Ngôn ngữ trong thơ trữ tình ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Sở dĩ ngôn ngữ trong văn chương nói chung, trong thơ ca nói riêng được coi trọng hàng đầu là vì văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ giao tiếp thông thường, và “ngôn ngữ riêng” của các ngành nghệ thuật khác. Ngôn ngữ trong văn chương, trong thơ ca phải vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính hình tượng, uyển chuyển và linh hoạt biến hóa trong các biện pháp tu từ. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học. Mối quan hện giữa hình tượng và chất liệu không phải là sự kết hợp bên ngoài mà là sự thâm nhập, xuyên thấm vào nhau. Chất liệu là phương thức tồn tại của hình tượng. Nghệ sĩ ngay từ khi xây dựng ý đồ và tư duy hình tượng đã dựa hẳn trên khả năng của chất liệu. Ngôn từ trong văn học nói chung là ngôn ngữ được sử dụng với mọi phương tiện biểu hiện của lời nói, nhịp, vần, ngữ điệu, các biện pháp tu từ để tạo hình tượng nghệ thuật. Được khai thác từ ngôn ngữ toàn dân, song, ngôn từ văn học nghệ thuật có những đặc điểm riêng để khu biệt. 2. Ngôn ngữ trong thơ trữ tình + Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc. Ngôn ngữ thơ trữ tình giàu cảm xúc, lời thơ thường là lời đánh giá, trực tiếp thể hiện mối quan hệ của chủ thể với cuộc đời, thể hiện tình cảm của nhà thơ với cuộc sống. Vì vậy, việc lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm thái độ đánh giá. Chính vì vậy, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong tác phẩm trữ tình – chủ yếu là trong thơ – luôn luôn nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” (Quê hương – Tế Hanh) “Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) + Ngôn ngữ giàu tính nhạc. Ngôn ngữ giàu tính nhạc, những âm thanh luyến láy, sự phối hợp thanh bằng trắc, cách ngắt nhịp gợi cảm, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc… tạo nên tính nhạc “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”. “Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc? Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Hay: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây sung ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi?” (Tây Tiến – Quang Dũng) Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động tình cảm, như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu. Âm thanh nhịp điệu, them hàm nghĩa của từ ngữ, gợ ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết… Đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm trữ tình là giàu tính nhạc. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân tộc, được biểu hiện khác nhau. Trong thơ Việt Nam, tính nhạc thường được biểu hiện ở các mặt: sự cân đối, tầm bổng, nhịp nhàng và trùng điệp. Sự cân đối: là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Thơ cổ điển, thơ Đường luật thường chú ý tới sự hài hòa tương xứng này. Ngày nay thơ hiện đại phóng khoáng hơn, không theo một quy luật chặt chẽ nào (Tràng giang, Vội vàng, Đàn ghi-ta của Lor-ca…) Do sự trầm bổng ngôn ngữ thơ: Ở trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh Bằng với thanh Trắc. Và do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt để tạo nên nhịp. Nhịp điệu là bước đi của thơ VD: Xuân Diệu viết toàn thanh Bằng để gợi tả nét nhạc du dương đưa hồn phiêu diêu, bay bổng khi nghe nhị hồ: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” Âm thanh trầm bổng được tạo ra từ nhịp cắt “Nhiêu đây ư em/ mấy tuổi rồi? Hai mươi Ờ nhỉ/ tháng năm trôi Sóng bồi them bãi/ thuyền thêm bến Gió lộng đường khơi/ rộng đất trời” Ở ba dòng đầu bị cắt ra nhiều nhịp như sự dừng lại sững sờ ngạc nhiên trước sự đổi thay của thời đại. Dòng 4,5 nhịp dài ra như niềm vui trải rộng. Và: “Sen tàn/ cúc lại/ nở hoa Sầu dài/ ngày ngắn/ đông đà/ sang xuân” Nhịp 2/2 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của năm tháng 4 mùa. Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ: thể hiện ở sự dung vần, điệp câu, điệp ngữ -Vần trong thơ được láy lại có tác dụng nối dính các dòng thơ thành một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng, thuận lợi cho trí nhớ. Thơ có vần chính và vần thông. Vần chính là vần có cùng một khuôn âm, vần thông là theo một khuôn âm tương tự. Xét về vị trí, vần chia ra vần chân (cước vận) tức là vần ở cuối dòng thơ, và vần lưng ( yêu vận) tức là vần ở giữa dòng thơ: “Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương! Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bong Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường” (Tố Hữu) - Vẻ đẹp trùng điệp của ngôn ngữ thơ không chỉ do hiệp vần, do cách phối âm mà còn do nhà thơ có ý thức láy đi láy lại một số âm, một số tiếng nào đó. VD: trong bài Thề non nước gồm 22 dòng, chữ “non” được nhắc lại 15 lần, chữ “nước” 13 lần tạo một ấn tượng vương vấn không dứt. Ngôn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ logic kết hợp thông thường để tạo thành những kết hợp mới bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa. VD bài Đàn ghi-ta của Lor-ca: “những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li- la, li- la, li- la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn” Thanh Thảo kết hợp các hình ảnh: tiếng đàn. Tây Ban Nha, hình tượng người nghệ sĩ đi “lang thang” tưởng như không có logic nhưng thực ra đã nói lên mối quan hệ giữa cái đẹp, nghệ thuật với đời sống chính trị đương thời. Tiếng đàn Lor-ca đứng trước nguy cơ đầy bất trắc. Ngôn ngữ phức hợp Ngôn ngữ thơ trữ tình không phải là ngôn ngữ tuyến tính mà là ngôn ngữ phức hợp. Vì thế làm thơ phải thả hồn theo cảm xúc chứ không phải dừng lại ở mặt chữ. Do đặc điểm ngôn từ thơ hàm súc như vậy nên quá trình khám phá thơ phải công phu: đi từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh nhịp điệu để tìm hiểu hết nghĩa đen, nghĩa bong… Có khi điều bài thơ gợi ra quan trọng hơn điều nói rõ. Người Trung Quốc xưa nhận xét: “ Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”, “chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”. Còn Xuân Diệu cho rằng: “Tôi muốn sáp nhập thơ ca vào lĩnh vực của âm nhạc”.
Trả lời
“Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Sở dĩ ngôn ngữ trong văn chương nói chung, trong thơ ca nói riêng được coi trọng hàng đầu là vì văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ giao tiếp thông thường, và “ngôn ngữ riêng” của các ngành nghệ thuật khác. Ngôn ngữ trong văn chương, trong thơ ca phải vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính hình tượng, uyển chuyển và linh hoạt biến hóa trong các biện pháp tu từ. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học. Mối quan hện giữa hình tượng và chất liệu không phải là sự kết hợp bên ngoài mà là sự thâm nhập, xuyên thấm vào nhau. Chất liệu là phương thức tồn tại của hình tượng. Nghệ sĩ ngay từ khi xây dựng ý đồ và tư duy hình tượng đã dựa hẳn trên khả năng của chất liệu. Ngôn từ trong văn học nói chung là ngôn ngữ được sử dụng với mọi phương tiện biểu hiện của lời nói, nhịp, vần, ngữ điệu, các biện pháp tu từ để tạo hình tượng nghệ thuật. Được khai thác từ ngôn ngữ toàn dân, song, ngôn từ văn học nghệ thuật có những đặc điểm riêng để khu biệt. 2. Ngôn ngữ trong thơ trữ tình + Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc. Ngôn ngữ thơ trữ tình giàu cảm xúc, lời thơ thường là lời đánh giá, trực tiếp thể hiện mối quan hệ của chủ thể với cuộc đời, thể hiện tình cảm của nhà thơ với cuộc sống. Vì vậy, việc lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm thái độ đánh giá. Chính vì vậy, sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong tác phẩm trữ tình – chủ yếu là trong thơ – luôn luôn nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” (Quê hương – Tế Hanh) “Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) + Ngôn ngữ giàu tính nhạc. Ngôn ngữ giàu tính nhạc, những âm thanh luyến láy, sự phối hợp thanh bằng trắc, cách ngắt nhịp gợi cảm, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc… tạo nên tính nhạc “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc”. “Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc? Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Hay: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây sung ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi?” (Tây Tiến – Quang Dũng) Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động tình cảm, như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu. Âm thanh nhịp điệu, them hàm nghĩa của từ ngữ, gợ ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết… Đặc điểm quan trọng nhất của lời văn trong tác phẩm trữ tình là giàu tính nhạc. Nhạc tính này, do đặc điểm ngôn ngữ của từng dân tộc, được biểu hiện khác nhau. Trong thơ Việt Nam, tính nhạc thường được biểu hiện ở các mặt: sự cân đối, tầm bổng, nhịp nhàng và trùng điệp. Sự cân đối: là sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Thơ cổ điển, thơ Đường luật thường chú ý tới sự hài hòa tương xứng này. Ngày nay thơ hiện đại phóng khoáng hơn, không theo một quy luật chặt chẽ nào (Tràng giang, Vội vàng, Đàn ghi-ta của Lor-ca…) Do sự trầm bổng ngôn ngữ thơ: Ở trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh Bằng với thanh Trắc. Và do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo nhịp cắt để tạo nên nhịp. Nhịp điệu là bước đi của thơ VD: Xuân Diệu viết toàn thanh Bằng để gợi tả nét nhạc du dương đưa hồn phiêu diêu, bay bổng khi nghe nhị hồ: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” Âm thanh trầm bổng được tạo ra từ nhịp cắt “Nhiêu đây ư em/ mấy tuổi rồi? Hai mươi Ờ nhỉ/ tháng năm trôi Sóng bồi them bãi/ thuyền thêm bến Gió lộng đường khơi/ rộng đất trời” Ở ba dòng đầu bị cắt ra nhiều nhịp như sự dừng lại sững sờ ngạc nhiên trước sự đổi thay của thời đại. Dòng 4,5 nhịp dài ra như niềm vui trải rộng. Và: “Sen tàn/ cúc lại/ nở hoa Sầu dài/ ngày ngắn/ đông đà/ sang xuân” Nhịp 2/2 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của năm tháng 4 mùa. Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ: thể hiện ở sự dung vần, điệp câu, điệp ngữ -Vần trong thơ được láy lại có tác dụng nối dính các dòng thơ thành một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng, thuận lợi cho trí nhớ. Thơ có vần chính và vần thông. Vần chính là vần có cùng một khuôn âm, vần thông là theo một khuôn âm tương tự. Xét về vị trí, vần chia ra vần chân (cước vận) tức là vần ở cuối dòng thơ, và vần lưng ( yêu vận) tức là vần ở giữa dòng thơ: “Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương! Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bong Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường” (Tố Hữu) - Vẻ đẹp trùng điệp của ngôn ngữ thơ không chỉ do hiệp vần, do cách phối âm mà còn do nhà thơ có ý thức láy đi láy lại một số âm, một số tiếng nào đó. VD: trong bài Thề non nước gồm 22 dòng, chữ “non” được nhắc lại 15 lần, chữ “nước” 13 lần tạo một ấn tượng vương vấn không dứt. Ngôn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ logic kết hợp thông thường để tạo thành những kết hợp mới bất ngờ theo nguyên tắc lạ hóa. VD bài Đàn ghi-ta của Lor-ca: “những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li- la, li- la, li- la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn” Thanh Thảo kết hợp các hình ảnh: tiếng đàn. Tây Ban Nha, hình tượng người nghệ sĩ đi “lang thang” tưởng như không có logic nhưng thực ra đã nói lên mối quan hệ giữa cái đẹp, nghệ thuật với đời sống chính trị đương thời. Tiếng đàn Lor-ca đứng trước nguy cơ đầy bất trắc. Ngôn ngữ phức hợp Ngôn ngữ thơ trữ tình không phải là ngôn ngữ tuyến tính mà là ngôn ngữ phức hợp. Vì thế làm thơ phải thả hồn theo cảm xúc chứ không phải dừng lại ở mặt chữ. Do đặc điểm ngôn từ thơ hàm súc như vậy nên quá trình khám phá thơ phải công phu: đi từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh nhịp điệu để tìm hiểu hết nghĩa đen, nghĩa bong… Có khi điều bài thơ gợi ra quan trọng hơn điều nói rõ. Người Trung Quốc xưa nhận xét: “ Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”, “chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”. Còn Xuân Diệu cho rằng: “Tôi muốn sáp nhập thơ ca vào lĩnh vực của âm nhạc”.