Nếu chỉ dùng một từ để giới thiệu về thương hiệu quốc gia Việt Nam, bạn sẽ dùng từ nào

  1. Văn hóa

Mình vừa đọc được một đoạn phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội của Nhà báo, MC Phan Đăng trên tường nhà (FB) của anh. Bài phỏng vấn nói về vấn đề "Chúng ta vẫn chưa biết phải giới thiệu Việt Nam như thế nào", tức là (theo mình hiểu), cho đến hiện nay Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thông điệp hình ảnh thương hiệu quốc gia, để có thể giới thiệu ra toàn thế giới.

Ảnh: Internet

Theo đó, Nhà báo, MC Phan Đăng đã đặt ra câu hỏi cho bà Tôn Nữ Thị Ninh về việc bà nghĩ như thế nào về việc xây dựng thương hiệu quốc gia, thi bà đã trả lời thế này:

"Cho đến tận bây giờ, chúng ta vẫn chưa thống nhất được việc nên giới thiệu Việt Nam như thế nào? Tôi thấy hiện nay mỗi nơi, mỗi chỗ, mỗi địa phương làm một kiểu, trong khi lẽ ra xây dựng thương hiệu quốc gia phải giống như tạo nên một bản nhạc, phải có sự thống nhất tương đối trên toàn quốc. Và quan trọng là phải có người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc đó. Năm 2010, khi tôi tổ chức một hội thảo về thương hiệu quốc gia thì tôi biết rằng ở bên Hàn Quốc có cả một Uỷ ban về thương hiệu quốc gia, nằm trong văn phòng tổng thống. Chính vì lý do đó mà việc quảng bá thương hiệu quốc gia của họ được thực hiện rất bài bản và có thông điệp, các bước thực hiện rõ ràng. Tại sao điện ảnh Hàn Quốc được nhiều khán giả ở nhiều quốc gia khác nhau ưa chuộng, tại sao K-Pop được nhiều giới trẻ, trong đó có ngay cả giới trẻ Mỹ đón nhận?... Tất cả đều do chiến lược quốc gia mà ra cả. Khi tôi đến sân bay Seoul (Hàn Quốc), tôi thấy họ để những tấm biển quảng cáo rất lớn rất ấn tượng, với những thông điệp rất rõ ràng: Hàn Quốc năng động - Hàn Quốc sáng tạo... Những thông điệp đó đập vào mắt tôi, khiến những vị khách như tôi ấn tượng vô cùng. Sân bay là cái cửa đầu tiên mà người nước ngoài bước vào một đất nước, nên những thông điệp rõ ràng, về đất nước thống nhất ở các sân bay trên toàn quốc cũng là một cách quảng bá thương hiệu quốc gia hiệu quả."

Đồng thời với câu trả lời trên, bà cũng cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa có thông điệp rõ ràng và cả quốc gia vì thế không có gì ấn tượng để mà giới thiệu ra thế giới. Trong khi đó, những cơ quan tổ chức có liên quan thì lại không có chiến lược cụ thể cho vấn đề này. Mà câu chuyện phát triển thương hiệu quốc gia đâu phải chỉ phụ thuộc vào một hay vài nhà ngoại giao, chỉ cần họ thực hiện xuất sắc công việc ngoại giao của mình là đủ gây ấn tượng với bạn bè thế giới?

Thực tế thì, nói đến thương hiệu quốc gia tức là nói đến cái thể hiện ra bên ngoài. Và muốn có được điều này thì trước hết chúng ta phải làm tốt cái bên trong đã. Nhưng chúng ta có gì bên trong? Một nền tảng nghiên cứu lịch sử văn hóa không có gì ấn tượng đặc sắc, liệu chúng ta có thể tạo ra hình ảnh gì cho Việt Nam để giới thiệu? Nói chung là bản sắc của chúng ta chưa hình thành rõ ràng, thành ra không có những giá trị cốt lõi. Ngay cả bản thân mình hiện tại, cũng chưa có ý tưởng gì về thương hiệu quốc gia của Việt Nam. :(

Theo bạn, thương hiệu quốc gia Việt Nam có gì đặc biệt để giới thiệu ra thế giới? Cần xây dựng thông điệp hình ảnh như thế nào về Việt Nam trong bối cảnh hiện tại? Một Việt Nam "Kiên cường bất khuất", "Thiên đường của thiên đường" hay một Việt Nam "Thân thiện dễ thương?" Bạn có nghĩ xây dựng một đất nước Việt Nam “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong" như trong nội dung Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 25/11/2003 là ấn tượng?

Từ khóa: 

thương hiệu quốc gia

,

hình ảnh quốc gia

,

thông điệp quốc gia

,

văn hóa

Giantkiller. Khi xưa Ba-tàu, rồi Pháp, đến Mỹ, tiếp theo hy vọng lại là ba-tàu 🤣🤣

Trả lời

Giantkiller. Khi xưa Ba-tàu, rồi Pháp, đến Mỹ, tiếp theo hy vọng lại là ba-tàu 🤣🤣

Em chưa lựa chọn được từ ngữ hay thông điệp cụ thể cho thương hiệu quốc gia; nhưng lựa chọn cốt lõi về lĩnh vực (kiểu USP) của Việt Nam em muốn lựa chọn từ ẩm thực :)) 

Để làm được việc đó, trước tiên phải tạo ra nhóm lợi ích đa số bền vững để vận động chính sách sách.