Ngôn ngữ là âm nhạc của chúng ta - Phần 2: Hát đúng cao độ

  1. Giáo dục

  2. Ngoại ngữ

  3. Âm nhạc

Trong lớp Communicative English Foundation (C.E.F) tôi có một chị học trò gặp khá nhiều vấn đề trong việc phát âm từ những buổi đầu tiên. Lúc nói đến phát âm - pronunciation, tôi bao gồm cả ngữ điệu - intonation và nhấn âm - stress. Chị học trò này tôi khá có thiện cảm vì chị luôn lạc quan và kiên nhẫn sửa từng lỗi một khi học - và rất nhiều lỗi. Có thể nói trong tất cả các học sinh hiện giờ của mình, chị là người bị ảnh hưởng nặng nền bởi hiện tượng "hóa thạch" - fossilisation trong tiếng Anh - cụ thể là phần phát âm. Cơ miệng, khẩu hình miệng, và kể cả thói quen phát âm đều bị cứng đờ đi và "Việt hóa".

Buổi hôm đó tôi có phần luyện thanh - vocal training vào trước buổi học, dự tính là sẽ cho học sinh luyện thêm một bài tập mới. Khác với lần trước tôi cho các bạn thoải mái tự tập, lần này tôi làm việc riêng với từng bạn về khoản luyện thanh. Và đã khá bất ngờ về sự thiếu hụt khá lớn trong kỹ năng cảm âm (sound sensitivity) và tái tạo âm (sound reproduction) của chị. Khi tôi hát các nốt Đ - R - M - F - S - F - M - R - Đ để chị bắt chước theo, tôi ngay lập tức nhận ra 2 vấn đề như sau:

(1) Khả năng điều khiển hơi thở còn chưa tốt, các âm khi hát không được liên tục và bị ngắt quãng; về sau thỉnh thoảng bị hụt hơi hoặc âm lượng bé dần. Chị không gặp, đúng hơn là không thể hiện rõ vấn đề này khi sử dụng tiếng Việt. Mình đang suy nghĩ về khả năng vì chị sử dụng giọng miền Nam - vốn là một chất giọng khá cao và đa phần sử dụng giọng đầu (head voice), không phải giọng bụng (belly voice). Nên khi thực hiện một bài tập luyện thanh đòi hỏi kỹ năng đẩy hơi liên tục, đều, và không thay đổi âm lượng từ bụng thì chị gặp phải khá nhiều khó khăn.

The Power of the Diaphragm - Part I - Yoga Medicine


Điều này một phần cũng có thể vì lý do sức khỏe. Chất lượng, đồ dày, và sức bền của giọng nói phụ thuộc không ít vào cơ hoành - diaphragm - đồng thời cũng là một loại cơ quan trọng đối với hệ hô hấp. Cơ hoành nằm giữa vị trí lồng ngực và ổ bụng, có chức năng giãn nở và co rút để hít và đẩy không khí vào phổi và bụng. Một người không có cơ hoành khỏe sẽ không thể có một giọng nói khỏe, dày, và bền được. Trong việc phát âm, đặc biệt đối với tiếng Anh, việc học sinh phải làm chủ được lượng khí ở trong cơ thể, đẩy nó qua thanh quản - vocal tract, kết hợp cùng với khẩu hình miệng để tạo thành những âm tiết khác nhau và khác biệt rất nhiều đối với tiếng Việt. Việc học sinh không làm chủ được lượng khí của mình, tuy sẽ không có nhiều ảnh hưởng khi chỉ phát âm một âm tiết hoặc một từ, nhưng sẽ ảnh hưởng vô cùng khi nói một câu hoàn chỉnh, chưa kể gì việc đọc một bài đọc hay diễn thuyết.

