Những câu nói "vùng miền nào" dễ gây đụng chạm tới người địa phương?

  1. Văn hóa

"Ăn rau maz phá đường tàu", "Dân hai ngón", ... và những câu tương tự khác có thể dẫn tới cuộc chiến "đẫm máu". Vậy nó xuất phát từ đâu, ý nghĩa là gì và có đúng là bản chất đặc trưng cho người dân đó không? Anh em cho thêm các sưu tầm và cắt nghĩa giúp.

Từ khóa: 

câu nói vùng miền

,

văn hóa

Theo mình được nghe kể thì nghĩa của câu "Ăn rau maz phá đường tàu" như sau:

1, Câu chuyện thứ nhất: Ngày xưa, khi Pháp xâm chiếm nước ta, khai thác tài nguyên, vơ vét sản vật của ta. Để dễ dàng vận chuyển chúng xây dựng đường sắt. Người dân Thanh Hóa căm thù giặc sâu sắc nên đã tổ chức phá đường sắt. Quan huyện vốn là người yêu nước khi bị Pháp truy hỏi vì sao đường sắt xây mãi không xong, quan bèn lên tiếng bao che cho người dân: “Dân khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu vừa nhiều, non và ngon nhất. Dân tôi không cố ý đâu ạ”.

2, Câu chuyện thứ hai: Thời kháng chiến chống pháp. Người Thanh Hóa gian khổ phải ăn cây rau má cầm hơi nhưng vẫn luôn giữ vững tinh thần chiến đấu phá đường tàu Pháp để lấy sắt rèn đao, kiếm, súng ống phục vụ cho kháng chiến.

=> Vì vậy câu nói "Ăn rau maz phá đường tàu" của người dân Thanh Hóa là sự ca ngợi người dân xứ Thanh với tấm lòng yêu nước thiết tha, dù khổ cực vất vả phải ăn rau má thay cơm vẫn hiên ngang, anh dũng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm.

Còn "Dân hai ngón" mình hay nghe mọi người nhắc đến người dân Nam Định. Như chúng ta đã biết, Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có rất nhiều người tài giỏi sinh ra và lớn lên tại đây như Trường Chinh, Trần Quốc Tuấn....

Còn biệt danh 2 ngón có thể là do người dân hay chụp ảnh giơ 2 ngón tay lên nên mọi người mới đặt biệt danh như vậy.

KL: Ở đâu cũng có người này, người nọ nên hãy nhìn nhận và đánh giá vùng miền theo hướng tích cực hơn thay vì chỉ trích các vùng miền nhé các bạn.

Trả lời

Theo mình được nghe kể thì nghĩa của câu "Ăn rau maz phá đường tàu" như sau:

1, Câu chuyện thứ nhất: Ngày xưa, khi Pháp xâm chiếm nước ta, khai thác tài nguyên, vơ vét sản vật của ta. Để dễ dàng vận chuyển chúng xây dựng đường sắt. Người dân Thanh Hóa căm thù giặc sâu sắc nên đã tổ chức phá đường sắt. Quan huyện vốn là người yêu nước khi bị Pháp truy hỏi vì sao đường sắt xây mãi không xong, quan bèn lên tiếng bao che cho người dân: “Dân khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu vừa nhiều, non và ngon nhất. Dân tôi không cố ý đâu ạ”.

2, Câu chuyện thứ hai: Thời kháng chiến chống pháp. Người Thanh Hóa gian khổ phải ăn cây rau má cầm hơi nhưng vẫn luôn giữ vững tinh thần chiến đấu phá đường tàu Pháp để lấy sắt rèn đao, kiếm, súng ống phục vụ cho kháng chiến.

=> Vì vậy câu nói "Ăn rau maz phá đường tàu" của người dân Thanh Hóa là sự ca ngợi người dân xứ Thanh với tấm lòng yêu nước thiết tha, dù khổ cực vất vả phải ăn rau má thay cơm vẫn hiên ngang, anh dũng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm.

Còn "Dân hai ngón" mình hay nghe mọi người nhắc đến người dân Nam Định. Như chúng ta đã biết, Nam Định là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có rất nhiều người tài giỏi sinh ra và lớn lên tại đây như Trường Chinh, Trần Quốc Tuấn....

Còn biệt danh 2 ngón có thể là do người dân hay chụp ảnh giơ 2 ngón tay lên nên mọi người mới đặt biệt danh như vậy.

KL: Ở đâu cũng có người này, người nọ nên hãy nhìn nhận và đánh giá vùng miền theo hướng tích cực hơn thay vì chỉ trích các vùng miền nhé các bạn.

Tôi không muốn đi sâu phân tích các câu ví dụ của bạn, nhưng muốn nói về cái nguyên nhân xuất hiện nói chung của chúng.

Tôi nghĩ trước tiên nó liên quan đến tư tưởng "bầy đàn" của con người. Và người ta có xu hướng ghép mình vào một nhóm nào đó, cái này trong tiếng Anh là "identity" (nhận dạng). Theo kiểu "tôi cho rằng đây là nhóm mà tôi thuộc về". Nó có thể là vùng miền, nó có thể là dựa trên trường lớp đã học, nó có thể là giàu nghèo, nó có thể là màu da, cũng có thể là dân tộc hoặc đất nước.

Có một bài viết khá hay về chủ đề này của Paul Graham (một nhà khoa học máy tính nổi tiếng): Keep your identity small

Các bạn có thể bỏ qua bài viết đó, tôi nói luôn ý tưởng của mình.

Một là mỗi người tự nhận mình thuộc một nhóm nào đó.

Hai là họ thảo luận trong nhóm của mình về một nhóm khác.

Tiếp theo là ai đó đưa ra cái định kiến về nhóm khác, các thành viên trong nhóm này có thể đồng ý hoặc không.

Nếu có sự đồng tình của cả nhóm, thì định kiến từ một người lan ra thành định kiến của cả nhóm.

Cuối cùng là nếu ai đó tự nhận mình cùng thuộc nhóm đó thì phải có cùng định kiến có sẵn của nhóm (là ghét nhóm kia), nếu không họ sẽ bị cô lập.

Như vậy, mỗi người đều có xu hướng nhận diện mình thuộc nhóm nào đó, và đặt mình (thông qua cái nhận diện nhóm người kia) làm trung tâm của vũ trụ, rồi lôi kéo những người khác cùng nhận diện và hành động giống như mình.

Một trong những ví dụ rất phản cảm với nhiều người Việt sống ở hải ngoại là khi nhận định "người VN yêu nước là phải yêu Đảng". Tôi không nói nhận định này là đúng hay sai, là đáng bàn hay không, tôi chỉ muốn nói cái thực tế không thể tránh khỏi mà thôi.

Muốn bỏ những câu nói gây đụng chạm, tôi nghĩ cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía, để loại bỏ đi cái suy nghĩ "thuộc về bầy đàn" đó. Đôi khi việc này là không thể, nên chúng ta cần làm quen với nó thôi.

Vùng miền nào chẳng có cái đặc trưng của nó vậy nên đừng có nghĩ vùng miền của mình không xấu và cũng không nên lấy cái đó ra chê bai người ta gây mất đoàn kết.điều này ở quốc gia khác có thể vi phạm luật phân biệt chủng tộc.tự mình hại mình là điều chúng ta rất thích làm ở VN.hi tôi nghĩ vậy
Nguồn gốc bạn xuất xứ của việc này bạn có thể hiểu là ko giống tôi thì tôi gét.hi
Mình có nghe người Nghệ An bị gọi là dân cá gỗ.