Luân hồi có thực sự tồn tại?

  1. Tâm linh

Giả sử: luân hồi có thật. 
Vậy thì mình có những thắc mắc sau: 
_ Mỗi cơ thể chứa một linh hồn. Dân số thế giới và số lượng động vật trên thế giới ngày một tăng cao. Đồng nghĩa với việc số lượng linh hồn cũng tăng lên theo. Vậy số lượng linh hồn tăng lên đó là từ đâu mà có. Nguồn gốc của Linh hồn ruốt cuộc là từ đâu. 
_ Theo luân hồi thì khi nào hết nghiệp quả thì sẽ được "thăng lên chiều kích mới", không cần luân hồi vào các cõi thấp nữa. Nhưng rõ ràng là còn luân hồi là còn nghiệp quả, duyên báo. Vậy thì chẳng phải càng luân hồi thì càng tạo thêm nghiệp và duyên mới sao? Như vậy thì làm sao mới hết luân hồi được? 
Vậy thì ruốt cuộc là "Luân Hồi" có thực sự tồn tại hay không? 
Từ khóa: 

tâm linh

Trong Phật giáo có một thuật ngữ là bất khả tư nghì (nghị). Hễ nói tới điều gì không thể hiểu được thì người ta bèn nói đó là điều bất khả tư nghì. Bốn điều cơ bản là bất khả tư nghì vì nghĩ đến sẽ làm người ta cuồng loạn và thống khổ nếu muốn áp đặt định nghĩa bao gồm:

  • Phật giới của các vị Phật
  • Thiền giới của người ngồi thiền
  • Quả dị thục của nghiệp
  • Tâm tư của thế giới

Vấn đề Luân hồi của bạn hỏi thuộc về quả dị thục của nghiệp, hay còn gọi là chúng sanh không thể nghĩ bàn. Thế nào là chúng sanh bất khả tư nghì? Chúng sanh này từ đâu đến? Từ đâu đi? Lại bắt đầu từ chỗ nào? Từ chỗ này chết sẽ sanh chỗ nào?' Đấy là chúng sanh không thể nghĩ bàn (chẳng thể suy nghĩ).

Bất khả tư nghị không phải sản phẩm của bộ não. Tất cả những gì con người nhận thức và diễn tả, như vũ trụ vạn vật, Thượng Đế, Phật, Chúa, tư tưởng, tình cảm và cả Luân hồi…đều là sản phẩm của bộ não và đều là vọng tưởng, nghĩa là lấy tưởng tượng của bộ não hoặc tưởng tượng của cái tôi phóng hiện vào không gian 3 chiều và kéo dài trong thời gian thành thời không (space-time) 4 chiều.

Vậy cái gì không phải là sản phẩm của bộ não?

Nó là cái chưa qua sự biến đổi của bộ não, là bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta. Có nhiều thuyết và nhiều danh từ để gọi nó. Phật giáo gọi là Phật hay Tánh Giác hoặc Tánh Không. Nó vô sinh, vô thủy vô chung, vô hình, vô thể. Nó đã sẵn có trước khi không gian và thời gian và vật chất được tạo ra, nó không phải là tưởng tượng của bộ não.

Tất cả cấu trúc vật chất như nguyên tử, phân tử, thiên thể, sinh vật… đều là trình hiện (khái niệm mà não bộ định nghĩa), không phải là bản lai diện mục (bản chất thật sự của sự vật). Tất cả những thứ khác như không gian, thời gian, tư tưởng, tình cảm, văn hóa cũng đều là trình hiện, không phải là chân lý. Những câu chuyện và quyển sách Luân hồi của các tác giả cũng là trình hiện. Vì thế nên bạn có thể thấy mỗi tác giả bảo vệ một học thuyết khác nhau về Luân hồi và câu chuyện không bao giờ có điểm dừng. Chính những người cố gắng đi tìm hiểu về nó cũng sẽ rối loạn giữa một rừng thông tin.

Khoa học ngày nay hình dung bản lai diện mục bất khả tư nghị đó là Trường thống nhất, một thứ có dạng sóng gọi là miền tần số (frequency domain), vô hình, vô thể, vô thủy vô chung, không phải là vật chất mà chỉ là thông tin. Thông tin đó nằm trong mặt phẳng hai chiều, không có bề dày, không có thể tích. Do đó nó có thể nằm trong một hố đen mà không bị tiêu mất, ở chỗ gọi là chân trời hiện tượng (event horizon). Ví dụ một chiếc ví da được ném vào một hố đen. Ví da biến mất nhưng bản lai diện mục của cái ví da là thông tin thì không bị mất mà nằm ở chân trời hiện tượng của hố đen và từ thông tin đó có thể khôi phục lại hoàn toàn cái ví da nguyên thủy.

