56,3%, đau 25,6%, các phản ứng khác như quấy khóc kéo dài là 3,5%.

Riêng tại tỉnh Nam Định, có hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Hai trẻ đều được khám sàng lọc và tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, sau tiêm được theo dõi 30 phút tại trạm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường. Sau khi về nhà, trong vòng một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế. Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện. Tuy nhiên, khi tới bệnh viện hai cháu đã tử vong. Sở Y tế Nam định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng không nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng và Hội đồng tư vấn chuyên môn xác định trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các tỉnh/thành phố thực hiện tiêm vắc xin ComBE Five theo kế hoạch, thực hiện đúng qui trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi 30 phút tại trạm sau tiêm, tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như sốt cao trên 39oC, quấy khóc kéo dài, tím tái, phát ban, ly bì…các bà mẹ phải đưa trẻ đến NGAY cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Thông tin chi tiết xin liên hệ Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia theo số điện thoại: 0243 8213764. DĐ: 0936255696"

Câu hỏi này em muốn lắng nghe ý kiến thêm từ anh nhà khoa học về gen di truyền và sinh học phân tử

Hung Viet Nguyen
ạ. Em cảm ơn anh nhiều.

Không chỉ thời gian gần đây, cứ mỗi đợt tiêm vắc xin (do khí hậu thế giới thay đổi nên phát sinh nhiều dịch bệnh và có khả năng bùng phát cao nên liên tục có nhiều đợt tiêm là cách "phòng bệnh hơn chữa bệnh" tốt nhất để ứng phó. Điều này không có xấu, nó là điều tất nhiên và cần thiết) là rộ lên những thông tin phản ứng của tiêm vắc xin gây hoang mang. Điều kì lạ nó chỉ rộ khi có đợt tiêm vắc xin thôi. Mình đánh giá đây có thể là nạn tin tức giả - tung ra thông tin sốc nhưng không có căn cứ xác thực. Người tung ra vì nhiều mục đích: gây hoang mang dư luận, câu like, câu share (tin tức xấu rơi đúng thời điểm thì được mọi người chú ý lắm)...

Đồng ý với bạn tiêm vắc xin sẽ có rủi ro như sốt co giật, sốc thuốc... nhưng không tiêm vắc xin thì nguy hiểm cho bé còn cao hơn, khi mùa dịch bắt đầu. Những rủi ro đó chiếm tỉ lệ rất rất nhỏ đối với những người có thể trạng rất đặc biệt hơn người bình thường. Số liệu và bằng chứng bạn có thể tham khảo phần phản hồi của anh Nguyễn Mai Hoàng. 

Ngành y tế nước nhà tuy không được đánh giá cao nhưng những người đứng đầu đều thật sự có tài và chuyên môn cao. Những vấn đề mang quy mô rộng và tính chất nghiêm trọng họ không làm bừa được. Nếu thực sự tiêm vắc xin ảnh hưởng xấu đến con trẻ thì không thể nào 100% bác sĩ từ trường y đến bác sĩ bệnh viện quốc tế, bệnh viện công đều khuyên nên tiêm vắc xin cho con trẻ. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", tiêm vắc xin là một trong những cách phòng bệnh hiểu quả đó bạn.