(2) Sự nhảy cảm cao độ (pitch sensitivity) khá kém. Khi luyện tập, chị chỉ hát đúng nốt Độ và Rê, còn từ nốt Mi trở đi đều bị sai. Đúng hơn là, nốt Mi của chị thường thấp hơn so với nốt chuẩn - thỉnh thoảng là nốt Mi giáng, hoặc là thành nốt Đô thăng. Nên khi di chuyển từ nốt Mi lên cách nốt cao hơn thì cao độ cũng bị chệch đi đáng kể. Chúng tôi đã sửa lại khá nhiều lần nhưng chị vẫn chưa thể hát đúng được nốt Mi.

Hơi tiếc là kiến thức về âm nhạc và giải phẫu học của tôi chưa đủ mạnh để có thể đào sâu hơn về hiện tượng này. Nhưng theo những gì tôi hiểu, nó lặp lại 2 vấn đề ở khả năng cảm thụ và tái tạo âm thanh. Việc chị không hát đúng nốt có thể có 2 giả thiết như sau:

5 Ways to Cope with Sensitivity to Sound – Health Essentials from Cleveland  Clinic


(a) Khả năng cảm thụ âm thanh kém, nên khi chị nghe tôi hát hoặc audio thì rất khó và không thể xác định những khác biệt về cao độ giữa các nốt.

(b) Vừa khả năng cảm thụ âm nhạc, vừa khả năng tái tạo âm thanh. Các nhạc sĩ, đặc biệt là ca sĩ, thường có cái gọi là "the third ear" - đây là một bộ phận trừu tượng dùng để chỉ khả năng lắng nghe và hát lại đúng nốt. Và không phải ai cũng có một cái "tai thứ ba" tốt được, điều này có thể giải thích có những bạn khi hát thì với chất giọng không tệ, nhưng không bao giờ hát đúng tông.

Việc học sinh không thể tạo ra một âm thanh đúng cao độ, sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình học một ngoại ngữ giàu với ngữ điệu khác rất nhiều với tiếng Việt như tiếng Anh. Thứ nhất là trong kỹ năng nghe, sự nhảy cảm cao độ không chỉ nằm ở việc hát đúng cao độ, mà còn ở việc nghe hiểu ngôn ngữ với những cao độ khác nhau. Thứ hai hiển nhiên là kỹ năng nói, một học sinh ngoại ngữ không thể không trải qua bước mô phỏng lại âm thanh của ngoại ngữ đó - bao gồm phát âm, ngữ điệu, cách nhấn mạnh, và cả tốc độ, v.v. Việc học sinh đó không trải qua hoặc thực hiện rất kém quá trình mô phỏng này sẽ cho phép sự tham gia lớn hơn của ngôn ngữ thứ nhất - ở đây là tiếng Việt, vào việc hình thành thói quen phát âm và ngữ điệu. Từ đó dẫn đến hiện tượng Việt hóa và Hóa thạch lỗi phát âm.

Nói đến đây thì thấy được rõ ràng hơn sự liên kết giữa kỹ năng âm nhạc và kỹ năng ngôn ngữ của chúng ta - đặc biệt được thể hiện rõ hơn trong việc học ngoại ngữ. Không biết mấy bạn hát hay có tự động dẫn đế một thế mạnh trong việc học một ngôn ngữ mới không nhỉ?

Từ khóa: 

ngoại ngữ

,

tiếng anh

,

âm nhạc

,

giáo dục

,

giáo dục

,

ngoại ngữ

,

âm nhạc

Cảm ơn chia sẻ của bạn!

Trả lời

Cảm ơn chia sẻ của bạn!

Cảm ơn bạn chia sẻ. Mình đồng ý với các phân tích của bạn. Đúng là ngôn ngữ và âm nhạc (hay chi tiết hơn là khả năng cảm âm?) liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên mình vẫn chưa đồng ý khi nói rằng ngôn ngữ là âm nhạc của chúng ta.

Bạn có vẻ chuyên về lĩnh vực Âm nhạc nhỉ?