Người Việt tại sao khó cất lời xin lỗi?

  1. Xã hội

Từ xưa tới nay ở nước mình, trẻ con ngã thì hết bà tới mẹ chạy ra đánh chừa chỗ đất, chỗ đã làm em đau hay trách mắng “yêu" người đã trông em sơ sẩy để em ngã... Cho nên, từ tấm bé, rất nhiều đứa trẻ đã cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Vì vậy, khi phạm lỗi, thay vì nhận lỗi về mình thì chúng lại sẽ tìm cách để đổ lỗi. Thói xấu này ăn sâu vào rất nhiều người nên họ luôn đặt cái tôi trên hết, luôn nghĩ mình đúng. Đi ra đường va chạm với người khác, chưa cần biết đúng sai thế nào đã hung hăng đi đổ lỗi. Nói câu xin lỗi thực sự khó tới vậy sao?

Từ khóa: 

lời xin lỗi

,

xã hội

Từ xưa tới nay, trẻ con ngã thì hết bà tới mẹ chạy ra đánh chừa chỗ đất, chỗ đã làm em đau hay trách mắng “yêu" người đã trông em sơ sẩy để em ngã... Cho nên, từ tấm bé, rất nhiều đứa trẻ đã cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Chúng có thể hỗn hào với người lớn, tranh giành đồ với bạn chơi lớn hơn tuổi hoặc bé hơn tuổi vì được người lớn bênh vực rằng “em bé em biết gì đâu" và những đứa trẻ lớn hơn luôn phải chịu phần thua thiệt, oan uổng. Con mình hư thì đổ tại bạn bè lôi kéo...
Cái thói xấu nay ăn sâu vào suy nghĩ, hành động hàng ngày của rất nhiều người nên họ luôn đặt cái tôi lên trên hết, thậm chí không cần phân biệt đúng - sai. Ra đường, dù đi sai Luật giao thông, va chạm vào người khác, mình sai lè nhưng việc đầu tiên là phải “hung hăng" chửi bới vài câu đã, sau hạ hồi phân giải mới cần biết đúng sai. Chính vì thế mà rất nhiều va chạm nhỏ trên đường, không ai chịu nói lời xin lỗi mà nảy sinh những mâu thuẫn rất lớn, có khi là lao vào đoạt mạng nhau.
Trả lời
Từ xưa tới nay, trẻ con ngã thì hết bà tới mẹ chạy ra đánh chừa chỗ đất, chỗ đã làm em đau hay trách mắng “yêu" người đã trông em sơ sẩy để em ngã... Cho nên, từ tấm bé, rất nhiều đứa trẻ đã cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Chúng có thể hỗn hào với người lớn, tranh giành đồ với bạn chơi lớn hơn tuổi hoặc bé hơn tuổi vì được người lớn bênh vực rằng “em bé em biết gì đâu" và những đứa trẻ lớn hơn luôn phải chịu phần thua thiệt, oan uổng. Con mình hư thì đổ tại bạn bè lôi kéo...
Cái thói xấu nay ăn sâu vào suy nghĩ, hành động hàng ngày của rất nhiều người nên họ luôn đặt cái tôi lên trên hết, thậm chí không cần phân biệt đúng - sai. Ra đường, dù đi sai Luật giao thông, va chạm vào người khác, mình sai lè nhưng việc đầu tiên là phải “hung hăng" chửi bới vài câu đã, sau hạ hồi phân giải mới cần biết đúng sai. Chính vì thế mà rất nhiều va chạm nhỏ trên đường, không ai chịu nói lời xin lỗi mà nảy sinh những mâu thuẫn rất lớn, có khi là lao vào đoạt mạng nhau.
Cơ bản thì cái tôi người Việt quá lớn

Là tại họ sĩ diện. Họ đâu có muốn nhận lỗi của mình trước mặt nhiều người, hoặc là trước mặt những đứa trẻ; vì như vậy rất "mất mặt". 

Ai cũng cho là mình đúng, mà thậm chí họ biết họ sai đi chăng nữa, cũng sẽ làm kiểu như mình là người đúng...cho bằng được. Người lớn rất hay có cái kiểu suy nghĩ: "Tao lớn hơn mày nên mày mới là người sai ?" Và họ cũng truyền đạt cho những đứa con của họ như vậy, để lớn lên chúng lại là họ. 

Có lẽ đây là tư tưởng từ các thế hệ đi trước rồi. Thế hệ sau này, đa số đều có tư duy hiện đại và cởi mở hơn rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy! 

Tôi hiếm khi gặp điều đó đấy. Vì ai có lỗi họ sẽ xin lỗi và chúng ta không tranh chấp với trẻ em.