Người đánh cờ tốt có phải sẽ làm chính trị giỏi?

  1. Tin Tức

Người ta vẫn hay ví von, chính trị giống như bàn cờ. Vậy nên mới có kỳ thủ xuất chúng, 36 tuổi đã phát triển thành đạt như vậy 🥰

Từ khóa: 

bắc ninh

,

cờ thủ

,

tin tức

Đó là điều chưa kết luận được.

Nếu nói đánh cờ tốt sẽ làm chính trị giỏi, về mặt logic điều đó có nghĩa là mọi kỳ thủ khi làm chính trị sẽ thành công. Điều đó có đúng không? Có lẽ là không.

Hãy lấy Garry Kasparov làm ví dụ. Ông được coi là một trong số những kỳ thủ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Thời điểm ông giải nghệ, chừng mười mấy năm trước, ông tuyên bố mình giải nghệ vì không có đối thủ và không còn đỉnh cao nào để chinh phục. Khi ấy, ông đã giữ danh hiệu Vô địch Thế giới 20 năm liên tiếp. Và bạn biết sau khi giải nghệ, ông làm gì không? Ông chuyển sang làm chính trị. Tôi nghĩ không nhiều người trong số các bạn biết đến ông với tư cách một nhà chính trị, và thực tế ông cũng không để lại dấu ấn gì đáng kể trong sự nghiệp chính trị của mình. Như thế thì không thể nói ông thành công được. Nếu kỳ thủ mạnh nhất trong số các kỳ thủ cũng không giỏi chính trị, khó mà nói được rằng đánh cờ tốt thì làm chính trị giỏi.

Chúng ta thường thấy trên phim cổ trang Trung Quốc có cảnh chơi cờ tướng hay cờ vây của những vị tướng hay những vị vua. Nó dễ làm chúng ta liên tưởng rằng đánh cờ giỏi thì điều binh khiển tướng cũng giỏi, nhưng chẳng có bằng chứng nào cho việc đó. Quả thật để làm được hai việc đó cần nhiều kỹ năng tương tự. Nhưng tôi nghĩ, nhiều nhất thì giữa "chơi cờ hay" và "làm chính trị giỏi" chỉ có tương quan, chứ không có quan hệ tương đương hay nhân quả.

Đã có người hỏi câu hỏi giống bạn trên một forum về cờ vua, bạn có thể tham khảo ở đây:

Một điều thú vị là ngày càng nhiều kỳ thủ chuyển sang làm chính trị. Chẳng hạn, bạn có thể tìm thấy vài cái tên nổi bật ở đây:

Tuy nhiên, nếu chỉ vì thế mà kết luận rằng giỏi cờ là giỏi chính trị thì đó là một ví dụ rõ ràng về thiên kiến tìm kiếm đồng thuận (tức là chúng ta tìm kiếm những chứng cứ củng cố nhận định của chúng ta, và phủ nhận những bằng chứng cho điều ngược lại). Bởi vì, người ở bất kỳ ngành nào cũng có thể chuyển sang làm chính trị, và với con số hàng trăm ngàn kỳ thủ chuyên nghiệp, số lượng kỳ thủ trở thành chính trị gia là quá ít ỏi.

Tất nhiên, không phải cứ giỏi chơi cờ là phải thành kỳ thủ chuyên nghiệp, nhưng hãy để ý rằng kỳ thủ là những người giỏi cờ nhất. Điều đó có nghĩa là nếu giỏi cờ mà đồng nghĩa với giỏi chính trị, thì họ sẽ là những người giỏi chính trị nhất. Sự thật có phải thế không?

Ngược lại, ta hãy xem những người giỏi chính trị thì có giỏi chơi cờ không. Hãy tạm coi các tổng thống Mỹ là những người giỏi chính trị. Giờ hãy xem họ chơi cờ thế nào. Thật may mắn là có một vài trang web đã giúp chúng ta làm khảo sát đó:

Các bạn có thể thấy, rất nhiều chính trị gia cũng chơi cờ, nhưng không phải tất cả.

Vì những điều trên, với câu hỏi của bạn, tôi nghĩ câu trả lời tốt nhất là chỉ có tương quan nhất định, chứ không có bằng chứng nào cho thấy đánh cờ giỏi thì làm chính trị tốt.

Trả lời

Đó là điều chưa kết luận được.

Nếu nói đánh cờ tốt sẽ làm chính trị giỏi, về mặt logic điều đó có nghĩa là mọi kỳ thủ khi làm chính trị sẽ thành công. Điều đó có đúng không? Có lẽ là không.

Hãy lấy Garry Kasparov làm ví dụ. Ông được coi là một trong số những kỳ thủ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Thời điểm ông giải nghệ, chừng mười mấy năm trước, ông tuyên bố mình giải nghệ vì không có đối thủ và không còn đỉnh cao nào để chinh phục. Khi ấy, ông đã giữ danh hiệu Vô địch Thế giới 20 năm liên tiếp. Và bạn biết sau khi giải nghệ, ông làm gì không? Ông chuyển sang làm chính trị. Tôi nghĩ không nhiều người trong số các bạn biết đến ông với tư cách một nhà chính trị, và thực tế ông cũng không để lại dấu ấn gì đáng kể trong sự nghiệp chính trị của mình. Như thế thì không thể nói ông thành công được. Nếu kỳ thủ mạnh nhất trong số các kỳ thủ cũng không giỏi chính trị, khó mà nói được rằng đánh cờ tốt thì làm chính trị giỏi.