Nguồn link tham khảo:

Trả lời

Trong Phật giáo có một thuật ngữ là bất khả tư nghì (nghị). Hễ nói tới điều gì không thể hiểu được thì người ta bèn nói đó là điều bất khả tư nghì. Bốn điều cơ bản là bất khả tư nghì vì nghĩ đến sẽ làm người ta cuồng loạn và thống khổ nếu muốn áp đặt định nghĩa bao gồm:

  • Phật giới của các vị Phật
  • Thiền giới của người ngồi thiền
  • Quả dị thục của nghiệp
  • Tâm tư của thế giới

Vấn đề Luân hồi của bạn hỏi thuộc về quả dị thục của nghiệp, hay còn gọi là chúng sanh không thể nghĩ bàn. Thế nào là chúng sanh bất khả tư nghì? Chúng sanh này từ đâu đến? Từ đâu đi? Lại bắt đầu từ chỗ nào? Từ chỗ này chết sẽ sanh chỗ nào?' Đấy là chúng sanh không thể nghĩ bàn (chẳng thể suy nghĩ).

Bất khả tư nghị không phải sản phẩm của bộ não. Tất cả những gì con người nhận thức và diễn tả, như vũ trụ vạn vật, Thượng Đế, Phật, Chúa, tư tưởng, tình cảm và cả Luân hồi…đều là sản phẩm của bộ não và đều là vọng tưởng, nghĩa là lấy tưởng tượng của bộ não hoặc tưởng tượng của cái tôi phóng hiện vào không gian 3 chiều và kéo dài trong thời gian thành thời không (space-time) 4 chiều.

Vậy cái gì không phải là sản phẩm của bộ não?

Nó là cái chưa qua sự biến đổi của bộ não, là bản lai diện mục trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta. Có nhiều thuyết và nhiều danh từ để gọi nó. Phật giáo gọi là Phật hay Tánh Giác hoặc Tánh Không. Nó vô sinh, vô thủy vô chung, vô hình, vô thể. Nó đã sẵn có trước khi không gian và thời gian và vật chất được tạo ra, nó không phải là tưởng tượng của bộ não.

Tất cả cấu trúc vật chất như nguyên tử, phân tử, thiên thể, sinh vật… đều là trình hiện (khái niệm mà não bộ định nghĩa), không phải là bản lai diện mục (bản chất thật sự của sự vật). Tất cả những thứ khác như không gian, thời gian, tư tưởng, tình cảm, văn hóa cũng đều là trình hiện, không phải là chân lý. Những câu chuyện và quyển sách Luân hồi của các tác giả cũng là trình hiện. Vì thế nên bạn có thể thấy mỗi tác giả bảo vệ một học thuyết khác nhau về Luân hồi và câu chuyện không bao giờ có điểm dừng. Chính những người cố gắng đi tìm hiểu về nó cũng sẽ rối loạn giữa một rừng thông tin.

Khoa học ngày nay hình dung bản lai diện mục bất khả tư nghị đó là Trường thống nhất, một thứ có dạng sóng gọi là miền tần số (frequency domain), vô hình, vô thể, vô thủy vô chung, không phải là vật chất mà chỉ là thông tin. Thông tin đó nằm trong mặt phẳng hai chiều, không có bề dày, không có thể tích. Do đó nó có thể nằm trong một hố đen mà không bị tiêu mất, ở chỗ gọi là chân trời hiện tượng (event horizon). Ví dụ một chiếc ví da được ném vào một hố đen. Ví da biến mất nhưng bản lai diện mục của cái ví da là thông tin thì không bị mất mà nằm ở chân trời hiện tượng của hố đen và từ thông tin đó có thể khôi phục lại hoàn toàn cái ví da nguyên thủy.

Nguồn link tham khảo:

Câu trả lời rất đơn giản là chẳng có luân hồi nào như cái mô tả của đội Phật giáo cả.

Cái thuyết luân hồi nó có quá nhiều lỗ hổng, quá nhiều những thứ bất hợp lý mà ngay cả bạn cũng nhận ra đó thôi. Để trám vào những cái lỗ hổng đấy người ta sẽ dùng những thứ cao siêu, ko chứng minh, ko kiểm chứng được như chiều ko gian abc, cõi xyz,...

