Những kiến thức toán học phức tạp có thể áp dụng vào trong đời sống không?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Từ khóa: 

toán học

,

ứng dụng thực tiễn

,

hỏi xoáy đáp hay

Một trong những động lực phát triển của ngành toán từ xưa đến nay theo mình là xuất phát từ lòng tham, sự tò mò muốn khám phá, hiểu biết hơn về thế giới. Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến cũng có hệ số đếm, có số pi, có cộng trừ nhân chia, thậm chí có các định lý cơ bản như Pytago (chắc là xuất phát từ nông nghiệp), định lý dư số Trung Hoa (từ việc phân chia binh sĩ), và các công thức giúp triều đình tính sưu thuế nhanh hơn... Nhưng chính người phương Tây đã đẩy toán học nói riêng và khoa học nói chung phát triển mạnh mẽ như ngày nay, cũng vì họ dám dong buồm đi vòng quanh thế giới, nửa đêm ngước mắt nhìn trời mà dám đặt câu hỏi mặt trăng cách ta bao xa... Khao khát về sự chính xác, đầy đủ, tổng quát, đã dẫn đến sự hình thành một thứ toán học với các ký hiệu rạch ròi, nghiêm ngặt, nhưng cũng cao siêu khó hiểu. Nhờ bước hình thức hóa thành ngôn ngữ kí hiệu, mà toán có năng lực miêu tả và suy diễn hơn hẳn ngôn ngữ tự nhiên. Và quyền năng của toán cũng chính là lý do khiến người ta coi thường nó. Một khi đã được các nhà toán học chứng minh là đúng, thì cứ thế mà đem ra xài, cả ngàn đời sau nó vẫn đúng. Nhà toán học, nhà vật lý cùng nhiều ngành khác đã xây dựng nền tảng cho một xã hội cơ giới, hiện đại, ở đó tính hiệu quả và chính xác được đặt lên hàng đầu. Một cá nhân sống dựa vào những thứ đó, dĩ nhiên không cần hiểu vẫn có thể sống được. Nếu các định luật số nguyên tố cần được chứng minh lại mỗi khi bạn đặt mật khẩu cho tài khoản facebook của bạn, thì có lẽ con người bây giờ vẫn còn đang loay hoay với trâu cày và xe ngựa.

Đúng vậy, bạn ko cần các kiến thức toán phức tạp trong đời sống hằng ngày. Nếu có lúc hiếm hoi nào đó cần đến, thì cũng có thể hỏi ai đó xung quanh bạn. Còn cái chuyện rèn luyện tư duy, thì thật ra ko cần lắm, chỉ cần chơi mấy game giải đố hoặc làm mấy bài toán logic là được rồi, ko cần phải học vi phân tích phân.

Nhưng mà có một thứ toán mình nghĩ bạn nên học, đó là xác suất và thống kê. Tin tức báo chí ngày nay đầy rẫy các con số thống kê, nếu đọc mà ko hiểu thì cũng giống như người mù vậy. Toán trong kinh tế và mấy ngành xã hội cũng phần nhiều là thống kê. Vả lại, ngôn ngữ (tức các khái niệm, ký hiệu) của toán thống kê rất gần với ngôn ngữ tự nhiên, chứ ko quá trừu tượng như đại số hay giải tích...

Chúc bạn học vui :D

Trả lời

Một trong những động lực phát triển của ngành toán từ xưa đến nay theo mình là xuất phát từ lòng tham, sự tò mò muốn khám phá, hiểu biết hơn về thế giới. Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến cũng có hệ số đếm, có số pi, có cộng trừ nhân chia, thậm chí có các định lý cơ bản như Pytago (chắc là xuất phát từ nông nghiệp), định lý dư số Trung Hoa (từ việc phân chia binh sĩ), và các công thức giúp triều đình tính sưu thuế nhanh hơn... Nhưng chính người phương Tây đã đẩy toán học nói riêng và khoa học nói chung phát triển mạnh mẽ như ngày nay, cũng vì họ dám dong buồm đi vòng quanh thế giới, nửa đêm ngước mắt nhìn trời mà dám đặt câu hỏi mặt trăng cách ta bao xa... Khao khát về sự chính xác, đầy đủ, tổng quát, đã dẫn đến sự hình thành một thứ toán học với các ký hiệu rạch ròi, nghiêm ngặt, nhưng cũng cao siêu khó hiểu. Nhờ bước hình thức hóa thành ngôn ngữ kí hiệu, mà toán có năng lực miêu tả và suy diễn hơn hẳn ngôn ngữ tự nhiên. Và quyền năng của toán cũng chính là lý do khiến người ta coi thường nó. Một khi đã được các nhà toán học chứng minh là đúng, thì cứ thế mà đem ra xài, cả ngàn đời sau nó vẫn đúng. Nhà toán học, nhà vật lý cùng nhiều ngành khác đã xây dựng nền tảng cho một xã hội cơ giới, hiện đại, ở đó tính hiệu quả và chính xác được đặt lên hàng đầu. Một cá nhân sống dựa vào những thứ đó, dĩ nhiên không cần hiểu vẫn có thể sống được. Nếu các định luật số nguyên tố cần được chứng minh lại mỗi khi bạn đặt mật khẩu cho tài khoản facebook của bạn, thì có lẽ con người bây giờ vẫn còn đang loay hoay với trâu cày và xe ngựa.

Đúng vậy, bạn ko cần các kiến thức toán phức tạp trong đời sống hằng ngày. Nếu có lúc hiếm hoi nào đó cần đến, thì cũng có thể hỏi ai đó xung quanh bạn. Còn cái chuyện rèn luyện tư duy, thì thật ra ko cần lắm, chỉ cần chơi mấy game giải đố hoặc làm mấy bài toán logic là được rồi, ko cần phải học vi phân tích phân.

Nhưng mà có một thứ toán mình nghĩ bạn nên học, đó là xác suất và thống kê. Tin tức báo chí ngày nay đầy rẫy các con số thống kê, nếu đọc mà ko hiểu thì cũng giống như người mù vậy. Toán trong kinh tế và mấy ngành xã hội cũng phần nhiều là thống kê. Vả lại, ngôn ngữ (tức các khái niệm, ký hiệu) của toán thống kê rất gần với ngôn ngữ tự nhiên, chứ ko quá trừu tượng như đại số hay giải tích...

Chúc bạn học vui :D

Bạn có thể hiểu đơn giản là khi bạn đi tập gym bạn không áp dụng việc nâng tạ vào đời sống nhưng bạn sẽ tận dụng sức mạnh có được từ việc tập Gym là thứ bạn sẽ sử dụng. Tương tự áp dụng vào trường hợp của toán học bạn không dùng đến nguyên hàm, đạo hàm nhưng bạn sử dụng những tư duy logic bạn học được để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tế

Có thể khẳng định là không nhé. Cuộc sống thường ngày chỉ cần biết cộng trừ nhân chia là gần như đủ sống rồi. Nên những cái đạo hàm, tích phân, lượng giác, số phức,............... đó hoàn toàn không cần thiết. 

Có mà đợi bạn áp dụng xong cái phươg trình vs vẽ xong cái biểu đồ trước khi quyết định mua lạng thịt hay mớ rau thì chỉ còn cái nịt nhé :v