Chúng ta thường thấy trên phim cổ trang Trung Quốc có cảnh chơi cờ tướng hay cờ vây của những vị tướng hay những vị vua. Nó dễ làm chúng ta liên tưởng rằng đánh cờ giỏi thì điều binh khiển tướng cũng giỏi, nhưng chẳng có bằng chứng nào cho việc đó. Quả thật để làm được hai việc đó cần nhiều kỹ năng tương tự. Nhưng tôi nghĩ, nhiều nhất thì giữa "chơi cờ hay" và "làm chính trị giỏi" chỉ có tương quan, chứ không có quan hệ tương đương hay nhân quả.

Đã có người hỏi câu hỏi giống bạn trên một forum về cờ vua, bạn có thể tham khảo ở đây:

Một điều thú vị là ngày càng nhiều kỳ thủ chuyển sang làm chính trị. Chẳng hạn, bạn có thể tìm thấy vài cái tên nổi bật ở đây:

Tuy nhiên, nếu chỉ vì thế mà kết luận rằng giỏi cờ là giỏi chính trị thì đó là một ví dụ rõ ràng về thiên kiến tìm kiếm đồng thuận (tức là chúng ta tìm kiếm những chứng cứ củng cố nhận định của chúng ta, và phủ nhận những bằng chứng cho điều ngược lại). Bởi vì, người ở bất kỳ ngành nào cũng có thể chuyển sang làm chính trị, và với con số hàng trăm ngàn kỳ thủ chuyên nghiệp, số lượng kỳ thủ trở thành chính trị gia là quá ít ỏi.

Tất nhiên, không phải cứ giỏi chơi cờ là phải thành kỳ thủ chuyên nghiệp, nhưng hãy để ý rằng kỳ thủ là những người giỏi cờ nhất. Điều đó có nghĩa là nếu giỏi cờ mà đồng nghĩa với giỏi chính trị, thì họ sẽ là những người giỏi chính trị nhất. Sự thật có phải thế không?

Ngược lại, ta hãy xem những người giỏi chính trị thì có giỏi chơi cờ không. Hãy tạm coi các tổng thống Mỹ là những người giỏi chính trị. Giờ hãy xem họ chơi cờ thế nào. Thật may mắn là có một vài trang web đã giúp chúng ta làm khảo sát đó:

Các bạn có thể thấy, rất nhiều chính trị gia cũng chơi cờ, nhưng không phải tất cả.

Vì những điều trên, với câu hỏi của bạn, tôi nghĩ câu trả lời tốt nhất là chỉ có tương quan nhất định, chứ không có bằng chứng nào cho thấy đánh cờ giỏi thì làm chính trị tốt.

Thế chắc là Lê Quang Liêm cũng làm cán bộ quản lý được rồi

Đồng ý là đánh cờ giỏi sẽ có tư duy tốt , chiến lược hay , tầm nhìn rộng. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để trở thành chính trị giỏi.
Tiểu nữ nghĩ rằng người đánh cờ giỏi sẽ tính toán chiến lược tốt, suy nghĩ logic, trí nhớ tốt và nắm bắt được đối phương 😌 Một người thực sự giỏi sẽ làm chủ được bàn cờ, hiểu được mức độ của đối phương và tính toán linh hoạt :v 
Vì đã từng chơi cờ vua nên tiểu nữ nghĩ rằng những người giỏi cờ vua sẽ biết cách "dùng người" vì trong cờ vua mỗi quân cờ đều có chức năng riêng. Bên cạnh đó thì cũng sẽ nhìn từ tổng quan đến chi tiết, dù là hậu hay tốt sẽ đều quan trọng và coi trọng sự nỗ lực. Chơi cờ lâu sẽ tạo nên được những đức tính như vậy, dù là chính trị hay lĩnh vực nào cũng sẽ đều tốt ở vai trò quản lý :v 
Ps. Đây là tiểu nữ nghĩ vậy chứ còn thực tế thì k biết hehe
Tại sao người mỹ lại chọn ông trum làm tổng thống khi ông ấy chưa thật sự là một chính trị gia, phải chăng dạy ông ấy đánh cờ thì ông ấy cũng chơi khá giỏi đấy.

Kỳ thủ giỏi chắc chắn phải là ng có tư duy tốt, trí nhớ tốt, có khả năng suy luận,... Nói chung là có khả năng suy nghĩ cao siêu.

Chính trị gia giỏi chắc chắn sẽ cần 1 trí não cao siêu, nhưng bên cạnh đó cũng cần nhiều thứ như cách nhìn người, khả năng diễn thuyết, thuyết phục, sự mưu mẹo, tàn nhẫn,... Ngay cả khả năng diễn xuất cũng là thứ cần thiết cho 1 chính trị gia. Những điều mà 1 kỳ thủ giỏi chưa chắc đã có.

Con đường chính trị ko phải chỉ có 64 vị trí với 32 quân cờ với 6 cách đi riêng mà là muôn hình vạn trạng với cái giá phải trả là cả 1 dân tộc. Chính trị giống như bàn cờ ở chỗ 1 nước đi sai là thân bại danh liệt.

Nên theo mình thì chính trị gia giỏi có thể chơi cờ hay, nhưng kỳ thủ cao siêu, chưa chắc đã thích hợp để làm chính trị.