Nền giáo dục khai phóng là nền giáo dục như thế nào?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

cải cách giáo dục

,

công nghệ giáo dục

,

giáo dục

Mình có mấy ý thế này, không hàm ý so sánh với giáo dục Việt Nam hiện tại hay với bất kỳ nước nào khác nhé:

  • Không dạy (áp đặt) cái này, cái kia là "sự thật", mà phải dạy như thế nào là "sự thật", cách đi tìm "sự thật". Quan trọng nhất là Tôn Trọng Sự Thật.
  • Không đơn thuần là Văn Học, Lịch Sử, Triết Học; mà phải là Tư duy Văn học, Tư duy Lịch Sử, Tư duy Triết Học (quan trọng hơn là nó không được định hướng để phục vụ một mục đích Chính trị nào đó).
  • Dạy tầm quan trọng của các giá trị đạo đức, nhân bản mang tính phổ phát của nhân loại, như dân chủ, nhân quyền, tự do, bác ái trong xã hội văn minh. (Phải dạy thực chất, không qua loa hình thức những thứ này)
  • Đề cao Tình yêu, Lòng nhân ái thay vì đi sâu vào lòng thù hận, căm ghét, đấu tố,... (mình xin phép tổ lái một chút sang truyện cổ tích Việt Nam, toàn là người anh (chị) giàu - ác, người em nghèo - hiền hậu, giàu đi đôi với ác, nghèo đi đôi với lương thiện. Thật ra là không chỉ Việt Nam đâu, nước ngoài cũng nhiều lắm).
  • Tôn trọng sự thật, hạn chế (loại bỏ) giáo điều. Không dạy cái này là triết lý đúng, cái kia là tư tưởng tiến bộ. Mà phải dạy như thế nào là một triết đúng, như thế nào là một tư tưởng tiến bộ.
  • Dạy cách nghĩ, cách tư duy, cách tranh luận, cách đánh giá. Không phải chỉ dạy phán xét đúng - sai.

Nói thêm một chút, nếu tìm hiểu kỹ về Công Nghệ Giáo Dục, bạn sẽ nhận ra phần nào chương trình này bắt đầu cũng mang trong mình những tư tưởng phía trên như mình nêu, đương nhiên là vẫn còn nhiều điểm cần cải tiến.

Trả lời

Mình có mấy ý thế này, không hàm ý so sánh với giáo dục Việt Nam hiện tại hay với bất kỳ nước nào khác nhé:

  • Không dạy (áp đặt) cái này, cái kia là "sự thật", mà phải dạy như thế nào là "sự thật", cách đi tìm "sự thật". Quan trọng nhất là Tôn Trọng Sự Thật.
  • Không đơn thuần là Văn Học, Lịch Sử, Triết Học; mà phải là Tư duy Văn học, Tư duy Lịch Sử, Tư duy Triết Học (quan trọng hơn là nó không được định hướng để phục vụ một mục đích Chính trị nào đó).
  • Dạy tầm quan trọng của các giá trị đạo đức, nhân bản mang tính phổ phát của nhân loại, như dân chủ, nhân quyền, tự do, bác ái trong xã hội văn minh. (Phải dạy thực chất, không qua loa hình thức những thứ này)
  • Đề cao Tình yêu, Lòng nhân ái thay vì đi sâu vào lòng thù hận, căm ghét, đấu tố,... (mình xin phép tổ lái một chút sang truyện cổ tích Việt Nam, toàn là người anh (chị) giàu - ác, người em nghèo - hiền hậu, giàu đi đôi với ác, nghèo đi đôi với lương thiện. Thật ra là không chỉ Việt Nam đâu, nước ngoài cũng nhiều lắm).
  • Tôn trọng sự thật, hạn chế (loại bỏ) giáo điều. Không dạy cái này là triết lý đúng, cái kia là tư tưởng tiến bộ. Mà phải dạy như thế nào là một triết đúng, như thế nào là một tư tưởng tiến bộ.
  • Dạy cách nghĩ, cách tư duy, cách tranh luận, cách đánh giá. Không phải chỉ dạy phán xét đúng - sai.

Nói thêm một chút, nếu tìm hiểu kỹ về Công Nghệ Giáo Dục, bạn sẽ nhận ra phần nào chương trình này bắt đầu cũng mang trong mình những tư tưởng phía trên như mình nêu, đương nhiên là vẫn còn nhiều điểm cần cải tiến.