Người ít nói là người giao tiếp giỏi?

  1. Kỹ năng mềm

Có phải người nói nhiều thì sẽ giao tiếp tiếp tốt? Hay người ít nói là là người nói giỏi. Bạn nghĩ sao về quan điểm đó?

Từ khóa: 

kỹ năng giao tiếp

,

kỹ năng mềm

Ít nói chưa hẳn giao tiếp giỏi nhưng cũng không phải giao tiếp kém. Nhưng mình thấy ít nói mà lựa nghề giáo viên thì đúng là một thử thách lớn cần nhiều nội lực để tự vượt qua...

Trả lời

Ít nói chưa hẳn giao tiếp giỏi nhưng cũng không phải giao tiếp kém. Nhưng mình thấy ít nói mà lựa nghề giáo viên thì đúng là một thử thách lớn cần nhiều nội lực để tự vượt qua...

Tại sao nói " Người ít nói là người giao tiếp giỏi"?

Ở đây, mình xin phép được thể hiện ở một khía cạnh khác khi mà người ít nói được cho là người có khả năng giao tiếp tốt.

👉 Hầu hết trong một cuộc trò chuyện, ai cũng có xu hướng "nói" nhiều hơn là "nghe". Ai cũng cũng muốn kể về mình, kể về công việc của mình, muốn người khác biết nhiều hơn quan điểm, góc nhìn của mình. Khi một chủ đề được đưa ra, ngay lập tức chúng ta thường có xu hướng liên hệ ngay đến bản thân của mình với mong muốn được sẻ chia. Đôi khi là chỉ là muốn được nói về mình chứ không hề quan tâm đến câu chuyện của người khác. Bởi chúng ta suy nghĩ rằng đối phương đang mong muốn, chăm chú nghe câu chuyện của ta và khi ta kể chuyện thì mọi người sẽ nhận xét bản thân là người hòa đồng, dễ gần.

👉 Ngược lại, người ít nói họ thường xuyên không có xu hướng kể về mình quá nhiều mà “nghe” nhiều hơn là “nói”.

Lắng nghe
là 1 trong những kỹ năng cô cùng cần thiết trong giao tiếp. Ta thường có xu hướng nghe hay chỉ nghe những gì liên quan đến mình, đến chủ đề mà mình đang quan tâm, tò mò chứ ít khi hay ít hứng thú khi nghe câu chuyện của người khác không liên quan đến sở thích, sở ghét, mối quan tâm của bản thân. Với những người ít nói trong cuộc trò chuyện thì “nghe” ở đây là chăm chú lắng nghe câu chuyện của người khác, nghe chủ động chứ không phải là nghe trong vô thức, nghe cho có.

👉 Người ít nói không phải họ lười hay kém, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh mà là thay vì thời gian nói họ dành ra nghe nhiều hơn nên khả năng nắm bắt thông tin và hiểu vấn đề của họ là rất tốt.Người lắng nghe nhiều sẽ là người học được nhiều, họ có nguồn thông tin vô cùng dồi dào vì thời gian họ nghe nhiều hơn nói có thể đổi thành thời gian họ lĩnh hội nhiều hơn thời gian họ bày tỏ

👉Hơn nữa, ta biết, người nói phải có người nghe. Khi một câu chuyện được kể ra mà không có người nghe thì là vô nghĩa. Câu chuyện của ta khi được chia sẻ và được người khác nghiêm túc đón nhận thì còn gì tuyệt hơn thế nữa? Lúc này, chính những người ít nói, họ lắng nghe. Sự im lặng của họ là vô cùng đáng giá trong việc duy trì cuộc trì chuyện.

https://cdn.noron.vn/2022/05/09/376588661474133-1652080733.png

Mình không nghĩ ít nói thể hiện là giao tiếp giỏi hay kém. Vì giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục nhất có thể. Nếu căn cứ theo định nghĩa này thì cứ đạt mục đích là giao tiếp thành công. Và để đạt mục đích thì không có mục nào ghi là phải nói ít hay nói nhiều.

Một số mẹo nhỏ để tăng khả năng giao tiếp bạn có thể quan tâm bao gồm:

1. Biết cách lắng nghe: quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn gắn kết các mối quan hệ với người khác. Bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết sẽ đánh giá cao kỹ năng nghe của bạn. Khi đang nghe, bạn nên kết hợp cùng một cơ sở ngôn ngữ. Như cười, gật đầu, đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ…

2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: trong một cuộc trò chuyện, từ dáng đứng, dáng ngồi hay ánh mắt đều có ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ bản để phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Bạn nên đứng thẳng về phía họ, luôn nhìn vào mắt khi nói chuyện. Mỉm cười, gật đầu hiện quan điểm. Và lưu ý không dùng đầu trỏ tay vào người khác khi trò chuyện.

3. Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe: tùy thuộc vào giao tiếp đối tượng, bạn thiết lập phong cách và hình thức giao tiếp cho phù hợp. Ví dụ, khi thuyết trình tại công ty cho sếp và đồng nghiệp thì nên dùng bài trình bày và dùng ngôn ngữ phù hợp.

