Một số tips đọc sách hiệu quả?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Sách

Đôi khi mình đọc sách sau đó rất dễ quên hoặc lúc đọc cảm thấy rất hay tuy nhiên một thời gian sau không đọng lại được gì nhiều

Từ khóa: 

tips đọc sách

,

kỹ năng mềm

,

sách

Chào bạn!

Tùy từng thể loại bạn đọc thì sẽ có những phương pháp ghi chép, lưu trữ khác nhau. Ví dụ như đọc sách tiểu thuyết sẽ rất khác với đọc thơ, cũng rất khác với sách nghiên cứu hay sách triết học. Nhưng tất cả những việc ấy cũng chẳng quan trọng gì, vì đọc sách cũng cần có một sự giao cảm giữa tâm hồn mình và nội dung sách.

Nếu bạn đọc một cuốn sách mà ban đầu cảm thấy hay nhưng sau đó không đọng lại nhiều thì đơn giản là vì giữa bạn và cuốn sách ấy chẳng có sự kết nối nào. Và điều đó có nghĩa là bạn chưa tìm được cuốn sách hoặc dòng sách phù hợp với mình.

Thế nên, kệ đi bạn ạ!

Cứ đọc tiếp, khi nào thấy cuốn nào đọng lại đôi điều trong bạn, thì tức là bạn đã có trải nghiệm về sự "đọng lại". Điều ấy đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết được cuốn nào hợp với tạng của mình, và đúc rút ra được kinh nghiệm tự thân.

Còn những tips khác chẳng quan trọng đâu, học theo nó khác nào các thủ thuật ôn thi. Mà đọc sách cho bản thân thì đâu giống ôn thi.

Chúc bạn sớm tìm được cuốn sách có thể đọng lại nơi mình.

Trả lời

Chào bạn!

Tùy từng thể loại bạn đọc thì sẽ có những phương pháp ghi chép, lưu trữ khác nhau. Ví dụ như đọc sách tiểu thuyết sẽ rất khác với đọc thơ, cũng rất khác với sách nghiên cứu hay sách triết học. Nhưng tất cả những việc ấy cũng chẳng quan trọng gì, vì đọc sách cũng cần có một sự giao cảm giữa tâm hồn mình và nội dung sách.

Nếu bạn đọc một cuốn sách mà ban đầu cảm thấy hay nhưng sau đó không đọng lại nhiều thì đơn giản là vì giữa bạn và cuốn sách ấy chẳng có sự kết nối nào. Và điều đó có nghĩa là bạn chưa tìm được cuốn sách hoặc dòng sách phù hợp với mình.

Thế nên, kệ đi bạn ạ!

Cứ đọc tiếp, khi nào thấy cuốn nào đọng lại đôi điều trong bạn, thì tức là bạn đã có trải nghiệm về sự "đọng lại". Điều ấy đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết được cuốn nào hợp với tạng của mình, và đúc rút ra được kinh nghiệm tự thân.

Còn những tips khác chẳng quan trọng đâu, học theo nó khác nào các thủ thuật ôn thi. Mà đọc sách cho bản thân thì đâu giống ôn thi.

Chúc bạn sớm tìm được cuốn sách có thể đọng lại nơi mình.

Chào bạn, có lẽ cần xác định mục đích đọc sách của bạn ở thời điểm này là gì thì mới bàn đến tính hiệu quả được.

Nếu bạn đọc sách để thư giãn thì thoải mái là hiệu quả.

Nếu bạn đọc sách để gia tăng hiểu biết thì nhớ và hiểu được điều tác giả trình bày là hiệu quả.

Nếu bạn đọc sách để giải quyết các vấn đề, thì đọc xong ra giải pháp là hiệu quả.

Ở những giai đoạn cụ thể thì bạn cần xác định rõ xem mục đích quan trọng nhất của bản thân khi quyết định bắt đầu đọc một cuốn sách là gì thì mới đánh giá hiệu quả có hay không.

Giống như khi thiết kế một bài kiểm tra mà không rõ thang điểm từ đầu, thì dù bạn có hùng hục làm thì người chấm vẫn có thể cho 10 hoặc 0 tùy theo cảm tính, bất kể người làm bài có nỗ lực hay không.

Đọc sách kèm theo take note bạn nhnhé

Đó là lí do tại sao phải đọc lại những cuốn sách hay nhiều lần đó. Đối với mình thì mình không ép bản thân phải nhớ khi đọc sách. Không phải không đọng lại được gì nhiều đâu. Bạn có biết câu chuyện đọc sách và cái giỏ than không?

Hiệu quả thì lần đọc 1 bạn có thể highlight, take note. Lần đọc 2 tiếp tục làm như thế. Bạn sẽ thấy tư duy mình thay đổi sau mỗi lần đọc lại nầy 👍