Mục đích nghiên cứu TQH ở Mỹ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Xét về cội nguồn lịch sử thì cũng giống như các nước khác, nghiên cứu Hán học của Mỹ cũng bắt đầu từ sự truyền bá tôn giáo, qua các thương gia và quan chức ngoại giao, phát triển dần thành ngành học thuật. Mục đích nghiên cứu Trung Quốc của Mỹ do hoàn cảnh lịch sử và đối tượng nghiên cứu quy định. Thời kì trước chiến tranh thế giới II, mục đích nghiên cứu Trung Quốc của Mĩ phần nhiều mang tính thực dụng. Thời kì này, Hoa Kì nghiên cứu Trung Quốc với mục đích rõ ràng là muốn tìm hiểu để tranh đoạt một thị trường lớn và màu mỡ là Trung Quốc. Bên cạnh đó Mỹ cũng muốn thỏa mãn sự hiếu kì về một quốc gia châu Á rộng lớn với lịch sử hàng nghìn năm phong kiến. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi đã dẫn đến mục đích nghiên cứu Trung Quốc của Mĩ cũng có những thay đổi. Hoa Kì sau khi tham gia Thế chiến II ở châu Á và Viễn Đông đã thay đổi căn bản thái độ của mình đối với việc nghiên cứu Đông Á, có nghĩa là sau chiến tranh ở Hoa Kì đã xuất hiện một trào lưu Hán học mới. Ông Đỗ Duy Minh (Tu Wei Ming) gọi đó là:” một loại nghiên cứu phản Hán học”. Hướng nghiên cứu mới này khởi đầu từ “Nghiên cứu địch tình” trong thế chiến II, tức là nước Mĩ nghiên cứu Nhật Bản trong thời kì đại chiến thế giới II, nghiên cứu Liên Xô trong thời kì chiến tranh lạnh, nghiên cứu Trung Quốc thời kì chiến tranh Triều Tiên. Như vậy, đối với nghiên cứu Trung Quốc, Mỹ vẫn giữ một mục đích cốt yếu thực dụng về chính trị. Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, chiến lược nghiên cứu Trung Quốc học và nghiên cứu khu vực ở Mỹ ngày càng tăng lên theo tình hình chính trị quốc tế, địa vị kinh tế chính trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chiến lược xưng bá toàn cầu. Giữa phương Đông và phương Tây hình thành chiến tranh Lạnh. Khu vực châu Á Thái Bình Dương trở thành nơi Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh. Trong chiến lược toàn cầu, Trung Quốc ở vào vị trí trọng yếu, vì vậy sau chiến tranh, Mỹ không ngần ngại gia tăng sự quan tâm đến biến đổi tình hình khu vực viễn Đông, coi trọng nghiên cứu khu vực đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Trả lời
Xét về cội nguồn lịch sử thì cũng giống như các nước khác, nghiên cứu Hán học của Mỹ cũng bắt đầu từ sự truyền bá tôn giáo, qua các thương gia và quan chức ngoại giao, phát triển dần thành ngành học thuật. Mục đích nghiên cứu Trung Quốc của Mỹ do hoàn cảnh lịch sử và đối tượng nghiên cứu quy định. Thời kì trước chiến tranh thế giới II, mục đích nghiên cứu Trung Quốc của Mĩ phần nhiều mang tính thực dụng. Thời kì này, Hoa Kì nghiên cứu Trung Quốc với mục đích rõ ràng là muốn tìm hiểu để tranh đoạt một thị trường lớn và màu mỡ là Trung Quốc. Bên cạnh đó Mỹ cũng muốn thỏa mãn sự hiếu kì về một quốc gia châu Á rộng lớn với lịch sử hàng nghìn năm phong kiến. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới II, do hoàn cảnh lịch sử thay đổi đã dẫn đến mục đích nghiên cứu Trung Quốc của Mĩ cũng có những thay đổi. Hoa Kì sau khi tham gia Thế chiến II ở châu Á và Viễn Đông đã thay đổi căn bản thái độ của mình đối với việc nghiên cứu Đông Á, có nghĩa là sau chiến tranh ở Hoa Kì đã xuất hiện một trào lưu Hán học mới. Ông Đỗ Duy Minh (Tu Wei Ming) gọi đó là:” một loại nghiên cứu phản Hán học”. Hướng nghiên cứu mới này khởi đầu từ “Nghiên cứu địch tình” trong thế chiến II, tức là nước Mĩ nghiên cứu Nhật Bản trong thời kì đại chiến thế giới II, nghiên cứu Liên Xô trong thời kì chiến tranh lạnh, nghiên cứu Trung Quốc thời kì chiến tranh Triều Tiên. Như vậy, đối với nghiên cứu Trung Quốc, Mỹ vẫn giữ một mục đích cốt yếu thực dụng về chính trị. Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, chiến lược nghiên cứu Trung Quốc học và nghiên cứu khu vực ở Mỹ ngày càng tăng lên theo tình hình chính trị quốc tế, địa vị kinh tế chính trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chiến lược xưng bá toàn cầu. Giữa phương Đông và phương Tây hình thành chiến tranh Lạnh. Khu vực châu Á Thái Bình Dương trở thành nơi Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh. Trong chiến lược toàn cầu, Trung Quốc ở vào vị trí trọng yếu, vì vậy sau chiến tranh, Mỹ không ngần ngại gia tăng sự quan tâm đến biến đổi tình hình khu vực viễn Đông, coi trọng nghiên cứu khu vực đặc biệt là đối với Trung Quốc.