4. Nhớ người đối diện tên: điều này sẽ giúp thiện cảm hơn với những người cùng nói chuyện.

5. Luyện cách nói và chế độ khi nói: Khi nói chuyện, bạn nên đi trực tiếp vào những vấn đề quan trọng. Nói một cách rõ ràng và tích cực. Đồng thời tránh nói những câu chuyện dài lê thê khiến người nghe phân tán tư tưởng. Và thời gian lãng phí của cả hai. Bên cạnh đó, bạn cứ hỏi xem họ có hiểu hay không và sẵn sàng giải thích.

6. Sẵn sàng phản hồi một cách nhanh chóng: đối với thông điệp của chủ thể giao tiếp. Cũng chính là một hình thức cổ vũ các ý tưởng tích cực. Và tạo tương tác giữa người nói và người nghe, giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp.

7. Tôn trọng: ăn mặc phù hợp với buổi nói chuyện, tắt điện thoại nếu cần, không ngắt ngang lời người đang nói...

Giao tiếp giỏi là do kĩ năng,kinh nghiệm chứ ko phải nói nhiều nói ít.Mà nói ít có nhêù nguyên nhân: biết mọi thứ tùy hoàn cảnh mà ít nói; không hiểu với suy nghĩ ra thứ gì để nói,mà mình thuộc phần ko suy nghĩ ra gì để nói nữa😅.

Không hẳn là nói nhiều hay nói ít là giao tiếp giỏi mà theo mình là nói đủ, nói đúng, thể hiện được quan điểm cá nhân mình là được.

Giao tiếp giỏi không phụ thuộc vào chúng ta nói ít hay nói nhiều. Có người nói ít nhưng mọi phát ngôn đều rất chất lượng và đánh trúng vấn đề. Có người nói nhiều nhưng rất bâng quơ và lan man. Với mình, giao tiếp giỏi tức là người biết lắng nghe, thấu hiểu câu chuyện người khác và đưa ra lời góp ý xác đáng hoặc là người luôn lấy được cảm tình của người khác thông qua cách nói chuyện. Có nhiều người ít nói, nhưng họ biết cách khiến cho người khác có thiện cảm với bản thân, bởi vì họ thực sự quan tâm đến những gì đang diễn ra trong câu chuyện của người khác và biết phản hồi, lên tiếng lúc phù hợp.

Ít nói vs giả ngu thì không ai chơi lại.

Chào bạn, theo mình không có một khái niệm hay minh chứng nào cho rằng nói ít hay nói nhiều là giao tiếp giỏi. Cũng như các bạn ở dưới đã nói, giao tiếp giỏi là do tu duy, kinh nghiệm, kỹ năng và các yếu tố nội ngoại khác nữa tạo nên.

Có một mặt khác là người ít nói gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp nếu như khi giao tiếp họ thường ấp úng, không biết nói gì... Khiến cho việc giao tiếp của người ít nói thường không đạt được hiệu quả. Mình xin phép chia sẻ một vài tips giúp các bạn hướng nội, ngại giao tiếp có thể tự tin giao tiếp hơn:

1. Hình dung trước khi nói:

Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?

2. Học cách tự tin

Tự tin là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp, tự tin giúp cho bạn giao tiếp tốt
hơn. Thường những người ít nói là những người sợ đám đông, ít tiếp xúc với đám đông và gặp khó khăn khi giao tiếp trước đám đông.
Có một cách mà bản thân mình rất hay áp dụng và nhận đưcọ hiệu quả đó là Luyện nói trước gương, độc thoại, nói cho mình nghe hay nói cho người thân, bạn bè nghe. Nghe đóng góp của họ để hoàn thiện.

3. Học cách nói chuyện hoạt ngôn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người ít nói gặp khó khăn trong vấn
đề giao tiếp đó chính là vấn đề về ngôn ngữ. Vốn từ vừng và chủ đề của người ít nói
thường quá hẹp. Vậy nên khi bắt đầu câu chuyện người ít nói thường không biết nói gì?
Để khắc phục điểm này thì người ít nói có thể hẹn hò chém gió với những người bạn của
mình.
Tham gia nói chuyện với nhiều chủ đề khác nhau về vốn từ, vốn kiến thức được mở
rộng hoặc bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ, hội thảo để có thêm nhiều kiến thức
và có thêm nhiều thông tin hữu ích.

4. Thái độ chân thành

Sự chân thành sẽ bù đắp cho sự "ít nói" của bạn. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng khi nói là đi thẳng vào vấn đề, không vòng vo tam quốc, bao che, ngụy biện; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe"

5. Tập nhờ vả người khác

Nghe có vẻ khá lạ đúng không?
Tinh thần tự lực cánh sinh là tốt nhưng đôi khi có sự giúp đỡ từ người khác thì công việc của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bnaj không dám nhờ vả thì người khác cũng sẽ rất ngại khi muốn nhờ bạn một điều gì đó, thậm chí còn cho rằng bạn rất "khó gần". Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công. Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cần thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.

Kết

Để người giao tiếp có được những kỹ năng khi giao tiếp thì bạn cần phải cố gắng rèn
luyện. Việc kiên trì, kiên nhẫn rèn luyện sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Trong đầu bạn nên loại bỏ chữ NGẠI, như vậy bạn mới có tinh thần học hỏi và rèn luyện được.
https://cdn.noron.vn/2022/05/05/809997297785109-1651740411.jpg
Kỹ năng giao tiếp cho người ít nói