VD như bạn viết ở dưới người từ hành tinh nào đấy đầu thai xuống, bạn cứ thử hỏi người viết ra cái bài đấy - hành tinh là hành tinh nào, tọa độ ở đâu trong vũ trụ; tại sao ko phải là người Trái Đất đầu thai lên đấy, mà lại là đám đấy xuống đây làm tăng dân số; cách phân biệt đâu là người Trái Đất, đâu là người hành tinh đầu thai. - Nếu cái gì họ cũng ko biết, và cũng chẳng có bằng chứng gì, thì tại sao họ lại khẳng định là người ở các vì sao đầu thai xuống đây? Bằng trí tưởng tượng ah?

Luân hồi có thực sự tồn tại không? Và hàng loạt câu hỏi bên dưới của bạn khiến mình liên tưởng đến một việc.
Xã hội tại sao cần pháp luật? Vì sao có pháp luật rồi mà tội phạm vẫn rất nhiều thậm chí ngày một tăng. Vậy pháp luật để làm gì?
🌻Pháp luật tồn tại để cân bằng và ổn định xã hội. Tuy vậy, sự phát triển của xã hội không chịu sự chi phối hoàn toàn của pháp luật. Bởi thế, dù pháp luật có mạnh đến đâu, tội phạm vẫn có thể tồn tại và phát triển. Bởi lẽ, tội phạm được hình thành từ nhiều yếu tố xã hội khách quan.
🌻 Trở lại luận điểm ban đầu. Nếu luân hồi thực sự tồn tại thì vì sao dân số lại liên tục tăng lên? Thực tế cho thấy, chúng ta không có một bằng chứng cụ thể nào về số lượng thực thể sống trong nhân loại này những năm tháng qua. Nghĩa là, trong hệ sinh thái này, loài người chỉ là một phần trong đó. Nghĩ một cách khách quan. Một tổ kiến lửa cũng có thể ngang hàng với dân số 1 nước. Nói vây, là để minh chứng rằng thực thể sống rất đa dạng và đông đúc xung quanh chúng ta.
🌻 Mặt khác, theo thuyết luân luân hồi, vạn vật sẽ theo nhân duyên và nghiệp báo mà luân hồi đầu thai vào các kiếp khác nhau. Giả sử, thuyết này đúng thì cũng không có gì khó giải thích. Bởi lẽ, một con chó có nhân đức cũng có thể thành người và ngược lại. Nghĩa là các thực thể sống có linh hôn đều có thể đầu thai thành các kiếp sống khác nhau. Vì vậy, các loại động thực vật đều có thể trở thành người. Điều này giải thích viêch dân số không ngừng gia tăng. Mặt khác, con người không phải ai cũng đath đến độ thoát ra khỏi luân hồi, vì thế quanh quẩn trong luân hồi là điều hiển nhiên. Điều này lại càng giải thích cho vấn đề trên.
🌻 Còn bản thân mình. Mình không tin vào luân hồi. Mình tin vào bản thân. Mình không lấy nỗi sợ của luật nhân quả làm bài học răn dạy chính mình. Mình lấy khao khát sống là mình, vui vẻ, tự tại, sống một đời giá trị để cố gắng.
Mình tự cho rằng. Luân hồi hay không luân hồi cũng không quan trọng. Quan trọng là chính mình.

Có sự luân hồi bạn nhé,bởi chúng ta sống là sự trải nghiệm,và sống thế nào chúa sẽ phán xét chúng ta sẽ có kiếp này kiếp sau nếu sống k tốt sẽ xuống địa ngục còn sống tốt sẽ được vào thiên quốc nhưng chúng ta phải trải qua các kiếp sống đó.tôi tin vì tôi đã nhìn thấy ma quỷ rồi,tôi thấy ma trong công viên có hình người,người thì trong mà lúc đến gần họ xuyên tường luôn đó

Câu hỏi giống hệt của mình sau khi đọc xong cuốn "Muôn kiếp nhân sinh" của bác Nguyên Phong.

  1. Số lượng linh hồn ngày càng tăng là lý do vì đâu
  2. Càng sống là càng tạo thêm nghiệp quả.

Nhưng có một lý thuyết là khi bạn ở thân xác con người khả năng chuyển đổi lên chiều tâm thức cao hơn, dễ dàng đắc đạo hơn.

Câu trả lời chắc chắn là không. Ngay cả trong kiếp này có những việc bạn còn ko muốn nhớ (hoặc ko thể nhớ) thì liệu luân hồi còn ý nghĩa gì?? Vậy sau khi đầu thai chuyển kiếp liệu bạn còn nhớ nổi ko?